Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 28)

1.2.3.1. Xuất phát từ tình hình thực hiện thủ tục hành chính

Trong những năm vừa qua, TTHC chưa phát huy được vai trò là chiếc cầu nối giữa nhà nước với công dân. Điều này xuất phát từ thực tế tình hình ban hành và áp dụng TTHC ở nước ta.

- Số lượng các TTHC được ban hành quá nhiều, trong đó còn nhiều văn bản kém chất lượng, tính khả thi thấp. Nhiều văn bản được ban hành khá rõ ràng nhưng lại không có tính khả thi trong thực tế. Việc ban hành văn bản tùy tiện, không đúng thẩm quyền, không tuân thủ theo một trình tự thống nhất là khá phổ biến, dẫn đến việc chồng chéo trong áp dụng văn bản pháp luật. Ví dụ, ngày 10 và ngày 13/7/2001, Chính Phủ đã ban hành 2 bản Nghị định số 36/2001/NĐ_CP và số 39/2001/NĐ_CP về an toàn giao thông và xử phạt vi phạm luật lệ giao thông, nhưng không ít quy định lại mâu thuẫn với Luật giao thông đường bộ khiến cho việc triển khai thực hiện trong thực tế gặp nhiều khó khăn.

- Trong những năm vừa qua, mặc dù Việt Nam đã bước đầu tiến hành cải cách TTHC, tuy nhiên vẫn còn mang nặng tính giải pháp tình thế nhằm giải quyết công việc nhất thời thiếu cái nhìn tổng thể và mang tính hệ thống. Vấn đềđặt ra là nhà nước sẽ can thiệp đến mức nào và bằng cách nào đối với quản lý kinh tếđể hoạt động của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao?

- TTHC chưa có tính ổn định, chưa tạo được sức hấp dẫn để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Còn nhiều trường hợp vướng mắc vẫn chưa giải quyết được.

- Thủ tục rườm rà, quy trình giải quyết xử lý chưa nhanh gọn thống nhất, người dân vẫn phải đi qua nhiều cửa, nhiều phòng ban, gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức của người dân. Mặt khác, lại tạo cơ hội cho các tệ nạn quan liêu tham nhũng, cửa quyền hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân gia tăng, gây mất lòng tin của người dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước, khiến người dân e ngại mỗi khi có việc cần đến cơ quan nhà nước yêu cầu, đề nghị giải quyết các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Chất lượng dịch vụ công thấp, thái độ của cán bộ công chức trong quá trình giải quyết TTHC cho dân thiếu thân thiện, chưa đúng với vai trò là “nô bộc” của nhân dân. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia giải quyết TTHC còn chưa cao, công tác chỉđạo chưa sát sao, còn mang tính đối phó. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giải quyết TTHC còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Việc công khai hóa TTHC chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khi người dân vẫn không biết được các TTHC liên quan đến công việc của họ mà Nhà nước yêu cầu.

1.2.3.2. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu ban cấp sang cơ chế thị trường, lấy sự cạnh tranh làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các TTHC của nước ta còn quá nhiều và rườm rà, nên chưa tạo ra sức đẩy cho các doanh nghiệp trong đầu tư kinh tế. Để tạo ra hành lang thông thoáng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói riêng và nhu cầu phát triển chung của đất nước thì việc cải cách TTHC đang được đặt ra như một yêu cầu tất yếu.

1.2.3.3. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân

TTHC được coi là chiếc cầu nối giữa nhà nước với nhân dân, là công cụđể cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. TTHC có hệ thống, có khoa học, có đơn giản dễ hiểu và dễ áp dụng thì công tác giải quyết công việc có liên quan đến người dân mới được xử lý nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tốt được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

Hiện nay, các TTHC còn rườm rà, phức tạp, khiến người dân phải đi qua nhiều cơ quan bộ phận. Hơn nữa, giữa các cơ quan bộ phận lại chưa có sự phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng, dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết, người dân đi qua nhiều nơi, nhưng công việc vẫn chưa được giải quyết, tốn thời gian, công sức và tiền bạc.

Điều này làm người dân mất lòng tin vào các cơ quan nhà nước, gây tâm lý e ngại khi có việc phải đến các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hay dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: Hối lộ, giải quyết công việc ưu tiên quen biết. Đây chính là nguyên nhân gây ra “căn bệnh” tham ô tham nhũng trong các cơ quan nhà nước.

1.2.3.4. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Hiện nay, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chưa phát huy hết hiệu quả. Nguyên nhân là do tổ chức bộ máy cồng kềnh, còn quá nhiều cơ quan bộ phận, nhiều cấp, số lượng TTHC giải quyết các công việc nội bộ còn quá lớn, quy định lại chống chéo nhau, dẫn đến việc xử lý công việc kém hiệu quả. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, thì việc cải cách lại bộ máy theo hướng nhanh gọn, đơn giản hoá các TTHC là một yêu cầu thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy hành chính diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao.

1.2.3.5. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và mở cửa với thế giới

Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thì yêu cầu cải cách TTHC được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết để phát triển. Việc cải cách TTHC sẽ tạo ra một hành lang thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và tạo ra động lực khuyến khích cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh phát triển lành mạnh. Đây còn là một đòi hỏi chung của thế giới khi Việt Nam muốn tham gia hội nhập với các nước.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)