Cao trên700m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 50)

- Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ

Kết quả cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở độ cao trên 700m được trình bày ở bảng sau;

Bng 4.4: Cu trúc t thành và mt độ tng cây g v trí độ cao trên 700m

STT Loài cây N(Cây/ha) Ni(%) Gi (%) RF (%) IVIi(%)

1

Thiết sam giả lá

ngắn 226 45.39 59.32 26.98 43.90 2 Cẩm chỉ 78 15.60 11.80 15.87 14.43 3 Nghiến 45 8.98 9.50 11.11 9.87 4 Xoài rừng 26 5.20 3.65 7.94 5.60 5 Quéo 24 4.73 4.55 4.76 4.68 6 Kháo 19 3.78 2.03 6.35 4.05 7 Quéo núi đá 11 2.13 2.79 3.17 2.70 8 Cây hồng bì rừng 11 2.13 0.92 3.17 2.07 9 Dẻ lá nâu 9 1.89 1.05 3.17 2.04 10 Lịch vài 6 1.18 0.74 1.59 1.17 11 Hồi núi 6 1.18 0.58 1.59 1.11 12 Cây kháo 6 1.18 0.40 1.59 1.06 13 Cây sếu 6 1.18 0.37 1.59 1.05 14 Dẻ 5 0.95 0.75 1.59 1.09 15 Trai 5 0.95 0.46 1.59 1.00 16 Tảng tó 5 0.95 0.33 1.59 0.95 17 Nhiệt quế 5 0.95 0.26 1.59 0.93 18 Cây chay rừng 5 0.95 0.18 1.59 0.91 19 Thích lá xẻ 2 0.47 0.23 1.59 0.76 20 Thông đá 1 0.24 0.12 1.59 0.65 Tổng 385 100 100 100 100

43,90TSGLN + 5,6Xr + 14,43Cc + 9,87N +26,2(LK)

Ghi chú: Thiết sam giả lá ngắn (TSGLN); Xoài rừng (Xr); Cẩm chỉ (Cc); Nghiến (N);) Loài khác (LK).

Tổng mức độ quan trọng của các loài trên 73,8%. Thành phần loài cây chủ yếu là những loài cây gỗ ưa sáng như cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn.

Mật độ trung bình 385 cây/ha, trong đó Thiết sam giả lá ngắn có mật độ lớn nhất đạt 226 cây/ha chiếm 43,90% tổng số loài.

Thiết sam giả lá ngắn là loài có công thức tổ thành cao nhất điều này phản ánh đúng với đúng lý thuyết đặc điểm phân bố của loài là ở độ cao từ (500m – 1500m).

Từ công thức tổ thành thấy được ở vị trí độ cao này chủ yếu là các cây gỗ lá kim, lâu năm, mọc chậm đúng với đặc điểm phân bố của các loài thực vật theo độ cao.

Qua bảng thống kê tổ thành và mật độ các loài cây gỗ trên ta thấy được càng lên cao mức độ đa dạng về loài càng lớn ở độ cao dưới 700m chỉ có 12 loài, lên đến độ cao trên 700m số loài đã tăng lên là 20 loài.

Tổ thành và mật độ ở hai độ cao này đều tập chung chủ yếu các loài cây lá kim, mọc chậm như Thiết sam giả lá ngắn, Cẩm chỉ.

- Phân bố số cây theo cấp đường kính( N/D1.3).

Kết quả phân cấp cây theo đường kính ( N/D1.3) ở độ cao trên 700m được trình bày ở bảng sau:

Bng 4.5: Phân b s cây theo cp đường kính v trí độ cao trên 700m Cấp đường kính (cm) Lâm phần TSGLN I (5 - 10) 62 12 II (10 – 15) 211 56 III (15 – 20) 91 90 IV (20 – 25) 80 54 V (25 – 30) 17 12 VI (30 – 35) 6 4 VII (35 – 40) 2 2 VIII (40 – 45) 5 4

Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ởđộ cao trên 700m

Từ bảng 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính của lâm phần là một đường cong dạng một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp đường kính (10 – 15) với 211 cây sau

0 50 100 150 200 250

I (5 - 10) II (10 – 15) III (15 – 20) IV (20 – 25) V (25 – 30) VI (30 – 35) VII (35 – 40) VIII (40 – 45)

TSGLN

Đường kính Lâm phần

đó giảm dần đến cấp đường kính(30 – 35) là 6 cây, đến cấp đường kính (40 – 45) chỉ còn 5 cây.

Như vậy cấp đương kính càng cao số cây còn lại rất ít do địa hình khu vực nghiên cứu rất khắc nghiệt chủ yếu là núi đá và những loài cây sinh trưởng trên núi đá vôi phải cần thời gian rất lâu để đạt đường kính lớn.

Đối với loài Thiết sam giả lá ngắn đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính cũng có dạng một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp đường kính (10 – 15) và (15 – 20) với với 90 cây và 54 cây đến các cấp đường kính lớn hơn số cây còn lại là rất ít.

Đối với các cấp đường kính từ 30 trở đi số cây rất ít ngay cả lâm phần chỉ có 5 cây hay riêng loài Thiết sam giả lá ngắn chỉ có 4 cây, điều này chứng tỏ yếu tố độ cao chi phối đến sự phân cấp đường kính của các loài cây.

Phân bố số cây theo cấp chiều cao( N/Hvn).

Từ kết quả xử lý số liệu ta có bảng phân bố số cây theo cấp chiều cao ở độ cao trên 700m sau:

Bng 4.6: Phân b s cây theo cp chiu cao độ cao trên 700m

Cấp đường kính (cm) Lâm phần TSGLN I (5 - 10) 62 12 II (10 – 15) 211 56 III (15 – 20) 91 90 IV (20 – 25) 80 54 V (25 – 30) 17 12 VI (30 – 35) 6 4 VII (35 – 40) 2 2 VIII (40 – 45) 5 4 200 250 Số cây

Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ởđộ cao trên 700m

Từ bảng 4.6 và đồ thị cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần là một đường cong giảm số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao (10 – 15) m với 211 và cấp chiều cao (15 – 20) m là 90 cây sau đó số cây giảm dần đến cấp chiều cao (25 – 30) m còn 6 cây, đến cấp (35 – 40) m chỉ còn 2 cây. Điều này chứng tỏ càng lên cấp chiều cao lớn thì số lượng cây giảm dần.

Sự phân bố số cây theo chiều cao tập trung ở các cấp chiều cao từ (10 – 15) m và (15 – 20) m là vì điều kiện tự nhiên ở khu vực này rất khắc nghiệt với địa hình toàn núi đá vôi nên sự sinh trưởng và phát triển của các loài để đạt tới các cấp chiều cao lớn phải mất khoảng thời gian rất lâu.

Loài TSGLN có đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao cũng là một đường cong giảm, số cây tập trung nhiều nhất nằm cấp chiều cao từ (10 – 15) m với 90 cây, ta có thể thấy được sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn cũng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên giống với sự phân bố của cả lâm phần.

4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên

4.1.1. Đặc đim cu trúc t thành mt độ cây tái sinh

- Ởđộ cao dưới 700m

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học.

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành rừng trong tương lai nếu như điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây thân gỗ tái sinh.Từ những kết quả nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh, có thể dự đoán và đánh giá được tình hình rừng kế cận do tính kế thừa giữa các thế hệ của các loài cây rừng. Vì vậy, biết được tổ thành cây tái sinh có thể đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm điều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hướng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh rừng.

Từ kết quả điều tra,thu thập được ta có bảng cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh ở độ cao dưới 700m.

Bng 4.7: Cu trúc t thành mt độ cây tái sinh dưới 700m

STT Tên loài Mật độ (Cây/ha) Hệ số tổ thành

1 Cẩm chỉ 147 39,84 2 Tảng tó 53 14,36 3 TSGLN 28 7,59 4 Cây thích 25 6,77 5 Quéo 25 6,77 6 Xoài rừng 22 5,96 7 Cây cách 21 5,96 8 Hồi núi 19 5,14 9 Loài khác 56 56 Tổng 396 100

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy tổng số loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu là 13 loài với mật độ 369 cây/ha, có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Cẩm chỉ, Tảng tó, TSGLN, Thích, Quéo, Xoài Rừng, Cách và Hồi Núi. Trong đó Cẩm chỉ là loài có tỷ lệ tổ thành cao nhất 39,83 % với mật độ 147 cây/ha, tiếp theo đến Tảng Tó có tỷ lệ tổ thành14,36 %, với mật độ 53 cây/ha, sau đó đến TSGLN có tỷ lệ tổ thành là 7,59% với mật độ 28 cây/ha, Thích và Quéo có tỷ lệ tổ thành 6,77 % với mật độ 26 cây/ha. Những loài còn lại không tham gia vào công thức tổ thành do tỷ lệ tổ thành < 5 % như: Nhệt Quế, Trai, Ngũ Gia Bì, Cây Hà Nu, Nhựa Ruồi.

Qua bảng trên ta thấy được tổ thành và mật độ cây tái sinh chủ yếu tập chung ở các loài cây lá kim lâu năm, mọc chậm như Cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn, điều này chứng tỏ các loài này có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở khu vực này.

Số lượng cây tái sinh tập chung chủ yếu của các loài cây gỗ lớn điều này chứng tỏ các loài cây gỗ lớn luôn có khả năng tái sinh cao hơn so với các loài cây gỗ nhỡ, gỗ nhỏ khác.

- Ở độ cao trên 700m

Bng 4.8: Cu trúc t thành mt độ cây tái sinh độ cao trên 700m

TT Tên loài Mật độ (Cây/ha) Hệ số tổ thành 1 Cẩm chỉ 163 31.53 2 Nghiến 76 14.7 3 Xoài rừng 34 6.58 4 Dẻ 27 5.22 5 Loài khác 217 41,97 Tổng 517 100

Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy số loài cây tái sinh là 20 với mật độ 517 cây/ha. Có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành do có tỷ lệ tổ hành > 5% là Cẩm Chỉ, Nghiến, Xoài Rừng, Dẻ. Có rất nhiều loài không tham gia vào công thức tổ thành do có tỷ lệ tổ thành < 5 % có 16 loài.

Từ bảng trên cho thấy số lượng loài cây tái sinh ở đây là rất lớn với 20 loài cây tái sinh nhưng các loài cây tham gia vào công thức tổ thành vẫn chủ yếu là các loài cây lá kim, mọc chậm như Cẩm chỉ chiếm 58,03% hệ số tổ thành điều này chứng tỏ các loài này có ưu thế lớn về tái sinh cùng với khả năng cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng mạnh để có thể tham gia vào cấu trúc tổ thành.

Hệ số tổ thành của loài Thiết sam giả lá ngắn là khá nhỏ 1,35% điều này chứng tỏ càng lên cao điều kiện hoàn cảnh sống càng khắc nghiệt, khả năng tái sinh càng khó khăn, nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh ở đây giúp chúng ta có biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)