Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tiến hành vạch tuyến khảo sát. Trên cơ sở đó đề tài đã xác định được 2 tuyến điều tra: Tại xã Kim Hỷ và xã Ân Tình, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Trên mỗi tuyến điều tra tiến hành lập 15 ô tiêu chuẩn mỗi OTC có diện tích 500 m2. Tổng cộng số OTC ở cả 2 tuyến điều tra là 30 ô tiêu chuẩn.

a) Cách lập ô

-Đề tài sử dụng cách lập ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời:

+ Do địa hình khu vực toàn rừng núi đá, nên diện tích OTC được lập là: 500 m2 (25 m x 20 m).

+ Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại.

- Lập ô dạng bản

+ Trong OTC, lập 5 ô dạng bản 25m2

(5 m x 5m) theo đường chéo của OTC.

b) Điều tra nhóm cây gỗ trên ô tiêu chuẩn

- Đối tượng đo đếm: Tất cả các cây gỗ có D1,3 > 5cm. - Nội dung đo đếm:

(1) Đo đường kính:

• Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (1,3 m).

•Trường hợp cây hai thân: Nếu chia thân từ vị trí 1,3m trở xuống thì coi như hai cây, còn nếu chia thân trên 1,3m thì coi như một cây.

• Những cây nằm trên ranh giới ÔĐĐ được xử lý như sau: Chỉ đo đếm và ghi chép vào phiếu những cây nằm trên cạnh trước và cạnh bên phải theo hướng tiến của ÔĐĐ, còn những cây nằm cạnh sau và cạnh bên trái thì không đo.

• Đơn vị đo đường kính là (cm), đo theo đường kính thực (không phân theo cấp đường kính).

(2) Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.

(3) Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:

• Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân theo 3 mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm chất cho những cây còn sống:

+ Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.

+ Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.

+ Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn...) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

(4) Đo chiều cao

• Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành tất cả các cây đã đo đường kính.

• Đơn vị đo đếm là mét, đo chính xác đến 0,2m.

c) Điều tra cây tái sinh trên ô tiêu chuền

- Trong mỗi ô tiêu chuẩn, lập 5 ô dạng bản: 4 ô được bố trí ở 4 góc và 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ODB là 25m2

(5m x 5m).

Trong các ODB tiến hành điều tra các cây thuộc tầng cây tái sinh. Điều tra các chỉ tiêu: Tên loài, chiều cao, chất lượng, nguồn gốc.

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định, đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.

- Chất lượng cây tái sinh: Đề tài phân chất lượng cây tái sinh thành 3 cấp. + Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh từ chồi hay từ hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)