III – Tiến trình bài dạy:
1. Nạp hệ điều hành
- Nạp HĐH để có thể làm việc được với máy tính.
- Nạp HĐH cần có: đĩa khởi động - đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành.
GV: Em hãy cho biết nạp HĐH để làm gì và để nạp được HĐH cần có điều kiện gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận
GV: Hãy cho biết khi nạp HĐH thứ tự ưu tiên nạp sẽ như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm khác nhau giữa các cách nạp hệ điều hành
GV: Hãy cho biết 3 cách trên có gì khác nhau và dùng trong những trường hợp nào?
HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận
Cách 1: Bật nguồn – nhấn nút POWER
Phương pháp này được gọi là nạp nguội và áp dụng trong hai trường hợp:
- Lúc bắt đầu làm việc, khi máy còn chưa bật.
- Máy bị treo khi làm việc, hệ thống không tiếp nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset.
Lưu ý: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết mới nạp hệ điều hành bằng cách tắt nguồn rồi bật lại
Cách 2: Nhấn nút RESET
Cách này thực hiện trong trường hợp hệ thống bị treo và máy có nút Reset.
Lưu ý: Hệ thống bị treo khi đang làm việc, việc nạp lại hệ điều hành bằng một trong hai cách trên có thể gây ra lỗi đĩa từ, vì vậy hệ thống sẽ kiểm tra lại toàn bộ đĩa trước khi nạp hệ điều hành và việc kiểm tra đĩa mất khá nhiều thời gian.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT +
DELETE
Cách này được sử dụng khi hệ thống đang thực hiện một chương trình nào đó và bị lỗi nhưng bàn phím chưa bị phong toả, tức là hệ thống vẫn tiếp nhận tín hiệu từ bàn phím.
Lưu ý: Trong các hệ điều hành Windows 2000/XP, việc nhấn tổ hợp phím này thường mở hộp thoại Windows Task Manager. Khi đó ta có thể chọn tên chương trình bị lỗi rồi nháy chuột chọn End Process.
GV: Hướng dẫn học sinh nạp hệ điều hành
HS: Thực hiện theo yêu cầu
GV: Theo dõi hướng dẫn bổ sung
IV – Củng cố:
Thực hiện lại thao tác nạp hệ điều hành V – Bài về nhà:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi sau bài học.
Ngày giảng Lớp Sĩ số
Tiết 26
§ 12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH(Tiết 2) I – Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết có hai cách làm việc với hệ điều hành
2. Kĩ năng: Giao tiếp được với máy tính bằng cả hai cách: Sử dụng các lệnh và
sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra dưới dạng bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ chứa hộp thoại.
3. Thái độ : Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một máy tính (nếu có). 2. Học sinh: học bài cũ, đọc trước bài mới.
III – Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết các cách nạp hệ điểu hành, các cách đó khác nhau như thế nào?
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm việc với hệ điều hành
GV: Hệ điều hành và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc. Hệ thống yêu cầu cung cấp thông tin, thông báo cho người dùng biết kết quả thực hiện chương trình hoặc các bước thực hiện, các lỗi gặp khi thực hiện chương trình, hướng dẫn các thao tác cần hoặc nên thực hiện trong từng trường