Nợ công Nhật Bản

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 31)

20

Nhật Bản từ lâu đã luôn tồn tại một mức nợ công cao. Tỷ lệ nợ công từ giữa thập niên 90 không ngừng gia tăng và vượt xa so với các quốc gia phát triển khác trong khối OECD. Tính đến năm 2010, nợ công Nhật Bản đã xấp xỉ 200% GDP. Mức nợ công này nhiều hơn hai lần con số 90% GDP mà các nhà kinh tế học đã cảnh báo về ngưỡng nợ nguy hiểm.

Hình 1.4: Nợ chính phủ tại một số quốc gia trong khối OECD 1995 – 2010 (% GDP)

Nguồn: OECD Statistics

Khối lượng nợ khổng lồ của Nhật Bản bắt nguồn từ việc gia tăng thâm hụt ngân sách nhằm phục hồi nền kinh tế do bong bóng tài sản những năm 1990s, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hàng loạt thiên tai phải hứng chịu. Ngoài ra, Nhật Bản cũng thực thi hàng loạt chính sách giảm thuế vào cuối thập niên 1990s, gia tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội.

Hình 1.5: Tổng chi tiêu, nguồn thu từ thuế và trái phiếu chính phủ của Nhật Bản 1975-2010 (nghìn tỉ Yên)

Nguồn: Ministry of Finance, Japan (2009)

Tuy nhiên, Nhật Bản chưa bao giờ phải lo lắng về vấn đề nợ công của mình. Lý do là thặng dư vốn trên toàn quốc gia. Hầu hết trái phiếu chính phủ do các nhà đầu tư nội địa nắm

21

giữ, lãi suất ổn định. Theo báo cáo của Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (2011) thì khối lượng dự trữ trực tiếp trái phiếu chính phủ của khu vực các hộ gia đình vào khoảng 33 tỉ yên, chiếm 2.2% trong tổng số tài sản tài chính; khối lượng tiền gửi từ các hộ gia đình được dùng để đầu tư vào khu vực tài chính công thông qua các tổ chức tài chính là khá lớn.

Hình 1.6: Lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Hy Lạp 1998-2011 (%)

Nguồn: OECD Statistics

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)