Cao dưới 700m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

- Tổ thành và mật độ tầng cây gỗ

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.

Trong điều tra lâm học để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành, về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là công việc quan trọng nhằm lựa chọn các biện pháp lâm sinh phù hợp cho từng loại hình rừng tự nhiên nói chung và rừng phục hồi sau nương rẫy nói riêng. Đề tài sử dụng chỉ số IVI% (Important Value) để biểu thị công thức tổ thành tầng cây gỗ cho các thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả phân tích cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở độ cao dưới 700m được trình bày ở bảng sau;

Bng 4.1: T thành và mt độ tng cây g v trí độ cao dưới 700m

STT Loài cây N(Cây/ha) Ni(%) Gi(%) RF (%) IVIi (%)

1 Thiết sam giả lá

ngắn 225 42.44 58.03 23.64 41.37 2 Xoài rừng 77 14.53 8.51 16.36 13.14 3 Cẩm chỉ 46 8.72 11.57 10.91 10.40 4 Nhiệt quế 45 8.43 3.98 12.73 8.38 5 Tảng tó 40 7.56 3.94 10.91 7.47 6 Quéo 32 6.10 3.67 7.27 5.68 7 Lịch vài 18 3.49 1.78 5.45 3.57 8 Trai 11 2.03 1.56 3.64 2.41 9 Dẻ lá nâu 11 2.03 0.76 3.64 2.14 10 Sồi 11 2.03 3.25 1.82 2.37 11 Cây khác 8 1.45 1.19 1.82 1.49 12 Nghiến 6 1.16 1.75 1.82 1.58 Tổng 529 100.00 100.00 100.00 100.00

Bảng trên cho thấy ở độ cao này xuất hiện 12 loài cây gỗ nhưng chỉ có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành như sau:

- Công thức tổ thành sinh thái:

41,37TSGLN + 13,14Xr + 10,40Cc + 8,38Nq + 7,47Tt + 5,68Q +13,56(6 LK)

Ghi chú: Thiết sam giả lá ngắn (TSGLN); Xoài rừng (Xr); Cẩm chỉ (Cc); Nhiệt quế (Nq); Tảng tó (Tt); Quéo (Q) Loài khác (LK).

Tổng mức độ quan trọng của các loài trên 86,44%. Thành phần loài cây chủ yếu là những loài cây gỗ lâu năm ưa sáng như cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn.

Mật độ trung bình 529 cây/ha, trong đó Thiết sam giả lá ngắn có mật độ lớn nhất đạt 225 cây/ha chiếm 41,37% tổng số loài.

Thiết sam giả lá ngắn là loài có công thức tổ thành cao nhất điều này phản ánh đúng với đúng lý thuyết đặc điểm phân bố của loài là ở độ cao từ (500m – 1500m).

Từ công thức tổ thành thấy được ở vị trí độ cao này chủ yếu là các cây gỗ lá kim, lâu năm, mọc chậm đúng với đặc điểm phân bố của các loài thực vật theo độ cao.

- Phân bố số cây theo cấp đường kính( N/D1.3)

Phân bố số cây theo đường kính được xem là một trong những biểu hiện

quan trọng của quy luật kết cấu lâm phần. Từ số liệu điều tra trên các OTC, thông qua chỉnh lý, sự trợ giúp của máy tính, dựa vào tần số phân bố thực nghiệm đề tài mô hình hoá cấu trúc tần số N/D1.3 theo các phân bố lý thuyết phù hợp.

-Kết quả phân cấp cây theo đường kính ( N/D1.3) ở độ cao dưới 700m được trình bày ở bảng sau:

Bng 4.2: Phân b s cây theo cp đường kính v trí độ cao dưới 700m

Cấp đường kính (cm) Lâm phần TSGLN I (5 - 10) 112 15 II (10 – 15) 137 22 III (15 – 20) 62 22 IV (20 – 25) 30 10 V (25 – 30) 4 2 VI (30 – 35) 4 2

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ởđộ cao dưới 700m

Từ bảng 4.2 và đồ thị cho thấy đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính của lâm phần là một đường cong dạng một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp đường kính (10 – 15) với 137 cây sau đó giảm dần đến cấp đường kính (30 – 35) còn 2 cây. Như vậy cấp đương kính càng cao số cây còn lại rất ít do điều kiện khu vực nghiên cứu rất khắc nghiệt chủ yếu là núi đá và những loài cây sinh trưởng trên núi đá vôi phải cần thời gian rất lâu để đạt đường kính lớn.

Đối với loài TSGLN đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính cũng có dạng một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp đường kính (10 – 15) và (15 – 20) với cùng 22 cây đến các cấp đường kính lớn hơn số cây còn lại là rất ít.

Đối với các cấp đường kính từ 30 trở đi số cây rất ít ngay cả lâm phần chỉ có 4 cây hay riêng loài Thiết sam giả lá ngắn chỉ có 2 cây, điều này chứng tỏ yếu tố độ cao chi phối đến sự phân cấp đường kính của các loài cây. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 I (5 - 10) II (10 – 15) III (15 – 20) IV (20 – 25) V (25 – 30) VI (30 – 35) Lâm phần TSGLN Cấp ĐK cm

+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao( N/Hvn).

Từ kết quả xử lý số liệu ta có bảng phân bố số cây theo cấp chiều cao sau:

Bng 4.3: Phân b s cây theo cp chiu cao độ cao dưới 700m

Cấp chiều cao(m) Lâm phần TSGLN

I (0 – 5) 4 0 II (5 – 10) 124 20 III (10 – 15) 110 38 IV (15 – 20) 11 11 V (20 – 25) 5 4

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ởđộ cao dưới 700m

Từ bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần là một đường cong giảm số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao (5 – 10) với 124 cây sau đó số cây giảm dần đến cấp chiều cao (25 – 30) còn 20 cây.

Sự phân bố số cây theo chiều cao tập trung ở các cấp chiều cao từ (5 – 10)m và (10 – 15) là vì điều kiện tự nhiên ở khu vực này rất khắc nghiệt với

0 20 40 60 80 100 120 140 I (0 – 5) II (5 – 10) III (10 – 15) IV (15 – 20) V (20 – 25) Lâm phần TSGLN Chiều cao Số cây

địa hình toàn núi đá vôi nên sự sinh trưởng và phát triển của các loài để đạt tới các cấp chiều cao lớn hơn phải mất khoảng thời gian rất lâu.

Loài TSGLN có đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao cũng là một đường cong giảm, số cây tập trung nhiều nhất nằm cấp chiều cao từ (10 – 15) với 38 cây, ta có thể thấy được sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn cũng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên giống với sự phân bố của cả lâm phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)