Phương thức cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 31)

Cải cách TTHC đặt ra những yêu cầu sau: - Đơn giản hoá TTHC

- Mẫu hoá các văn bản

- Giải quyết các TTHC theo hướng nhanh gọn, linh hoạt, công khai và có hiệu quả.

Theo đó, cải cách TTHC tức cần phải tiến hành các công việc sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về TTHC, lệ phí và phí nhằm bãi bỏ ngay những quy định TTHC không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không còn phù hợp với thực tế.

Thứ hai, loại bỏ TTHC không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi những thủ tục rườm rà, bất hợp lý đảm bảo tính thống nhất, tính hợp lý, ổn định rõ ràng của TTHC , tính khoa học của quy trình thực hiện các TTHC đã ban hành.

Thứ ba, công bố công khai hệ thống các văn bản quy định TTHC.

Tóm lại, Cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” đã được khẳng định là rất khoa học, có hiệu quả, thời gian giải quyết công việc nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm của công chức, giảm phiền hà, được nhân dân ủng hộ. Trong nhiều năm qua Chính phủđã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính và đã thu được những kết quả tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn là chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra, TTHC trên nhiều lĩnh vực hiện đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Để giải quyết những tồn tại này và tạo được bước đột phá trong cải cách hành chính. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Đề án đơn giản hoá TTHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 ( gọi tắt là Đề án 30). Việc thực hiện thành công Đề án này có ý nghĩa chính trị và kinh tế hết sức to lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo

công bằng, minh bạch trong giải quyết công việc đối với nhân dân, góp phần chống tham nhũng, nhất là trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế hiện nay.

1.2.6. Gii thiu tng quan Đề án 30 ca Chính ph vềđơn gin hóa TTHC

1.2.6.1. Giới thiệu chung

Trong đời sống hàng ngày, người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều các qui định về TTHC, điển hình như trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng, nhà đất, hộ khẩu, hộ tịch, thuế và hải quan .v.v...

TTHC trên nhiều lĩnh vực đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, ví dụ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở người dân phải đi lại 09 lần (Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn 03 lần; Ủy ban nhân dân quận - huyện 03 lần; Chi Cục thuế quận - huyện 02 lần và Kho bạc nhà nước quận - huyện 01 lần) và phải đến 04 cửa (Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn; Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chi cục thuế và Kho bạc nhà nước quận - huyện) mới được giải quyết loại hồ sơ hành chính theo yêu cầu; hoặc tổng số TTHC vềđầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà chủ đầu tư phải thực hiện đối với 01 dự án là 33 thủ tục, mất trung bình là 3 năm, có dự án ngâm gần 05 năm.v.v....

Để giải quyết các bất cập trên, ngày 10 tháng 01 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30); và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê rà soát, đơn giản hóa TTHC. Thông qua việc đơn giản hóa loại bớt các TTHC rườm rà, không cần thiết, giúp người dân và doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các TTHC. Có thể khẳng định Đề án 30 là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2010 như vậy chúng ta có thể thấy rằng đó là thể hiện rất rõ sự quyết tâm của Chính phủ

Đề án 30 bao gồm 03 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thống kê TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, chứng chỉ hành nghề, thẻ, phê duyệt, chứng chỉ, văn bản xác nhận, quyết định hành chính, giấy xác nhận, bản cam kết, biển hiệu, bằng, văn bản chấp thuận và các loại khác. Việc thống kê TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính được thực hiện thông qua Biểu mẩu 3).

Giai đoạn 2: Rà soát TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC (thông qua Biểu mẫu 2 và Biểu mẫu 3).

Giai đoạn 3: Thi hành các khuyến nghịđơn giản hóa TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC.

Gii thích thut ng:

- TTHC được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, công dân. - Một TTHC có thể gồm các bộ phận cấu thành : + Tên TTHC; + Trình tự thực hiện; + Cách thức thực hiện; + Hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ); + Thời hạn giải quyết/trả lời kết quả; + Cơ quan, đối tượng thực hiện TTHC; + Kết quả của việc thực hiện TTHC.

1.2.6.2. Nhiệm vụ của Đề án 30

- Thống kê tất cả các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC đang được áp dụng tại các cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Việc thống kê qua Biểu mẫu 1 để đưa vào cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về TTHC.

- Công bố công khai tất cả các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC trên Trang thông tin điện tử của Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát từng TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC và rà soát theo nhóm (cụ thể TTHC; mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC) những TTHC có liên quan chặt chẽ với nhau theo các tiêu chí đã được chuẩn hóa trên cơ sở bảo đảm tính hợp pháp, tính cần thiết và sự hợp lý của TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC. Việc rà soát được thực hiện thống nhất theo Biểu mẫu do Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ phát hành.

- Xây dựng các khuyến nghị cụ thể cần thiết nhằm đơn giản hóa hoặc bãi bỏ, hủy bỏ, sửa đổi các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC không hợp pháp, không cần thiết và không hợp lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các khuyến nghịđã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

1.2.6.3. Phạm vi Đơn giản hóa của Đề án 30 Thứ nhất,Đề án 30 áp dụng với các TTHC sau:

- TTHC giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân liên quan đến đời sống của nhân dân.

- TTHC giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thứ hai,Đề án 30 KHÔNG áp dụng đối với các TTHC sau:

- Trong quản lý nội bộ của các cơ quan nhà nước như thủ tục tăng lương, khen thưởng, kỷ luật CBCC;

- Giữa các cơ quan quản lý nhà nước không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân;

- Liên quan đến bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia.

Thứ ba, TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC thuộc phạm vi đơn giản hóa của Đề án 30 được qui định trong các văn bản sau đây :

+ Luật và Nghị quyết của Quốc Hội,

+ Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, + Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước,

+ Nghịđịnh, Nghị quyết của Chính phủ,

+ Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,

+ Văn bản chỉđạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ,

+ Quyết định, chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

+ Công văn, thông báo, hướng dẫn và các văn bản hành chính khác của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; Quyết định và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã).

+ Công văn, thông báo, thông cáo, hướng dẫn và các văn bản hành chính khác không phải là văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban

nhân dân các cấp và các sở, ban ngành và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

1.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”

1.3.1. Khái nim cơ chế “Mt ca”

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải cải cách TTHC, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung của cải cách TTHC là giảm bớt TTHC rườm rà và phức tạp, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân . Cơ chế “Một cửa” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân.

Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một bước TTHC mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách TTHC ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ chế “Một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước. “Cơ chế “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận TN&TKQ của cơ quan hành chính nhà nước” [15]. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế “Một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2001–2010. Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương ra đời, đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “Một cửa”. Khi cơ chế “Một cửa” ra đời, thay vì việc công dân tổ chức khi muốn giải quyết hồ sơ hành chính thì phải tự mình đi liên hệ với nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau của cơ quan hành chính nhà nước thì nay công dân, tổ chức chỉ cần tới Bộ phận TN&TKQ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn đó nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn chờ ngày nhận kết quả hồ sơ, còn các công việc liên hệ làm việc với các phòng ban chuyên môn thì thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơđó. Mô hình “Một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai và nhân rộng khắp các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh, hưởng ứng do hiệu quả tích cực của mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ chế “Một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chếđộ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.

1.3.2. Các nguyên tc thc hin cơ chế “Mt ca”

Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “Một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước.Các nguyên tắc đó là:

Thứ nhất, TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. Nhằm đảm bảo cho hoạt động của nhà nước cũng như hoạt động giải quyết hồ sơ thủ tục của người dân nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quá cao, thì cần phải đơn giản hóa các thủ tục, đảm

bảo TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện với người dân. Các quy định cần rõ ràng và đúng pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là trình độ của người dân chưa cao, do đó, nếu các thủ tục phức tạp và khó hiểu sẽ gây khó khăn lớn trong quá trình giao tiếp. Mặt khác, đảm bảo thực hiện nguyên tắc cũng chính là cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, công khai các TTHC, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. TTHC chính là cầu nối giữa nhà nước và người dân, và có liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích của người dân, do vậy, trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục, cần phải đảm bảo nguyên tắc công khai hồ sơ, công khai quy trình, công khai mức thu phí và lệ phí cho mọi người dân được biết. Đây chính là cách thức để người dân hiểu về hoạt động của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của mình, và tham gia vào quá trình quản lý nhà nước.

Thứ ba, nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận TN&TKQ. Nguyên tắc được đưa ra nhằm đảm bảo hoạt động giải quyết hồ sơ TTHC quy về một đầu mối, hạn chế tình trạng nhiều cửa, người dân phải đi lại nhiều lần tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Đồng thời, thực hiện nguyên tắc chính là cách thức nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa trong quá trình hoạt động của cơ quan, phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm, góp phần hình thành tác phong công nghiệp.

Thứ tư, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân. Xuất phát từ thực tế là hoạt động giải quyết hồ sơ thủ tục ở nước ta hiện nay

còn chậm chạp, trì trệ, thời gian kéo dài khiến số lượng hồ sơ TTHC còn tồn đọng quá lớn gây khó khăn không ít cho hoạt động của các tổ chức, công dân, trong khi

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 31)