Từ kết quả điều tra xử lý ta có bảng tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở độ cao dưới 700 và trên 700m như sau:
Bảng 4.9: Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
Vị trí địa hình Mật độ
(N/ha)
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao
<0,5 m 0,5-1 m >1m
Dưới 700m 369 82 200 87
Trên 700m 517 137 225 155
Hình 4.5: Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
Từ bảng kết quả 4.9 và hình 4.5 trên cho thấy mật độ cây tái sinh ở độ cao dưới 700m là 369 cây/ha thấp hơn ở độ cao trên 700m với 517 cây/ha. Vậy khả năng tái sinh của các cây ở độ cao trên 700m cao hơn ở vị trí độ cao dưới 700m.
Số lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh phân bố theo chiều cao ở đây theo xu hướng càng lên cấp chiều cao thì số lượng cây tái sinh của loài càng giảm. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng về chiều cao của Thiết sam giả lá ngắn tái sinh là rất chậm. Nguyên nhân chính ở đây là do điều kiện tự nhiên để cây tái sinh quá khắc nghiệt do diện tích chủ yếu là đồi núi đá nghèo chất dinh dưỡng.
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở cả 2 vị trí độ cao đều tập trung khá đồng đều ở các cấp chiều cao, ở cấp chiều cao < 0,5m ở 2 vị trí độ cao dưới 700m và trên 700m lần lượt là 82 và 137 cây, còn ở cấp chiều cao từ (0,5 – 1m) số lượng cây tái sinh lần lượt ở 2 độ cao là 200 và 225 cây, tiếp theo ở cấp chiều cao >1m số lượng lần lượt là 87 cây ở độ cao dưới 700m và 155 cây ở độ cao trên700m.
0 100 200 300 400 500 600 (N/ha) <0,5 m 0,5-1 m >1m Dưới 700m Trên 700m Thiết sam giả Chiều cao
Tuy nhiên ở vị trí độ cao trên 700m có chút vượt trội hơn vì như ta đã thấy ở bảng cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh thì số lượng loài cây tái sinh ở độ cao trên 700m là nhiều hơn có 20 loài so với độ cao dưới 700m là 12 loài.
Như vậy càng lên cao mức độ đa dạng sinh học càng lớn tuy nhiên điều kiện hoàn cảnh lại khắc nghiệt hơn làm chậm tốc độ tăng trưởng của chiều cao loài cây tái sinh.
4.2.3 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Từ kết quả điều tra nghiên cứu xử lý số liệu ta có bảng chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh sau:
Bảng 4.10: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Vị trí địa hình Mật độ (N/ha) Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Hạt % Chồi % Sườn 369 100 0 0 299 62,05 70 39,95 Đỉnh 517 70 26,6 3,33 456 89,16 60 10,84 Thiết sam 35 89,05 10,95 0 35 100 0 0
Từ bảng kết quả trên cho thấy :
Ở độ cao dưới 700m có mật cây tái sinh là 369 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm số lượng 100%. Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm phần lớn số lượng cây tái sinh 62,05 %,từ chồi chiếm 39,95 %.
Ở vị trí độ cao trên 700m có mật độ cây tái sinh là 517 cây/ha, chất lượng cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất 70%, chất lượng cây tái sinh TB chiếm 26,6 %, cây xấu chiếm 3,33 %. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 89,16 %, từ chồi chiếm 10,84 %.
Loài Thết sam giả lá ngắn có mật độ cây tái sinh ở cả 2 vị trí thấp 35 cây/ha, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất 89,05 %, cây tái sinh có chất lượng TB chiếm 10,95% và không có cây tái sinh xấu. Nguồn gốc cây tái sinh 100 % từ hạt.
Qua bảng chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở cả 2 vị trí độ cao, có thể kết luận chất lượng cây tái sinh ở 2 vị trí độ cao này đều rất tốt với 100% tốt ở độ cao dưới 700m và 70% ở độ cao trên 700m. Nguồn gốc cây tái sinh ở đây chủ yếu là bằng hạt, tái sinh chồi ở đây rất ít và hầu như không có ở vị trí độ cao trên 700m tỉ lệ tái sinh bằng chồi là 0%.
Động thái và xu thế phát triển của các loài cây tái sinh ở đây là rất khả quan, có chiều hưởng ổn định và ngày càng đa dạng về thành phần cấp tuổi cũng như đa dạng tổ thành các loài cây.