Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

a) Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn nằm trên địa bàn của các xã: Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lương Thượng, Cao Sơn, Vũ Muộn thuộc địa bàn của các huyện Na Rì, Bạch Thông (Bắc Kạn). Được đề xuất thành lập Khu bảo tồn từ năm 1997, đến 2003 KBTTN Kim Hỷ mới chính thức được thành lập theo Quyết định 1804/QĐ-UB ngày 01/09/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn.Tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha. Diện tích vùng đệm 20.528ha.

*Toạđộ địa lý:

Từ 220 10’ 40’’ đến 220 18’ 40’’ vĩ độ bắc

Từ 1050 54’ 25’’ đến 1060 08’ 40’’ kinh độ đông

*Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc: giáp huyện Ngân Sơn

- Phía Đông: giáp xã Văn Học, Lương Thành, Văn Minh.

- Phía Nam: giáp xã Quang Phong và phần còn lại của xã Côn Minh.

- Phía Tây: giáp xã Tân Sơn và phần còn lại của 2 xã Cao Sơn – Vũ Muộn.

b) Địa hình

Khu vực có địa hình chủ yếu là núi đá vôi, có độ cao trung bình, thuộc hệ thống cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn. Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, núi đá, đồi đất độc lập và các thung lũng hẹp. Độ dốc trung bình 25- 300, có nhiều nơi dốc đứng. Hiện tượng Caster hoá diễn ra rất mạnh, bao gồm Caster bề mặt và Caster ngầm, tạo nên nhiều hang động và sông ngầm. Khu vực được chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng núi đá: Nằm ở phía Tây và Tây Nam khu vực, đây là vùng rừng trên núi đá vôi tập trung, địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh cao, độ cao trung bình 600-700m độ dốc 25-35độ có nơi >45độ, đường đi lại khó khăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung ít bị tác động.

Vùng núi đất: Nằm ở phía Bắc và phía Đông - Đông Nam khu vực địa hình ít phức tạp, độ cao trung bình ừ 400-600m độ dốc từ 25-30 độ. Đây là nơi dân cư tập trung đông, giao thông đi lại dễ dàng, có tiềm năng để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.

c. Địa chất, đất đai

Địa chất:

Nền địa chất khu vực nghiên cứu có nguồn gốc trầm tích nằm trong quy luật tạo sơn chung của vùng Đông Bắc nước ta, với các sản phẩm trầm tích chủ yếu là bột kết và cát kết phân lớp mỏng, phiến thạch sét, cuội kết hạt nhỏ và sỏi kết màu xám cùng đá vôi màu đen và xám sáng khó phong hóa.

Đất đai:

Khu vực có 4 loại đất chính phát triển trên đá vôi, đá Cabro, phiến thạch sét và đá biến chất. Trong đó chủ yếu là đất Feralit phát triển trên các sản phẩm của đá vôi. Nhìn trung đất trong khu vực có tầng từ trung bình đến dày, đất tốt thích hợp cho nhiều loài cây Nông, Lâm nghiệp phát triển.

d) Khí hậu thủy văn

Khí hậu:

- Khu vực Kim Hỷ thuộc vùng núi cao Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt.

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 mm, cao nhất là 1680mm, mưa tập trung vào tháng 6, 7 chiếm 60% lượng mưa cả năm.

+ Lượng bốc hơi: trung bình năm là 862mm, tuy lượng bốc hơi khá nhỏ, nhưng do có nhiều suối ngầm nên đất đai khu vực nghiên cứu rất khô và thiếu nước về mùa hạn.

+ Độ ẩm không khí bình quân năm là 82%, cao nhất là 89% vào các tháng 6-7, thấp nhất là 70% vào tháng 12.

Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ bình quân năm là 21, 6độC.

+ Nhiệt độ tối cao 38, 6 độC, nhiệt độ tối thấp là 2 độC. Các yếu tố cực đoan:

+ Sương mù: Thường xuất hiện vào tháng 11-12 bình quân có 10-16 ngày/năm.

+ Sương muối: Đôi khi xuất hiện vào mùa khô lạnh, có đợt kéo dài 2-3 ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.

+ Gió: Hướng gió chính là gió Đông Bắc vào mùa đông và gió Tây Nam vào mùa hạ, hàng năm vào tháng 5 đôi khi có gió Tây khô, nóng xuất hiện.

Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi phía Bắc Việt Nam, mưa ẩm vào mùa hè, lạnh khô vào mùa đông. Riêng mùa đông lạnh có sương mù sương muối, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất Nông-Lâm nghiệp .

Thủy văn

Trong khu vực nghiên cứu có sông Bắc Giang và hệ thống suối bắt nguồn từ các núi cao, các thung, áng trên các dãy núi đá vôi dẫn nước đưa về sông Bắc Giang. Hướng chảy từ Tây sang Đông khu vực, lưu lượng nước chảy mạnh về mùa hè, mùa đông nước rất cạn.

Các hệ suối gồm có: Suối Pắc Bó (xã Ân Tình) suối Kim Vân, Khuổi Luộc, Khuổi Khoang xã Kim Hỷ, suối Khau Lẹ, Khuổi Sua xã Lạng San, suối Lũng Pảng xã Côn Minh có nước quanh năm nhưng lúc nhiều lúc ít theo

mùa mưa. Do hiện tượng Caster, nước ở các suối tụt xuống các ngầm sâu nên một số con suối có đoạn chảy nổi trên mặt đất, có đoạn chảy ngầm trong long đất, mùa mưa nước chảy mạnh, mua khô rất thiếu nước, nên lũ lụt ít xảy ra. Nói chung khu vực có mật độ suối cao nhưng rất khan hiếm nước vào mùa khô.

2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hi khu vc nghiên cu.

2.2.2.1.Dân tộc, dân số, và lao động và phân bố dân cư.

Về thành phần dân tộc: Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu sinh sống là Tày, Nùng, Dao, Kinh, H’ Mông, trong đó người dân tộc Tày và Dao là chiếm đa số.

Tại 7 xã quanh KBT có 61 thôn bản với 2.703 hộ, 10.868 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình là 27,74 người/ Km2

.

Bng 2.1: Thng kê dân s theo xã KBTTN Kim H

TT Số thôn Dân số 2011 (người)- Mật độ dân số (người/km2) 1 Kim Hỷ 10 1,605 21.68 2 Lương Thượng 5 1,749 48.58 3 Lạng San 11 1,789 49.01 4 Ân Tình 4 1,018 43.31 5 Côn Minh 14 2,368 34.36 6 Vũ Muộn 10 1.522 39,61 7 Cao Sơn 7 817 12,85 Tổng số 61 10.868 27,74

Trong số 61 thôn bản có 8 thôn nằm trong vùng lõi khu bảo tồn với 234 hộ, 1.045 nhân khẩu:

* Tập quán sinh hoạt, sản xuất:

Sản xuất nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao (94,3%) tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, dịch vụ chậm phát triển. Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu thật nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh. Số hộ đói nghèo giảm từ 18% năm 2011 xuống còn 13% năm 2012, thu nhập bình quân đầu người từ 4-5tr/năm. Năng suất lúa bình quân đạt 45-50 tạ/ha, bình quân lương thực 250kg/năm/người.

2.2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng. + Giao thông:

Mạng lưới đường thiết kế hợp lý, chất lượng khá, đi lại thuận lợi, nhưng một số bản vùng cao chưa được xây dựng nên đi lại còn nhiều khó khăn.

+ Thủy lợi.

Khu vực Kim Hỷ phần lớn là diện tích núi đá vôi nên rất ít sông suối và nước mặt vì vậy công tác thủy lợi đã được quan tâm, hệ thống kênh mương hầu hết đã được nhà nước đầu tư bê tông hóa, đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất đối với các bản vùng thấp, vùng cao vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên:

+ Y tế:

Các xã đều có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn bản có cán bộ y tế thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân.

+ Giáo dục:

Các xã đều có trường tiểu học, phòng học là nhà cấp 3 và cấp 4 nhưng trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường học đạt 95-96%, chất lượng việc dạy và học tập còn thiếu.

+ Đời sống văn hóa xã hội.

Khu vực KBTTN Kim Hỷ là những vùng xã vùng sâu của 2 huyện Na Rì và Bạch Thông, nên đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của nhà nước, các xã trong khu vực đều đã có điện lưới quốc gia, hầu hết các giá đình có Tivi nên có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp cận thôn tin khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất.

2.2.3. Hin trng rng và s dng đất

2.2.3.1. Diện tích các loại đất đai.

Theo Quyết định 1804/QĐ-UB, ngày 01/9/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích là 15.416 ha, nằm trên địa bàn các xã: Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn huyện Bạch Thông.,

Sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, Theo Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND, ngày 21/5/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn diện tích vùng lõi Khu bảo tồn là 14.772 ha và vùng đệm có diện tích là 18.931 ha thuộc 7 xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Văn Minh, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn huyện Bạch Thông.

Theo kết quả điều tra, diện tích các loại đất trong vùng quy hoạch (7 xã) được thể hiện tại bảng 2.2:

Bng 2.2: Thng kê din tích và hin trng s dng đất các xã trong vùng quy hoch

Hạng mục Tổng

Chia ra các xã Lạng San Lương

thượng Kim Hỷ Ân tình Côn Minh Cao Sơn Vũ Muộn Tổng DT tự nhiên 33 692 ,68 3 487 ,70 3 794 ,23 7 621 ,73 2 232 ,70 6 356 ,11 6 357 ,90 3 842 ,31 I , DT đất LN 30 313 ,13 2 916 ,45 3 393 ,20 7 077 ,05 1 941 ,73 5 727 ,56 5 917 ,88 3 339 ,27 1 , DT đất có rừng 28 207 ,01 2 608 ,00 2 986 ,13 6 762 ,64 1 707 ,09 5 175 ,43 5 801 ,34 3 166 ,39 1.1.Rừng tự nhiên 26 913 ,21 2 473 ,40 2 858 ,42 6 350 ,05 1 698 ,88 4 768 ,95 5 765 ,26 2 998 ,25 1.2. Rừng trồng 1 293 ,80 134 ,60 127 ,71 412 ,59 8 ,21 406 ,48 36 ,08 168 ,14 2 , Đất trống 2 106 ,12 308 ,45 407 ,08 314 ,41 234 ,64 552 ,13 116 ,54 172 ,89 II , Đất khác 3 379 ,55 571 ,25 401 ,03 544 ,68 290 ,97 628 ,55 440 ,02 503 ,04

Khu vực quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 33.692,68 ha trong đó các loại đất. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn 30.313,13 4 ha chiếm 89,97% diện tích tự nhiên, đất có rừng tự nhiên là 26.913,21 ha chiếm 79,88% diện tích tự nhiên, đây thực sự là nơi còn tỉ lệ rừng tự nhiên cao, đặc biệt ở đây có 12.844,46 ha rừng tự nhiên trên núi đá vôi (chiếm 38,12% diện tích rừng tự nhiên) nhiều nơi còn giữ đặc tính nguyên sinh và là nơi cư trú chính của các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp – quý hiếm, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen.

Vùng lõi KBT

Kết quả thống kê cho thấy, tổng diện tích vùng lõi KBT (bao gồm diện tích KBT và vùng đệm trong) là 14.748,4 ha. Có sự sai khác so với diện tích được phê duyệt là 14.772 ha theo Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND, của UBND tỉnh Bắc Kạn (giảm 33,6ha), do trong quá trình rà soát 3 loại rừng, phần diện tích này là ruộng, nương rẫy cố định gần ranh giới KBT được tách ra khỏi vùng lõi.

- Trong tổng diện tích 14.748,4 ha vùng lõi, xã Côn Minh chiếm diện tích lớn nhất, 4.538,25 ha (30,8%), xã Kim Hỷ 3.784,89 ha (25,7%), xã Cao Sơn 2.805,94 ha (19%), các xã còn lại chiếm diện tích nhỏ hơn từ 2-7%.

Bng 2.3: Thng kê tng din tích, hin trng rng vùng lõi theo xã Hạng mục Tổng Chia ra các xã Lạng San Lương

Thượng Kim Hỉ Ân Tình Côn Minh Cao Son V<ũ Muộn

Tổng DT tự nhiên 14 748 ,41 339 ,87 1 097 ,45 3 784 ,89 1 050 ,11 4 538 ,25 2 805 ,94 1 131 ,91 I.DT đất LN 14 103 ,02 339 ,87 1 058 ,84 3 666 ,54 1 006 ,90 4 311 ,66 2 620 ,51 1 098 ,70 1.DT đất có rừng 13 495 ,95 339 ,87 1 030 ,26 3 618 ,69 984 ,64 3 856 ,81 2 585 ,44 1 080 ,24 1.1 , Rừng tự nhiên 13 161 ,18 339 ,87 1 029 ,65 3 468 ,09 984 ,64 3 673 ,81 2 584 ,88 1 080 ,24 1.1.1. Rừng trên núi đất 1 772 ,53 0 ,00 37 ,47 155 ,86 17 ,95 987 ,54 529 ,67 44 ,03 a. Rừng gỗ 1 472 ,59 0 ,00 23 ,56 101 ,02 17 ,60 829 ,78 473 ,23 27 ,39 b. Rừng hỗn giao 288 ,45 0 ,00 12 ,42 54 ,07 0 ,00 157 ,76 54 ,82 9 ,38 c.Rừng tre nứa 11 ,49 1 ,49 0 ,76 0 ,35 1 ,63 7 ,25 1.1.2., Rừng trên núi đá 11 388 ,66 339 ,87 992 ,18 3 312 ,23 966 ,69 2 686 ,26 2 055 ,21 1 036 ,22 a. Rừng gỗ núi đá 11 388 ,66 339 ,87 992 ,18 3 312 ,23 966 ,69 2 686 ,26 2 055 ,21 1 036 ,22 b. Rừng hỗn giao 0 ,00 0 ,00 0 ,00 0 ,00 0 ,00 0 ,00 0 ,00 0 ,00 c. Rừng tre nứa 0 ,00 1.2 , Rừng trồng 334 ,77 0 ,00 0 ,61 150 ,60 0 ,00 183 ,01 0 ,56 0 ,00 2. Đất trống 607 ,06 0 ,00 28 ,59 47 ,85 22 ,25 454 ,85 35 ,07 18 ,46 - Đất trống không có cây gỗ tái sinh 394 ,52 22 ,48 21 ,08 11 ,02 320 ,72 8 ,40 10 ,82 - Đất trống có cây gỗ tái sinh 212 ,54 6 ,11 26 ,77 11 ,23 134 ,12 26 ,67 7 ,63 II , Đất khác 645 ,40 0 ,00 38 ,60 118 ,35 43 ,21 226 ,59 185 ,43 33 ,21

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thiết Sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C.Cheng & L.K.Fu 1975) thuộc họ Thông Pinaceae.

- Đề tài tập trung nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố tự nhiên tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa dim tiến hành nghiên cu

- Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

3.2.2. Thi gian tiến hành nghiên cu

- Đề tài tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cu đặc đim cu trúc t thành và mt độ cây g

+ Nghiên cứu cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ

+ Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính( N/D1.3) + Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao( N/Hvn).

3.3.2. Nghiên cu đặc đim cu trúc tng cây tái sinh

+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh + Nghiên cứu đặc điểm phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao + Nghiên cứu chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh.

3.3.3. Đề xut mt s gii pháp bo tn và phát trin loài

- Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh - Giải pháp về quản lý

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Công tác chun b

Chuẩn bị các dụng cụ và tài liệu cần thiết như: Giấy bút, bảng biểu, địa bàn, GPS, phấn, dây nylon, thước đo độ cao… và liên hệ với chính quyền địa phương ở địa điểm thực tập.

3.4.2. Phương pháp kế tha tài liu có sn địa phương

Để phục vụ cho phân tích, đánh giá, các nội dung của nghiên cứu, đề tài kế thừa một số tài liệu sau: Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (nguồn KBT Kim Hủy); Kế thừa có chọn lọc và phát triển những kết quả nghiên cứu có trước về các vấn đề: Tính đa dạng về cấu trúc hệ thực vật, sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)