Đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 25)

7. Kết cấu của luâ ̣n văn

1.1.3. Đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Viê ̣t Nam

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam , ý nghĩa Hiếu đạo đƣợc xem là một di sản quý báu, một chất liệu sống tốt đẹp đƣợc mọi ngƣời yêu chuộng và giữ gìn. Hiếu là linh hồn, là trọng tâm của đạo đức gia đình truyền thống Việt

Nam từ xa xƣa, về sau đƣợc Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc và dần đƣợc cơ chế hóa, làm nền tảng luân thƣờng đạo lý cá nhân cũng nhƣ xã hội và toàn thể quốc gia.

Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi ngƣời.

Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới đƣợc an lạc, bình an.

Không có tình yêu thƣơng kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể có tình yêu thƣơng thật sự đối với ngƣời khác. Một xã hội không có những cá nhân có tình yêu thƣơng thật sự, chỉ có những cá nhân, mà lòng yêu thƣơng trong họ chỉ tồn tại khi các điều kiện xuất phát từ lòng tham dục vọng đã đƣợc thỏa mản, nếu không đúng theo sự ham muốn, nếu trái với ý muốn, thì tình thƣơng đó sẽ tan biến, dể biến thành sự khinh khi, đố kỵ, ganh ghét và hận thù. Nhƣ thế thì xã hội đó, sẽ không thể có đƣợc sự an lạc, sự an bình thật sự.

Trong tuyền thống văn hó a Viê ̣t Nam tƣ̀ bao đời nay, Đạo hiếu luôn giữ mô ̣t vai trò quan tro ̣ng, đƣợc biểu hiê ̣n mô ̣t cách cu ̣ thể trong cuô ̣c sống hàng ngày.

* Hiếu Kính

Hiếu kính cha mẹ" nghĩa là gì? Và "Hiếu kính cha mẹ" là phải làm gì? Hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính và yêu quí cha mẹ. Có ngƣời yêu cha mẹ nhƣng thiếu lòng tôn kính, một số ngƣời khác thì ngƣợc lại, tôn kính cha mẹ nhƣng thiếu lòng yêu thƣơng. Một ngƣời con hiếu kính cha mẹ là ngƣời làm tròn những bổn phận sau đây:

Yêu Thương Cha Mẹ.

Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu thƣơng cha mẹ. Cũng nhƣ tất cả những liên hệ khác giữa con ngƣời với con ngƣời, phải có tình yêu thƣơng chúng ta mới có thể làm trọn bổn phận đối với nhau và phải có tình yêu thƣơng thì điều chúng ta làm mới có ý nghĩa. Tình yêu của cha mẹ đối với con cái thƣờng đƣợc ví nhƣ sông, núi, trời, biển. Dù có thể cha mẹ không bày tỏ tình thƣơng cách rõ ràng, hoặc có khi vì vô tình, cha mẹ làm chúng ta đau buồn, nhƣng sâu kín trong đáy lòng, cha mẹ yêu thƣơng chúng ta vô cùng. Ngƣời ta thƣờng nói, khi có con ta mới hiểu đƣợc tình thƣơng yêu của cha mẹ. Câu nói này thật đúng. Mỗi khi thật lòng yêu thƣơng cha mẹ, chúng ta sẽ không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo, nhƣng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ vui lòng.

Biết ơn Cha Mẹ

Là con cái, chúng ta phải biết ơn cha mẹ. Cha mẹ là ngƣời sinh thành ra chúng ta và nuôi dạy cho chúng ta nên ngƣời. Hơn thế nữa, cha mẹ phải chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta, từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Công ơn của cha mẹ không gì sánh đƣợc. Chúng ta cũng không thể làm gì để đền đáp lại công ơn đó. Ngƣời xƣa đã mô tả thật đúng khi nói: "Công cha như

núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."(Ca dao). Vì công ơn

sinh thành và dƣỡng dục của cha mẹ, chúng ta phải biết ơn cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn đó qua lời nói, hành động và qua cách xử sự trong bổn phận làm con.

Tôn Kính Cha Mẹ

Nhƣ đã trình bày ở trên, có ngƣời yêu thƣơng cha mẹ nhƣng thiếu lòng tôn kính. Có ngƣời còn xem cha mẹ nhƣ ngang hàng với mình, do đó không nói năng với cha mẹ cách lễ phép và không bày tỏ lòng kính trọng. Cũng có ngƣời xem cha mẹ nhƣ là ngƣời có trách nhiệm phục vụ và chiều chu ộng mình. Trƣờng hợp này x ảy ra khi cha mẹ cƣng chiều con quá đáng . Khi còn nhỏ, những đứa con đó hay làm nũng, giận dỗi hoặc dùng tiếng khóc để cha

mẹ phải làm theo ý mình. Nếu cha mẹ nuông chiều con quá đáng, khi lớn lên, con sẽ không biết giúp đỡ cha mẹ nhƣng chỉ chờ cha m ẹ phục vụ mình. Nếu cha mẹ không dạy bảo đúng cách và không sửa trị khi con làm điều sai quấy hoặc nói những lời thiếu lễ độ; khi lớn khôn, những điều sai lầm đó sẽ thành thói quen, không thể sửa đổi đƣợc. Là con, khi nói với cha mẹ, chúng ta nên dùng những tiếng: "thƣa", "vâng", "dạ",...để bày tỏ lòng tôn kính.

Cũng có ngƣời xem thƣờng cha mẹ khi thấy cha mẹ già yếu, không còn đóng góp đƣợc gì cho gia đình; hoặc khi cha mẹ đau ốm, trở thành gánh nặng cho mình. Chúng ta không nên xem thƣờng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, nhƣng trái lại, phải yêu thƣơng quý mến nhiều hơn vì cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng ta. Hơn nữa, lúc già yếu là lúc cha mẹ cần con cái hơn hết, không những vì sức khoẻ suy giảm, nhƣng tinh thần cũng rất yếu kém. Cha mẹ dễ cảm thấy cô đơn, buồn tủi vì biết mình không còn giúp ích gì cho đời và con cái cũng không còn cần đến mình nữa. Các cụ cũng hay lo buồn vì biết đời sống mình sắp chấm dứt và thƣờng nghĩ đến cái chết đang chờ đợi mình. Vì những lý do đó, con cái cần thông cảm với cha mẹ và cố gắng làm tất cả những gì có thể làm đƣợc để đem đến cho cha mẹ niềm vui và an ủi trong những ngày cuối của cuộc đời.

Khi cha mẹ đã già yếu, chúng ta cần đối xử với lòng yêu thƣơng, thông cảm và tế nhị. Đừng vì quá bận rộn với cuộc sống mà bỏ quên cha mẹ, cũng không nên có lời nói hay hành động khiến cha mẹ buồn tủi.

Vâng lờ i Cha Mẹ

Vâng lời cha mẹ là điều dễ nhƣng cũng khó. Khi còn nhỏ, chúng ta dễ vâng lời cha mẹ. Cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó ta thấy cha mẹ là ngƣời giỏi nhất và khôn ngoan nhất trên đời. Nhƣng khi khôn lớn, thấy mình có thể làm những điều mà cha mẹ không làm đƣợc, chúng ta bắt đầu không vâng lời cha mẹ nữa. Bản tính tự nhiên của các em nhỏ là vâng lời cha mẹ. Cha mẹ dạy bảo điều gì cũng sẵn sàng vâng theo. Các em tin cậy cha mẹ vì biết cha mẹ

yêu thƣơng mình và không bao giờ bảo mình làm điều xấu hoặc có hại. Tuy nhiên, khi đã lớn, vì nghĩ rằng mình khôn hơn và hiểu biết nhiều hơn, chúng ta thƣờng không muốn vâng lời cha mẹ nữa. Dù rằng nhờ đi học, có những điều chúng ta hiểu biết hơn cha mẹ, nhƣng đừng quên rằng vì cha mẹ sinh ra trƣớc nên có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta. Con cái cần nghe lời dạy bảo của cha mẹ trong nhiều phƣơng diện để tránh đƣợc những lỗi lầm của ngƣời trẻ, thiếu kinh nghiệm. Trong xã hội Tây phƣơng, con cái khi đã lớn thƣờng đƣợc tự do làm theo ý riêng, tự quyết định những việc liên quan đến đời sống mình, cha mẹ không dám khuyên răng và dẫn dắt, vì thế đƣa đến nhiều lỗi lầm tai hại.

Một ngƣời con khôn ngoan sẽ làm theo lời dạy sau đây: "Hỡi con, hãy giữ lời răn bảo của cha, chớ lìa bỏ các phép tắc của mẹ con. Khá ghi tạc nó nơi lòng con luôn luôn và đeo nó nơi cổ con. Khi con đi, các lời đó sẽ dẫn dắt con; lúc con ngủ, nó gìn giữ con; và khi con thức dậy, thì nó sẽ trò chuyện với con" (Châm Ngôn).

Phụng Dưỡng Cha Mẹ

Khi đã lớn và đã có công ăn việc làm, con cái nên phụ giúp cha mẹ trong các chi phí của gia đình. Đặc biệt là khi cha mẹ đã cao tuổi, không thể làm lụng để nuôi sống chính mình, con cái có trách nhiệm phải phụng dƣỡng cha mẹ, tức là chu cấp cho cha mẹ những điều cần dùng.

* Hiếu thảo

Hiếu thảo với cha me ̣ là mô ̣t đƣ́c tính t ốt đẹp đƣợc mọi ngƣời ca tụng , đƣ́c tính ấy đƣợc coi nhƣ mô ̣t nền tảng cho mo ̣i đƣ́c ha ̣nh , là nhân tố quan trọng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hô ̣i.

Tình thƣơng của cha mẹ vô bến vô bờ mà không bao giờ mong báo đáp. Và cũng không ai có thể hiểu đƣợc sự “cam chịu” của lòng mẹ trƣớc những sóng gió cuộc đời đến đâu.

Lòng hiếu thảo với cha mẹ nhƣ dòng chảy tự nhiên trong con ngƣời, nhƣng ngƣời ta vẫn cần nhiều nỗ lực để chữ hiếu còn là một chuẩn mực hành vi với những phƣơng pháp, những kỹ năng làm ngƣời hiện đại.

Sự hiếu thảo của con là điều mong đợi của cha mẹ, là nỗi niềm riêng tƣ có khi thật thầm kín của những ngƣời từng mang nặng đẻ đau và sinh thành dƣỡng dục. Nhiều ngƣời con đã tìm cách tỏ bày sự hiếu thảo với mẹ cha, nhƣng có khi chỉ mang lại sự buồn bực và âu lo, sự giận hờn và hối tiếc...

Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhƣng việc đƣợc sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu đƣợc. Hãy xem việc đƣợc gần gũi cha mẹ nhƣ một đặc ân, nhƣ một điều may mắn để “ngộ" đƣợc đạo làm con và đạo làm ngƣời mà cha mẹ từng ao ƣớc cho con.

Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thƣơng với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta đƣợc sống nhƣ là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thƣơng yêu, vẫn nhƣ là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ.

Để trở thành ngƣời hiếu thảo, ngƣời ta phải đƣợc giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn. Hiếu thảo là bổn phận, là cách sống thông thƣờng của những ngƣời bình thƣờng. Tấm gƣơng của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dƣỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo sau này cho con cái. Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ ngày nay, đó là sự ƣơm mầm cho sự kính trọng của các con đối với chúng ta ngày sau.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn đƣợc thể hiện với mọi ngƣời xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng, …Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ƣớc mơ của mình. Không ồn ào, phô trƣơng, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô nhƣ những ngƣời lái đò cần mẫn đƣa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên . Bên cạnh đó , để có đƣợc cuộc sống hạnh phúc , hòa bình nhƣ ngày hôm nay , chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thả o”, nhớ ơn

đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam . Không bia đá, tƣợng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhƣng chính những tâm hồn ấy, những tấm gƣơng ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng ngƣời hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạc đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cƣ xử không đúng đắn nhƣ: hành hạ, đánh đập, ….một cách tàn nhẫn với thầy cô - những ngƣời chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những ngƣời có công sinh thành và dƣỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con ngƣời, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngƣợc với lƣơng tâm, đạo đức của mỗi ngƣời. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “Tội lỗi lớn nhất của đời ngƣời là bất hiếu”.

Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi ngƣời thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhƣng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi.

Dƣới mắt cha mẹ già, những đứa con bao giờ cũng nhỏ bé và cần đƣợc chở che và bảo bọc. Do đó, những chỉ dẫn ân cần, những lời răn chi tiết dù biết rằng có lúc sẽ hơi... lẩm cẩm nhƣng lại là niềm vui của mẹ cha khi họ nghĩ rằng, họ vẫn còn dạy dỗ đƣợc con cháu. Vẫn biết có khi cha mẹ già cực

kỳ khó tính, cực kỳ bảo thủ và cực đoan, song sẽ là thất thố khi cố tình tìm cách thay đổi thói quen của họ cho hợp với nếp sống ngày nay.

Hiếu thảo chỉ là một danh từ đơn giản nhƣng đã trở thành ngôn từ thiêng liêng, trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình, một danh xƣng đƣợc tôn vinh cho ngƣời nào xứng đáng với nó.

* Hiễu lễ

Đối với ngƣời Việt, hai chuẩn mƣ̣c quan tro ̣ng nhất , có lẽ là nhân nghĩa và lễ nghĩa . Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa , trung nghĩa, tín nghĩa đều đƣợc xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa . Ta không thể có hiếu nếu thiếu nhân, ta cũng không thể có trung, có tín nếu thiếu nhân nghĩa. Tƣơng tƣ̣ hành vi hiếu chỉ có thể biểu hiê ̣n qua lễ , qua thái đô ̣ (lễ đô ̣), qua hành vi (lễ phép), qua lối suy nghĩ có đa ̣o đƣ́c . Mô ̣t ngƣời yêu kính cha me ̣ không thể có nhƣ̃ng ngôn ngƣ̃ vô lễ đối với đấng sinh thành.

Một ngƣời trung quân không thể “cá mè một lứa” với nhà vua, y hệt một ngƣời học sinh tốt không thể “coi thầy bằng vung” bởi lẽ “không thầy đố

mày làm lên.”

Từ đây, chúng ta nhận ra đƣợc là nhân nghĩa và lễ nghĩa là nền tảng cho mọi nhân đức khác.

Nhƣ vậy, có thể nói là lễ nghĩa gắn liền với bản tính. Đây là lý do tại sao nho gia Việt hiểu hay giải thích lý thuyết tính bản thiện của Mạnh Tử theo cái ý nghĩa của lễ nghĩa và nhân nghĩa, và theo đạo nhân của Khổng Tử. Là bản tính, lễ nghĩa không thể tách rời con ngƣời. Một ngƣời thiếu lễ nghĩa là “ngợm” nhƣ dân gian thƣờng nghĩ. Sự việc làm con ngƣời siêu việt trên vạn vật chính là vì con ngƣời có lễ nghĩa. Điều mà chúng ta hãnh diện gọi là văn hóa Việt, thực ra là những cách sống, cách xử thế, cách tổ chức theo lễ nghĩa.

Điều mà chúng ta nâng lên hàng tinh thần, cũng chính là lễ nghĩa: hồn nƣớc, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ. Và đây cũng là điều giúp chúng ta hiểu đƣợc tại

sao, ngƣời Việt chúng ta chấp nhận “cái nết đánh chết cái đẹp”, họ hiểu cái

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)