Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 11 (Trang 61)

- Nhắc lại về phần mềm máy tính và một số ứng dụng của tin học V Bài về nhà:

3.Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.

GV: Em hãy cho biết các mặt hoạt động chính của xã hội hiện nay? HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Kết luận

2. Xã hội tin học hoá.

- Các mặt hoạt động chính của xã hội trong thời đại tin học hoá sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính, các hệ thống thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ của một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

- Cùng với việc phát triển các phương tiện kỹ thuật hiện đại có hàm lượng tin học ngày càng cao, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.

GV: Chúng ta đang sống trong thời đại xã hội tin học hoá, vậy em đã biết thế nào là có văn hoá trong xã hội tin học hoá, pháp luật quy định những gì trong xã hội tin học hoá?

HS: Trả lời câu hỏi. GV: Tổng hợp, kết luận

3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá. học hoá.

- Sống trong xã hội tin học hoá con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội.

GV: Một HS tự ý chơi Game trong giờ thực hành Tin học thì có văn hoá hay không?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Những hành động như truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus vào mạng,... đều được coi là phạm tội

GV: Về lĩnh vực pháp luật nước ta đã có những văn bản pháp lí như luật Giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kì họp tháng 12 năm 2005. Trước đó, ngày 13/1/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự. Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hoá phẩm độc hại.

- Xã hội có những quy định và điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phá hoại thông tin.

IV . Củng cố:

- Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội là rất lớn.

- Một xã hội tin học hoá sẽ phát triển hơn nhiều lần so với một xã hội chưa đưa tin học vào trong xã hội.

- Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.

V . Bài về nhà:

- Học bài cũ.

- Trả lời các câu hỏi sau bài học. - Chuẩn bị cho tiết học sau: bài tập

Ngày giảng Lớp Sĩ số

Tiết 21:Bài tập

I . Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã hạoc ở các §5, 6, 7, 8, 9

II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: học bài cũ

III . Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Nội dung bài mới : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về ngôn ngữ lập trình

GV: Đưa ra yêu cầu HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, tổng hợp

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách bài tập

1. Ngôn ngữ lập trình:

- Có mấy loại ngôn ngữ lập trình? Đó là những loại nào?

- Chương trình dịch dùng để làm gì?

Hoạt động 2: Ôn lại các bước giải bài toán trên máy tính điện tử

GV: Đưa ra yêu cầu HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, tổng hợp

2. Giải bài toán trên máy tính:

- Giải bài toán trên máy tính phải trải qua những bước nào?

- Sau khi giải bài toán ta thu được sản phẩm là gì?

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách bài tập

Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức về phần mềm máy tính và những ứng dụng của tin học

GV: Đưa ra yêu cầu HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, tổng hợp

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách bài tập

3. Phần mềm máy tính: - Phần mềm máy tính là gì?

- Có những loại phần mềm máy tính nào? - Một phần mềm ứng dụng mà không có phần mềm hệ thống thì có hoạt động được không?

4. Những ứng dụng của tin học (SGK).

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự thay đổi của xã hội trong thời đại tin hoá

GV: Đưa ra yêu cầu HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, tổng hợp

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách bài tập

5. Tin học và xã hội.

- ảnh hưởng của tin học đối với đời sống xã hội là nhiều hay ít? Giải thích?

- Thế nào là xã hội tin học hoá?

- Thế nào là có văn hoá trong xã hội tin học học hoá? Pháp luật quy định những gì trong xã hội tin học hoá?

IV. Củng cố:

- Nhắc lại những kiến thức trọng tâm trong từng bài để học sinh ghi nhớ V. Bài về nhà:

Ngày giảng Lớp Sĩ số

CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiết 22. §10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

I – Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm hệ điều hành. Nhận thức đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành. - Biết các chức năng và thành phần của hệ điều hành.

2. Kĩ năng:

- Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của hệ điều hành để có trách nhiệm bảo vệ hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 11 (Trang 61)