- Đối với diện tích rừng trong phân khu bảo vệ nghiên ngặt chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nắm bắt khu vực có loài cây giá trị đa dạng sinh học cao. Từ đó có kế hoạch bảo vệ cây mẹ của chúng như Thiết sam giả lá ngắn, Cẩm chỉ, Trai…; Hạn chế hiện tượng khai thác gỗ củi của người dân gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên, làm giảm sút số lượng cây có đường kính nhỏ, ảnh hưởng đến kết cấu của rừng như: Kết cấu về tuổi, đường kính, tổ thành loài cây; Xây dựng các ô tiêu chuẩn định vị, theo dõi sinh trưởng, diễn thế rừng, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai đồng thời nắm được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có biện pháp cụ thể tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong phân khu phục hồi sinh thái ưu tiên áp dụng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ xung, khoanh nuôi tái sinh có tác động các biện pháp lâm sinh, khoanh nuôi bảo vệ. Tùy từng loại rừng, trạng
thái rừng, điều kiện lập địa, mà áp dụng biện pháp lâm sinh cho phù hợp. Một số biện pháp lâm sinh có thể áp dụng đó là: Xác định danh mục các loài dây leo, cây bụi quý hiếm có giá trị khoa học cao, trên cơ sở đó tiến hành phát bỏ dây leo, cây bụi của những loài kém giá trị, để có thể tạo không gian sinh trưởng hợp lý cho những loài cây gỗ tồn tại và phát triển vừa có thể bảo tồn được những loài dây leo, cây bụi có giá trị.
Mật độ cây gỗ ở khu vực nghiên cứu khá lớn, nhưng số cây, số loài tập chung phổ biến ở những cấp đường kính lớn. Ở những khu vực thuận tiện có thể điều chỉnh tổ thành và mật độ thông qua tỉa thưa, loại bỏ những cây phẩm chất kém, mở rộng không gian dinh dưỡng và ánh sáng cho cây tái sinh tầng dưới phát triển, giảm sự cạnh tranh giữa các loài cây kém giá trị và loài cây mục đích. Việc điều chỉnh cấu trúc quần thể tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng, nhiều thế hệ kế tiếp với những loài cây có giá trị kinh tế cao và đa dạng loài trong tương lai. Tiến hành trồng bổ sung những loài cây có giá trị ở những nơi có địa hình ít dốc, lỗ trống lớn, như những loài cây:Thiết sam giả lá ngắn, Cẩm chỉ, Trai… đồng thời trồng các loài cây bản địa như: Tảng tó, Lịch vài, Nghiến… để đảm bảo rừng nhiều loài cây có giá trị, từ đó nâng chất lượng rừng lên.
Đối với rừng Thiết sam giả lá ngắn: Ngăn chặn tuyệt đối hiện tượng khai thác, chặt phá đặc biệt là cây tái sinh, tiến hành phát bỏ dây leo, cây bụi kém giá trị ở những khu vực có độ ẩm cao để tạo điều kiện tối ưu cho cây Thiết sam tái sinh; Đối với rừng Cẩm chỉ tuy diện tích nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt song cũng cần có biện pháp phát bỏ một số dây leo, cây bụi kém giá trị để tạo điều kiện tối ưu cho hạt cây Cẩm chỉ tiếp đất, nảy mầm và phát triển, đồng thời tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt không cho khai thác cành, lá (Lập chốt bảo vệ tại rừng vào thời điểm giáp tết); Liên kết với các nhà khoa học nghiên cứu nuôi cấy mô loài cây này tại phòng thí nhiệm và trồng ngoài thực địa.
Khoanh nuôi tái sinh có tác động các biện pháp lâm sinh ở những khu vực rừng nghèo, rừng chưa trữ lượng có nguy cơ cháy, và khả năng cháy lan cao để áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Loại bỏ dây leo, cây bụi, tầng thảm tươi, cây gỗ kém giá trị… (vật liệu cháy) vào trước mùa khô hanh. Việc làm này sẽ tạo được các đường vành đai cản lửa hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ