Sản phẩm thu được của việc giải một bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính.
thu được một sản phẩm chính đó là Phần mềm máy tính.
GV: Vậy ta có những loại phần mềm máy tính nào?
GV: Một máy tính cá nhân dù đơn giản thì cũng gồm đủ các bộ phận tối thiểu: có bộ xử lí trung tâm, có màn hình, bàn phím và đặc biệt phải có một bộ chương trình để giúp ta giao tiếp được với phần cứng. Chương trình đó do nhà cung cấp máy cài đặt sẵn gọi là hệ điều hành và đó chính là phần mềm hệ thống.
GV: Vậy phần mềm hệ thống là gì? HS: Trả lời câu hỏi.
1. Phần mềm hệ thống.
Phần mềm hệ thống là các chương
trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy và tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
Ví dụ: hệ điều hành có chức năng
điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. Đó là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
GV: Chúng ta đã gặp rất nhiều phần mềm máy tính như: soạn thảo văn bản, xử lí ảnh, trò chơi, quản lí học sinh, lập thời khoá biểu, quản lí chi tiêu cá nhân,... Những phần mềm như thế được gọi là các phần mềm
ứng dụng. Vậy phần mềm ứng dụng
là gì?
HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận.
GV: Phần mềm ứng dụng được chia làm 3 loại phần mềm chính đó là: phần mềm đặt hàng; phần mềm công cụ; phần mềm tiện ích. Em hiểu thế nào về 3 loại phần mềm trên?
HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận.
2. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là phần mềm
máy tính được phát triển để giải quyết những việc thường gặp hàng ngày.
Phần mềm ứng dụng được chia thành các loại sau:
- Phần mềm đặt hàng. Ví dụ: phần mềm quản lí tiền điện thoại của bưu điện, phần mềm kế toán, ...
- Phần mềm công cụ: để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác. Vụ các phần mềm hỗ trợ tổ chức dữ liệu, phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi (debugger),...
- Phần mềm tiện ích: giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn, ví dụ các phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa đĩa hỏng, tìm và diệt virus,...
- Phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không phải của một
người hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ Microsoft Word, WordPerfec, Internet Explorer, Netscape Navigator, AutoCad, Jet Audio ...
Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng của tin học.
GV: Mục tiêu của Tin học là khai thác thông tin có hiệu quả nhất phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người. Do đó ở bất kì lĩnh vực hoạt động nào cần xử lí thông tin thì ở đó Tin học đều có thể phát huy tác dụng.
- Khi trình bày các ứng dụng, giới thiệu các ứng dụng theo các lĩnh vực, quan tâm nhiều hơn đến các ứng dụng trong giáo dục, giải trí.
- Với mỗi lĩnh vực có thể cho HS tự liên hệ và nêu các ví dụ cụ thể trong trường, ở địa phương để minh hoạ thêm, gây hứng thú.
- Không đi sâu về việc xác định phần mềm nào, ứng dụng ở lĩnh vực cụ thể nào.
GV: Gọi một số học sinh kể một số ứng dụng của tin học mà em biết? HS: Trả lời câu hỏi
GV: Tổng hợp cho học sinh ghi