Các hệ điều hành UNIX và Linu

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 11 (Trang 101)

II – Đồ dùng dạy học:

3. Các hệ điều hành UNIX và Linu

- Hệ điều hành UNIX do Ken Thompson và Dennis Ritchie xây dựng từ những năm 1970.

GV: Nét đặc biệt của UNIX là đến 90% các môđun của hệ thống được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao C, vì vậy có thể dễ dàng thay đổi, bổ sung để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể hoặc chuyển đổi từ loại máy này sang loại máy khác có hệ lệnh không giống nhau. Một mặt, tính chất này đã làm cho UNIX được triển khai ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy khác nhau và hệ thống trở nên mạnh hơn, linh hoạt hơn. Mặt khác, nó làm cho các phiên bản khác nhau của UNIX có quá nhiều sự khác biệt cơ bản mất tính kế thừa và đồng bộ. Vì vậy, từ những năm tám mươi của thế kỉ XX về sau, người ta đã đề xuất một loạt các chuẩn cho việc xây dựng UNIX.

GV: Trên cơ sở của UNIX, năm 1991 Linus Torvalds (người Phần Lan), khi còn là sinh viên, đã phát triển một hệ điều hành mới cho máy tính cá nhân gọi là Linux

GV: Em hãy cho biết đặc trưng của HĐH linux

HS: Trả lời câu hỏi GV: Tổng hợp

- Một số nét đặc trưng cơ bản của UNIX là:

• UNIX là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng;

• Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

• Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

. Từ HĐH Unix Linus Torvalds đã xây dựng HĐH Linux

- Linux cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao.

- Linux phát triển có tính mở nên không thể có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất. Mặt khác, còn ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux so với trên Windows nên việc sử dụng Linux còn bị hạn chế.

IV. Củng cố.

- Nhắc lại đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành thông dụng

V. Bài về nhà.

- Trả lời các câu hỏi (SGK.Tr 87)

Ngày giảng Lớp Sĩ số

Tiết 34: ÔN TẬP

I – Mục tiêu:

Ôn tập lại kiến thức đã học trong học kỳ I để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I.

II – Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng dạy học

- Học sinh: vở ghi bài; sách giáo khoa; chuẩn vị trước bài ôn tập.

III – Hoạt động dạy – học:

1. ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Ôn tập lại phần trọng tâm của chương 1.

GV: Hướng dẫn học sinh nội dung cần ôn tập.

HS: Ôn lại kiến thức

GV: Gọi một số học sinh trả lời một số câu hỏi trong kiến thức bài 2, 3, 4. HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Nhận xét, đánh giá.

I. Lý thuyết:

§ 2. Thông tin và dữ liệu

- Khái niệm thông tin, dữ liệu, đơn vị đo lượng thông tin, các loại đơn vị đo thông tin khác.

- Các dạng thông tin: có mấy dạng thông tin và được chia thành mấy loại?

- Mã hoá thông tin trong máy tính.

- Biểu diễn thông tin trong máy tính: thông tin loại số, thông tin loại phi số.

§ 3. Giới thiệu về máy tính

- Khái niệm hệ thống tin học

- Sơ đồ cấu trúc máy tính

- Chức năng các bộ phận của máy tính

§ 4. Bài toán và thuật toán

- Khái niệm: bài toán, thuật toán

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành

GV: Nhắc lại thao tác khởi động máy tính và yêu cầu học sinh thực hành HS: Thực hành

GV: Yêu cầu học sinh tạo thư mục, tệp và các thao tác sao chép, di chuyển, xoá,.... tệp/thư mục

HS: Thực hành

GV: Quan sát, nhận xét

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác ra khỏi hệ thống

HS: Thực hiện theo yêu cầu

II. Thực hành:

§ 11. Tệp và quản lý tệp

- Khái niệm tệp

- Cách đặt tên tệp trong MS DOS và trong Windows.

- Cây thư mục, đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.

- Các thao tác với tệp và thư mục

§ 12. Giao tiếp với HĐH

- Các cách nạp HĐH.

- Cách làm việc với HĐH

- Các cách ra khỏi HĐH.

IV. Củng cố.

- Hệ thống lại các nội dung chính cần ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ I.

V. Bài về nhà.

- Làm đề cương ôn tập phần lý thuyết.

KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: TIN HỌC LỚP 10

(Năm học 2006 – 2007) 1 – Mục tiêu đánh giá:

Đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ I;

2 – Ma trận đề.

Nhận biết Câu 2

Thông hiểu Câu 1 Câu 2

Vận dụng Câu 3

3 – Nội dung kiểm tra:

Câu 1: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 1.1. Việc nào sau đây có thể làm khi tệp đang mở?

A. Xem nội dung tệp C. Tạo tệp khác trong tệp.

B. Xoá tệp. D. Đổi tên tệp.

1.2. Máy tính giao tiếp với con người thông qua

A. lệnh C. Cả hai cách trên

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 11 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w