Ý nghĩa của Đạo hiếu trong Lễ Vu Lan

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 66)

7. Kết cấu của luâ ̣n văn

2.2.Ý nghĩa của Đạo hiếu trong Lễ Vu Lan

*Giá trị nhân bản ngày lễ Vu Lan

Trong cuộc sống vật chất ở thế gian, giá trị nhân bản là điều thiêng liêng và cao quý, giá trị ấy ngày nay góp phần quan trọng và thấm nhuần vào mọi mặt của đời sống xã hội. Từ một giá trị nhân văn truyền thống ấy đã tôn vinh ngày lễ Vu Lan ngày nay là một ngày lễ văn hóa mang tính nhân văn chứa những giá trị đạo đức của tình ngƣời chứ không còn phạm vi là một ngày lễ tôn giáo.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, giá trị vật chất và tinh thần ngày đƣợc nâng cao, nhịp sống ngày càng sôi động cũng ít nhiều cuốn đi giá trị văn hóa truyền thống gia đình. Đến lúc mỗi ngƣời chúng ta, mỗi gia đình cần phải

khách quan nhìn nhận để có hành động thiết thực xây dựng văn hóa nhân bản của một gia đình trên cái nôi truyền thống và hiện đại.

Ngƣời Việt chúng ta dù sống nơi đâu cũng luôn coi trọng văn hóa gia đình vì đó là bản sắc văn hóa dân tộc, cũng là nền tảng cơ bản xây dựng gia đình hạnh phúc. Nói đến văn hóa gia đình thì mang nội dung và ý nghĩa rất cao lớn. Đó cũng chính là những gì mọi ngƣời chúng ta cùng nhau tâm huyết xây dựng một mái nhà ấm cúng đƣợc hình thành và gắn bó bởi hôn nhân và huyết thống vun đắp xây dựng bằng cả cuộc đời cho mối quan hệ ruột thịt ngày một bền chặt, cao đẹp, thiêng liêng và trƣờng tồn.

Mỗi ngƣời con Việt chúng ta, dù là bất kỳ ai đang sống ở mọi phƣơng trời nào và đang làm gì vẫn không quên đƣợc những câu ca dao tục ngữ ca ngợi công lao to lớn dƣỡng dục của hai đấng sinh thành, những ngƣời cao cả ấy đã góp phần hun đúc nên một nền văn hóa gia đình bền vững.

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha Biển cả mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không"

Quả thật, nền tảng văn hóa gia đình là yếu tố để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Vì thế, với truyền thống “hộ quốc, an dân” những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật Giáo đã góp phần vào việc xây dựng một xã hội hài hòa đầy tính nhân văn, lễ Vu Lan đã tôn vinh đƣợc vai trò đạo hiếu trong đời sống gia đình là điều cần thiết đối với giới trẻ hiện nay.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày nay giá trị nhân bản ngày lễ Vu Lan càng đƣợc khẳng định sâu sắc trong đời sống dân tộc, là một ngày lễ mang tính tâm linh quan trọng trong đồng bào Phật tử nhƣng cũng là ngày hội văn hóa của toàn dân. Đây cũng chính là dịp để những bổn phận làm con trong gia đình

bày tỏ tấm lòng của mình đối với ông bà, cha mẹ. Dù thời gian có trôi đi, công việc mƣu sinh luôn bận rộn nhƣng mỗi ngƣời con trong gia đình đều luôn giành những lời cầu nguyện chân thành tốt đẹp nhất đến với cha mẹ yêu quý của mình, đấy cũng chính là hình ảnh quen thuộc với mọi ngƣời chúng ta cứ mỗi dịp mùa Vu Lan về.

Nhƣ văn hóa phƣơng Tây có “ngày của mẹ” thì Việt Nam có “ngày lễ Vu Lan” đã gợi lại trong tâm hồn của không ít ngƣời con Việt về một hình ảnh cha mẹ mình suốt đời hy sinh tần tảo đƣợc hiện lại một cách sống động và chân thực nhất. Những giọt mồ hôi và sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ đã giành cho họ đƣợc thức tỉnh và nâng niu nhất. Lễ hội Vu Lan tuy là ngày lễ truyền thống của đạo Phật, nhƣng do giá trị nhân bản đi vào cuộc sống nhân sinh của ngày lễ này mà đối với nhiều nơi trên cả nƣớc cũng đã gần nhƣ trở thành ngày báo hiếu của cả cộng đồng.

Thiết nghĩ, trong thời kỳ kỹ thuật số hiện nay, khi mà bên cạnh những yếu tố tiến bộ của xã hội văn minh, khoa học tiên tiến hiện đại đem lại. Vẫn còn đó sự tác động của không ít những giá trị tiêu cực kéo theo sự suy thoái đạo đức của một bộ phận lớp trẻ, do mặt trái của cơ chế thị trƣờng và quá trình hội nhập đƣa đến, làm cho không ít ngƣời vì xoay tròn trong vòng xoáy mƣu sinh, danh vọng hay chạy theo lợi ích của đồng tiền mà bỏ quên cha mẹ, phụ tình phụ mẫu thì tinh thần tôn trọng, đề cao đạo hiếu ngày lễ Vu Lan của Phật giáo lại càng trở nên có ý nghĩa.

Thế nhƣng, cũng cần phải khẳng định rằng, giá trị đích thực của chữ hiếu không phải đƣợc thể hiện trên những hình thức trống rỗng, mâm cao cổ đầy, khối lƣợng hàng mã đƣợc đốt... Ngƣợc lại, chữ hiếu trong lễ Vu Lan của đạo Phật đƣợc thể hiện ở thái độ biết ơn, lòng tri ân thành kính thật sự và bằng chính những hành động thiết thực của thế hệ con cháu đối với bậc sinh thành, dƣỡng dục. Có nhƣ thế, giá trị chân chính của lễ hội Vu Lan mới đƣợc ghi

nhận và có sức Lan toả, trở thành ngày đạo hiếu của ngƣời con Phật tử và toàn dân tộc.

Với tất cả ý nghĩa mang tính nhân bản sâu sắc nhƣ thế, lễ Vu Lan ngày nay thật sự đi vào tâm thức đời sống văn hóa tâm linh con ngƣời, có thể xem là một ngày tôn vinh văn hóa truyền thống gia đình Việt. Nó không chỉ kết nối mọi gia đình bà con huyết thống ở một đời trong một gia đình, một họ tộc mà còn thắt chặt với nhau bằng cái tình đồng bào, tình nhân loại thông qua mọi thời gian và mọi không gian. Giá trị lớn nhất của lễ Vu Lan là xây dựng đƣợc một thái độ sống, một nếp sống giải thoát tất cả các khổ đau hệ lụy; trên hết là hƣớng tâm đến việc thiết lập hạnh phúc và an lạc trong cuộc sống hiện tại.

*Giá trị giải thoát của lễ Vu Lan

Trong tất cả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau là tối thƣợng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanh trục giá trị thật này. Vu Lan là ngày lễ khiến mỗi tự thân, dù xuất gia hay tại gia đều hƣớng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát mà con ngƣời luôn mong chờ đạt đƣợc. Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của Lễ Vu Lan có những ý nghĩa cao quý mà ngày nay mọi ngƣời thƣờng tâm niệm đến.

Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật đƣợc thể nhập vào đời sống văn hóa nƣớc ta thì lễ Vu Lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc. Vì thế, nhân dân ta, ngƣời theo hay không theo đạo Phật, cứ đến ngày rằm tháng bảy hằng năm, đều có tục lệ lên chùa, sắm sửa chút lễ vật, dâng tấm lòng thành của mình cầu mong cho những ngƣời đã khuất, thoát khỏi cảnh tam đồ, siêu sinh lạc quốc; ngƣời còn sống cởi trói phiền não, thân tâm an lạc, vạn sự an lành:

“Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy, Rằm tháng bảy người quảy khắp nơi”

Rõ ràng, cội rễ của lễ Vu Lan, suy cho cùng, nó phải đƣợc xuất phát từ cái tình ngƣời, từ tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Chính đức

Phật cũng từng chỉ dạy “Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong vòng sống tƣơng tục, mãi hoài”. Đạo lý của dân tộc Việt Nam là “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”. Do đó, ta chẳng ngạc nhiên gì, ca dao Việt Nam, cũng đã ghi nhận về sự sinh hoạt 12 tháng của dân tộc ta, đã dành một tháng bảy âm lịch để nói về công hạnh lễ Vu Lan và ảnh hƣởng của ngày lễ này đối với truyền thống tín ngƣỡng văn hóa của dân tộc nhƣ là đạo lý sống của ngƣời dân Việt. Đây là thái độ sống biết rõ cội rễ của con ngƣời trong ý nghĩa tồn tại và phát triển, đều phải đƣợc xuất phát tâm hiếu, mang thực tính yêu thƣơng, đầy bao dung, tha thứ, vô ngã, vị tha trong dòng sống tƣơng tục này. Thế nên, ta mới biết tự mình thƣơng thân mình nhƣ thế nào thì mới biết thƣơng thân ngƣời khác nhƣ thế ấy. Tại đây, mọi giá trị yêu thƣơng “thật” của con ngƣời mới đƣợc hiển lộ qua thái độ, quan điểm sống của mọi cá nhân hiện hữu, trong cuộc sống vốn luôn biến động không ngừng.

Do lễ Vu Lan đƣợc nhân dân ta nhìn nhận là ngày lễ hội văn hóa tình ngƣời, nên nó đƣợc truyền thông cho sự kết nối yêu thƣơng giữa Tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời, vô thỉ vô chung với con cháu đời này, đời sau; giữa quá khứ, hiện tại và tiếp nối tƣơng lai của ngƣời còn và kẻ mất trong dòng sống tƣơng tục. Đứng nhƣ văn chƣơng dân gian truyền tụng:

“Cha già là Phật Thích Ca, Mẹ già là như thể Phật bà Quan Âm

Nhớ ngày Xá tội vong nhân Lên chùa lễ Phật đền ơn sinh thành”

Vì vậy, ngày lễ Vu Lan còn có ý nghĩa nhân văn thiêng liêng với tên gọi là ngày “Xá tội vong nhân”. Vào ngày này, bất luận là ai, ngƣời ta cũng hƣớng tâm cầu nguyện cho mọi ngƣời quá vãng đƣợc siêu sinh lạc quốc, thoát khỏi tam đồ địa ngục. Theo triết lý Duyên khởi, thì ngày này càng có ý nghĩa hơn khi ngƣời ta càng thực hành và thể hiện tâm hiếu hạnh đối với cha mẹ, anh em, bà con quyến thuộc, bằng hữu và những ngƣời xung quanh mình

trong thái độ sống tri ân và biết ân. Thông qua các giá trị huyền sử của sự tích Vu Lan, đƣợc bắt nguồn từ việc báo hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên, câu chuyện muốn cảnh thức ngƣời nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, chịu thống khổ cũng giống nhƣ ngƣời bị treo ngƣợc. Thế nên, mỗi lần nghĩ đến công ơn sinh thành cha mẹ, hoặc những ngƣời đã từng cứu độ mình, khi mùa Vu Lan đến là họ lên chùa nguyện cầu Tam bảo, cùng với chƣ Tăng khấn nguyện cho các vị tiền nhân, cha mẹ ông bà, ngƣời thân quá vãng ra khỏi điạ ngục, thoát cảnh bị treo ngƣợc. Đối với cha mẹ hiền tiền, thân bằng quyến thuộc, ngoài việc phụng dƣỡng vật chất, báo đáp ân sinh thành dƣỡng dục, còn phải biết hƣớng dẫn cha mẹ và mọi ngƣời hƣớng tâm đến Tam bảo, thực thi hạnh trong ý nghĩa kết nối yêu thƣơng và hiểu biết, khoan dung và độ lƣợng từ điểm nhìn của giá trị hạnh phúc tình ngƣời.

Ngày Vu Lan cũng là ngày kết thúc ba tháng an cƣ kiết hạ, đƣợc mệnh danh là ngày Tăng tự tứ. Tự Tứ là dịch nghĩa chữ Phạn Pravàrana, phiên âm là Bát – hòa – la, dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là mỗi Tỳ kheo sau ba tháng an cƣ, tịnh giới, trau dồi giới đức phải tự mình phát lồ sám hối; hoặc nhờ các vị đồng phạm hạnh nếu thấy, nếu nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi thì chỉ bảo để nƣơng theo đó mà sám hối sửa đổi những sai lầm. Đây là việc làm hết sức cao quý trong ngày tự tứ của chƣ Tăng. Điểm đáng nói là trong ngày lễ này, các Tỳ kheo tự thân cầu ngƣời khác chỉ lỗi cho mình và mình phải đối trƣớc Tăng mà thƣa “Thƣa đại đức, hôm nay chúng tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà đại đức thấy, nghe, nghi xin đại đức thƣơng xót chỉ cho, nếu tôi thấy phạm thì xin nhƣ pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không oán trách gì đại đức hết”. Nhƣ vậy, đây chính là ý nghĩa mong cầu giải thoát, mong cầu đƣợc thanh tịnh sau tự mình phát lộ và sẵn sàng sửa đổi lỗi lầm, tội lỗi.

Và nhƣ thế, ngày tự tứ có ý nghĩa mong cầu giải thoát hệ lụy khổ đau, do ngƣời khác chỉ ra từ các lỗi mình đã tạo. Nó cũng khẳng định sức mạnh

của niềm tin của mỗi vị Tăng trên bƣớc đƣờng tu học giải thoát. Một mặt, nó thiết lập lòng tự tín đối với chính tự thân mỗi hành giả, tin mình đã thăng tiến đạo hạnh, tin mình thành tựu công đức giải thoát sau ba tháng tinh tu tam nghiệp. Mặt khác, nó cũng làm cho hành giả khởi lên niềm tin giải thoát đối với các vị đồng phạm hạnh là những ngƣời thanh tịnh, thăng chứng đạo hạnh, có tâm vị tha, tâm bao dung, độ lƣợng để chỉ bảo cho mình các lỗi lầm còn mắc phải. Nhờ vậy, tự thân mỗi hành giả sau ba tháng an cƣ giới đức thanh tịnh, định nghiệp tăng trƣởng, trí tuệ khai mở. Trên hết là đại chúng hòa hợp, thanh tịnh; chánh pháp đƣợc trƣờng tồn.

Cũng trong ngày lễ tự tứ này, mà chúng Tăng, mỗi ngƣời thụ giới an cƣ mãn hạ đƣợc nhận thêm một tuổi đạo, nên ngày này còn đƣợc gọi là ngày “Tăng thọ tuế”. Theo luật Phật chế, hàng xuất gia tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là, năm nào vị Tỳ kheo đó có an cƣ kiết hạ trọn vẹn mới đƣợc Tăng già công nhận một tuổi hạ. Do đó, ngày này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chƣ Tăng. Bởi vì, nó minh định, khẳng định cho sự thành tựu đạo nghiệp của vị thầy xuất gia học đạo, tu đạo và chứng đạo trong lộ hình hƣớng tâm cầu giải thoát. Ngày Tăng thọ tuế cũng là ngày tết của chƣ Tăng, ngày chƣ Tăng đƣợc tính thêm tuổi đạo, có giá trị khác hẳn với tuổi đời. Tuổi đời thì đƣợc tính theo thời gian năm tháng của năm; còn tuổi hạ thì đƣợc Giáo hội Tăng già công nhận do sự kết tinh những công đức tu tập, sự tinh chuyên tu trì giới định tuệ trong ba tháng an cƣ mà chứng đắc, mà sở ngộ của mỗi hành giả. Nhờ công đức này mà hội chúng đƣợc an lạc, giáo pháp từ đó mà đƣợc xiển minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng, ngày Vu Lan cũng là còn đƣợc gọi là ngày “Phật hoan hỷ”. Suy cho cùng, các đệ tử đã thực thi lời Phật dạy, giữ đúng truyền thống Phật chế, trau dồi thân tâm ba tháng, tịnh tu tam nghiệp, thành tựu mục đích tối thƣợng mà Phật mong mỏi. Hơn nữa, ngày này là ngày kết tinh mọi thành tựu giải thoát đã nói trên. Sau ba tháng kiết hạ, chúng Tăng nhờ vậy mà thành tựu công đức thù thắng. Chƣ Phật mƣời phƣơng vô cùng hoan hỷ. Không ai khác

hơn, Tăng bảo là một trong ba ngôi Tam bảo, thay Phật truyền bá Chánh pháp ở giữa thế gian này. Giới tại gia cũng nhân ba tháng này mà nƣơng vào chƣ tăng tu học, hộ trì Tam bảo mà thành tựu thiện pháp, bao nhiêu nghiệp chƣớng đƣợc tiêu trừ, thân tâm đƣợc an lạc. Trên hết, mọi ngƣời đến với nhau bằng cả tâm hiếu, hạnh hiếu để kết nối sự yêu thƣơng, xoa tan hận thù, và chung sống với nhau bằng sự hòa bình, bình đẳng, hạnh phúc thật sự.

Với tất cả ý nghĩa giải thoát nhƣ thế, lễ Vu Lan thật sự đi vào tâm thức đời sống văn hóa tâm linh con ngƣời. Nó không chỉ kết nối gia đình bà con huyết thống ở một đời trong một gia đình, một họ tộc mà còn thắt chặt với nhau bằng cái tình đồng bào, tình nhân loại thông qua mọi thời gian và mọi không gian. Giá trị lớn nhất của Lễ Vu Lan là xây dựng đƣợc một thái độ sống, một nếp sống giải thoát khổ đau hệ lụy, trên hết là hƣớng tâm đến việc thiết lập hạnh phúc và an lạc khởi đầu bằng tâm hiếu là tâm Phật.

*Ý nghĩa của Đạo Hiếu trong Lễ Vu Lan

Trong nhiều giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp mà Đạo Phật chứa đựng, Đạo hiếu đƣợc giáo lý nhà Phật hết sức coi trọng. Cũng vì vậy, trong lý thuyết Tứ ân của đạo Phật, bao gồm: ân quốc gia, xã hội; ân chúng sinh; ân Tam bảo và ân cha mẹ thì ân cha mẹ đƣợc đạo Phật đề cao nhất, còn trong các tội lỗi

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 66)