Lễ Vu Lan ở Châu Á và quá trình du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 55)

7. Kết cấu của luâ ̣n văn

2.1. Lễ Vu Lan ở Châu Á và quá trình du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam

*Lễ Vu Lan ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc theo các bộ xử hiện còn thì vua Lƣơng Võ Đế là ngƣời đầu tiên thiết cúng Vu-Lan-bồn. Năm 538, nhà vua đã đến chùa Đồng Thái mở hội cúng dƣờng Vu-Lan rất lớn. Sau đó Vu-Lan trở thành một phong tục, các bậc đế vƣơng cũng nhƣ thần dân nhiều đời đều có tổ chức hội này để báo đức ân đức của tổ tiên, cha mẹ.

Vào đời Đƣờng, các vị vua nhƣ Đại Tông, Đức Tông hết sức chú trọng việc cúng tế Vu-Lan-bồn. Vua Đại Tông cải biến nghi thức cúng thí bồn bát trong các tự viện thành một nghi thức trong cung đình, và dùng những khí vật hết sức trang nghiêm. Ngoài dân gian cũng bắt chƣớc kết hoa đăng trang trí trƣớc cửa nhà hoặc bày biện khắp điện đƣờng, sĩ thứ nô nức đến chùa tranh tu công đức.

Ngày nay ở Trung Quốc, đến mùa Vu Lan, ngƣời ta đi thăm viếng phần mộ của ngƣời thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và tiền giấy, vàng mã cho những ngƣời đã khuất. Khi đốt tiền giấy, vàng mã để cúng cho ngƣời quá cố và tin rằng linh hồn ngƣời mất sẽ nhận đƣợc, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của ngƣời còn sống, ngƣợc lại còn phù hộ cho ngƣời sống đƣợc ăn nên làm ra. Trong ngày lễ Vu Lan, chƣ Tăng thƣờng tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho ngƣời đã quá cố. Thƣờng thì ngƣời Phật tử ở Trung Quốc tổ chức lễ Vu Lan từ ngày 15 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Và ngƣời ta còn quan niệm rằng, trong những ngày ấy, cửa địa ngục sẽ mở ra cho các vong linh về thăm ngƣời thân của họ cho

đến ngày 30 tháng 7 thì cửa ngục đóng lại. Cũng trong dịp này, tín đồ Phật tử ở Trung Hoa còn làm các việc phƣớc thiện: bố thí, cúng dƣờng, phóng sinh… để hồi hƣớng công đức cho cha mẹ và ngƣời thân của mình.

* Lễ Obon ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, việc cúng tế bắt đầu từ thời Suy Cổ Thiên Hoàng(606), đến năm 657 thời Thiên Hoàng Tề Minh mới có hội Vu-Lan-bồn. Hội Vu Lan cũng dễ dung hòa với phong tục “Tổ tiên sùng bái” của dân gian Nhật Bản, cho nên về sau hội này thịnh hành khắp cả trong triều ngoài nội. Phong tục này vẫn còn mãi đến ngày nay.

Lễ Vu Lan (Ullambana) theo tiếng Nhật gọi là Bon-Odori hay còn gọi là Bon - Dance đƣợc gọi ngắn gọn là Obon, đã đƣợc tổ chức tại quốc gia này hơn năm trăm năm nay. Tuy nhiên, ngày tổ chức lại khác nhau theo từng vùng khác nhau ở đất nƣớc Mặt trời mọc này: các tỉnh ở phía Đông thì tổ chức vào tháng Bảy trong khi các tỉnh ở phía Tây thì lại tổ chức vào tháng Tám.

Lễ Obon ở Nhật Bản thƣờng đƣợc tổ chức kéo dài trong ba ngày, có khi đƣợc kéo dài cả tuần lễ, nên đƣợc gọi là tuần lễ Obon. Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, còn ngày cuối cùng đƣợc xem là ngày tạm biệt lễ hội. Mặc dù lễ hội Obon lúc đầu đƣợc tổ chức với ý nghĩa là để dâng phẩm vật lên linh hồn của tổ tiên, ông bà đã quá cố, dần dần lễ hội này trở thành một sự kiện thƣờng niên; bên cạnh việc dâng phẩm vật cho tổ tiên, ông bà, lễ Obon còn là dịp để mọi ngƣời tặng quà đến ngƣời thân, bạn bè và cả những ân nhân, những ngƣời cấp trên. Cũng trong dịp này, tín đồ Phật tử thƣờng dâng cúng phẩm vật lên chƣ Tăng để nhờ chƣ Tăng cầu nguyện và hồi hƣớng phƣớc đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào dịp lễ hội Obon, mọi ngƣời đều trở về quê hƣơng của mình, đoàn tụ với ngƣời thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà. Cũng trong những ngày này, ngƣời Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dâng cúng hoa quả, phẩm vật lên ban thờ Phật, bàn thờ

gia tiên. Trong ngày đầu tiên của lễ hội Obon, ngƣời ta treo và thắp sang những lồng đèn ở phía trƣớc nhà, đi thăm viếng lăng mộ của ngƣời thân đã quá cố, quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ở một số vùng, lồng đèn không những đƣợc treo ở trong nhà mà còn đƣợc treo dọc theo các con đƣờng dẫn vào nhà để hƣớng dẫn linh hồn ngƣời quá vãng.

Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, ngƣời ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem nhƣ để tiễn đƣa linh hồn của ngƣời quá cố về với thế giới của họ. Thông thƣờng, trong đêm thả lồng đèn, ngƣời ta còn đốt pháo hoa.

Bên cạnh đó, vào những đêm Obon, hầu hết ngƣời dân Nhật đều tham gia hoạt động Bon Odori, ca múa theo những vũ điệu dân gian. Bon Odori đƣợc tổ chức ở các đƣờng phố, công viên, sân vƣờn, đền miếu, hoặc trong khuôn viên chùa. Ngƣời dân mặc trang phục yukata (kimono mùa hè) và nhảy múa xung quanh sân khấu ngoài trời, bất cứ ai cũng có thể tham gia Bon Odori.

* Lễ Vu Lan ở Malaysia

Ở Malaysia, ngày lễ Vu Lan còn gọi là ngày Tổ Tiên hay là lễ hội tháng 7. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo của ngƣời Á Châu trong mùa Vu Lan, nhƣ: thăm viếng lăng mộ, tảo mộ, dâng cũng phẩm vật cho ngƣời thân đã quá cố , cũng giƣờng Tam bảo để hồi hƣớng công đức cho ông bà, cha mẹ , ngƣời ta còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo , văn hóa mang những sắc thái riêng của quốc gia này. Vào ngày Vu Lan, hàng trăm, và đôi khi hàng nghìn ngƣời, tập trung đến các chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho ngƣời quá cố và cúng dƣờng lên Đức Phật.

Theo phong tục, vào ngày lễ Vu Lan, ngƣời dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Trƣớc đây, mỗi khi Vu Lan đến, ngƣời ta đốt rất nhiều giấy tiền, vàng mã, hình nhân và các vật dụng bằng giấy. Việc đốt vàng mã này xuất phát từ văn hóa tín ngƣỡng

dân gian, bắt nguồn từ văn hóa tín ngƣỡng Trung Hoa, chứ hoàn toàn không liên quan đến giáo lý, Phật giáo không khởi xƣớng và không cổ xúy cho vẫn đề này. Những năm gần đây, nhờ sự hƣớng dẫn của chƣ Tăng và sự phát triển nhận thức của ngƣời Phật tử nên việc đốt vàng mã cũng bớt đi nhiều.

Bên cạnh đó, vào ngày Vu Lan, ngƣời Phật tử Malaisia còn tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cƣ, có sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ, vũ công, ngƣời diễn kịch,… Tất cả mọi chi phí cho việc tổ chức văn nghệ và các hoạt động của lễ hội trong ngày Vu Lan đều do quần chúng Phật tử tự nguyện đóng góp.

*Lễ hội Vu Lan ở Ấn Độ

Ngày nay, tuy không có ngày lễ Vu Lan, nhƣng tinh thần hiếu đạo trong những ngƣời con Phật thì từ xƣa cho đến nay đều luôn tỏ rõ. Trƣớc hết là gƣơng sáng hiếu hạnh của Đức Thế Tôn, Ngƣời đã nhiều lần về thăm phụ vƣơng và giúp phụ vƣơng chứng thánh quả trƣớc giờ phút lâm chung, lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp giáo hóa cho thân mẫu; rồi đến gƣơng hiếu hạnh của các vị đại đệ tử của Phật nhƣ ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,…

Tinh thần hiếu hạnh trong Phật giáo Ấn Độ không chỉ thể hiện qua những tấm gƣơng hiếu thảo của các vị xuất gia mà còn đƣợc biểu hiện qua sự cúng dƣờng của hàng Phật tử tại gia nhằm hồi hƣớng công đức cho cha mẹ. Rất nhiều bia ký đƣợc tìm thấy tại các di tích Phật giáo ở khắp Ấn Độ đều cho thấy rằng, trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà sƣ cũng nhƣ tín đồ Phật giáo, từ hoàng tộc cho đến dân chúng đã xây chùa, dựng tháp, tạc tƣợng, dâng y... để cúng dƣờng Tam bảo, ngõ hầu hồi hƣớng công đức cho cha mẹ, tổ tiên và pháp giới chúng sinh.

Nhƣ vậy, lễ hội Vu Lan ở mỗi quốc gia có những biểu hiện riêng mang đậm tính nhân văn và thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Có thể nói rằng, chính những nét độc đáo của ngày lễ này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc theo đạo Phật.

2.1.2. Quá trình du nhập và nghi lễ cúng Vu Lan ở Việt Nam

* Quá trình du nhập và phát triển của lễ Vu Lan ở Việt Nam

Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật đƣợc ghi nhận đã có mặt trên đất nƣớc Việt Nam. Giáo lý Phật đà đã sớm đƣợc tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống của ngƣời Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. 21 thế kỷ qua, một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển thành ngày lễ có ảnh hƣởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam là lễ Vu Lan.

Ở Việt Nam, không có tài liệu nào ghi chép việc cúng Vu-Lan-bồn xuất phát từ lúc nào? Nhƣng thiết nghĩ từ xƣa ở Việt Nam phần nhiều ảnh hƣởng văn hóa từ Trung Hoa, nên chẳng có gì khác mấy. Khi đọc “ Vân Đài

Loại Ngữ ” của Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy có một đoạn nói về Vu-Lan-bồn:

“Chu Tử lại nói: Các bậc hiền triết đời trƣớc cúng tế ở mộ phần thì k nói gì đến Nghĩa lý (Tiên chánh mộ tế bất ngôn nghĩa lý). Sách “Mộng Hoa Lục” chép: Tết Trung Nguyên ngƣời ta bày đồ mã, giấy màu, lấy tre làm cái giƣờng ba chân giống nhƣ cái bầu dầu trong cây đèn, treo đồ mã, áo giấy lên đó rồi đốt, gọi là Vu-Lan-bồn. Lục Du nói: Tục lệ đến ngày rằm tháng Bảy làm đồ chay cúng tổ tiên, chuốt tre làm bồn chậu để đựng tiền giấy rồi lấy cọng tre châm lửa mà đốt. Chu Tử nói: ngƣời xƣa dung ngọc và lụa, ngƣời đời sau dùng tiền, đến đời vua Huyền Tông việc thờ cúng quỷ thần thật nhiêu khê. Không có nhiều tiền, Vƣơng Dƣ bèn lấy tiền giấy để thay thế. Sách “Thanh

Dị Lục” lại nói: Ngày đƣa xe Huyền Tông đi an táng, những thứ vàng bạc

châu báu tiền tài đều làm tƣợng hình để ngụ ý cả. Chu Tử lại nói: Đầu đời nhà Tống, hễ nói đến lễ thì làm mũ áo giấy, nhƣng không dung tiền giấy. Không biết tiền giấy và mũ áo giấy có gì khác biệt nhau không? Tiền giấy có từ đời vua Túc Tông, do Ất Thái sứ Vƣơng Dƣ làm ra, còn mũ áo giấy thì có từ thời Ngũ đại”.

Trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt, sự tích hay nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan dƣờng nhƣ không quan trọng. Điều linh thiêng là vào ngày

đó, một chiếc cầu vô hình dƣờng nhƣ đƣợc bắc giữa hai bờ của thế giới Dƣơng và thế giới Âm. Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhở việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tƣ tƣởng ấy hoàn toàn phù hợp với tƣ duy hiền hậu, chất phác của ngƣời Việt Nam: “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”. Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, ngƣời ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành. Cha mẹ sinh ra ta nhƣng để có cha mẹ thì phải nhớ đến ông bà, tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế trong mùa hiếu hạnh này mỗi con ngƣời đƣợc nhắc nhở tìm về với nguồn cội, ông bà, tổ tiên.

* Nghi lễ trong lễ hội Vu Lan ở Việt Nam

Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của ngƣời Trung Hoa, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.

Lễ Vu Lan đƣợc cƣ̉ hành vào rằm tháng bảy hàng năm . Các chúng sinh muốn đƣợc giải thoát phải chuyển nghiê ̣p và phải chính chúng sinh tỉnh ngô ̣ nhờ nghi thƣ́c lễ Vu Lan . Ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự hồi sinh và phát triển của Phật giáo, lễ Vu Lan ngày càng đƣợc tổ chức quy mô, trọng thể. Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trƣớc rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thƣờng đƣợc làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm đó là cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở sân trƣớc nhà, thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trƣa hoặc chiều. Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho ngƣời cõi Âm làm bằng giấy tƣợng trƣng từ những vật truyền thống giống nhƣ đồ thật nhƣ quần áo, giày dép, ngựa…đến những vật hiện đại nhƣ nhà cao tầng, phƣơng tiện giao thông, quạt điện, di động…để cho ngƣời cõi Âm có đƣợc một cuộc sống tiện nghi nhƣ ngƣời Dƣơng trần. Những đồ lễ đó

thƣờng đƣợc gia chủ lựa chọn kỹ lƣỡng để thể hiện lòng thành kính đối với những ngƣời đã khuất.

Có ý kiến cho rằng lễ Vu Lan là ngày xá tội vong nhân , nghĩa là dƣới âm phủ đƣợc xá tội một ngày hôm ấy. Bởi vâ ̣y nhiều nhà mua vàng mã và làm đồ chay cúng gia tiên . Vì hộ cho rằng trong ngày hôm ấy , vong hồn của tổ tiên đƣợc tha tô ̣i, có thể trở về cõi trần hƣởng lễ của con cháu.

Vào ngày lễ Vu Lan, các Phật tử và những ngƣời không theo Đạo Phật , đều đến Chùa thắp hƣơng làm lễ . Ngoài sân chùa , các cờ Phật giáo có lọng che đƣợc giải khắp nơi. Bàn thờ Phật, thờ tổ tiên đƣợc lau do ̣n sa ̣ch sẽ, bày đồ lễ, hoa quả, nhang đèn…mô ̣t hồi trống báo hiê ̣u lễ Vu Lan bắt đầu, mọi ngƣời im lă ̣ng. Trong chùa, ngoài các Phật tử đứng đối diện với Đức Phật , còn có nhiều tăng ni đƣợc mời ngồi lên ghế trƣớc mă ̣t các vi ̣ Phâ ̣t tƣ̉ . Vị trí chủ trì đƣ́ng ra khai lễ và m ời một vị thƣợng tọa trong số các tăng ni có mặt ở đó khai pháp. Vị này sẽ giảng ý nghĩa của Lễ Vu Lan . Sau thời pháp sẽ là thời kinh : mọi ngƣời cùng tụng kinh Vu lan – nói tới công ơn cha mẹ và bổn phận của con cái đối với cha me ̣. Tụng kinh Vu Lan xong, các tăng ni sẽ đƣợc mời sang phòng Tho ̣ trai ăn mô ̣t bƣ̃a cơm chay. Sau lễ Tho ̣ trai là lễ Ta ̣ pháp.

Kể tƣ̀ ngày rằm Tháng bảy cho tới cuối tháng , các Phật tử ngày nào cũng đọc kinh Vu Lan tạ i bàn thờ gia đình hay ta ̣i chùa , đồng thời ăn chay niê ̣m Phâ ̣t, làm phúc bố thí để tƣởng nhớ , chú nguyện và hồi hƣớng công đức cho ông bà , cha me ̣, tổ tiên. Trong khoảng thời gian này , bàn thờ Phật trong nhà lúc nào cũng trƣng vày nhang đèn, hoa quả.

Trong di ̣p Lễ Vu Lan ngoài viê ̣c tu ̣ng kinh cầu siêu, thiết lễ cúng dƣờng chƣ tăng, ni ta ̣i các chùa , còn là ngày xá tội vong nhân . Dây là ngày tha thƣ́ mọi tội lỗi , là ngày ăn năn , sám hối. Các chƣ tă ng, ni thành tâm chú nguyê ̣n cho các vong linh sớm đƣợc siêu thoát khỏi ki ếp khổ đau. Dân gian go ̣i nôm na là ngày cúng cô hồn . Ở tại nhà, ngƣời dân cúng cháo ở trƣớc cƣ̉a nhà . Đồ lễ đă ̣t lên trên mô ̣t cái me ̣t thƣờng gồm có cháo hoa, nhƣ̃ng nắm cơm nhỏ, hoa

quả, bánh bỏng (bỏng ngô), trầu cau và đồ hàng mã , vàng hƣơng. Ngƣời dân tin rằng nhƣ̃ng cô nhi yếu vong , nhƣ̃ng ngƣời chết đƣờng , chết chợ, nhƣ̃ng ngƣời chết không ai biết, không có ngƣời thân sẽ đến hƣởng lễ cúng. Lễ cúng cháo ở đình chùa thì quy mô lớn hơn . Ở những nơi này thì cháo đƣợc múc ra nhƣ̃ng bồ đài lá mít cắm ở hai bên đƣờng cùng đồ mã và trái cây, ngoài ra còn

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong lễ Vu lan của Phật giáo Luận văn ThS. Triết học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)