Những tồn tại của công ty và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 44)

Những tồn tại của công ty

Trong những năm qua cả nền kinh tế lẫn doanh nghiệp phải chịu nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế tác động lên mọi khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:

Về nguồn lao động: về đội ngũ nguồn nhân lực của công ty còn trẻ, năng động,

nhưng thiếu kinh nghiệm, còn hạn chế trong công tác nghiệp vụ. Công ty đã đưa ra chiến lược đào tạo cho đội ngũ nhân viên hàng năm, tuy nhiên đội ngũ nhân viên mới vẫn còn yếu trong khả năng làm việc, giao dịch với khách hàng. Cùng với đó là sự kết nối giữa các phòng ban như phòng kế toán, phòng kinh doanh với phòng ban khác các phòng khác chưa rõ ràng, còn chống chéo trong quá trình làm việc. Hệ thống quản trị từ trên xuống dưới còn lỏng lẻo, chưa có phương pháp quản lý phù hợp.

Về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: Nguyên vật liệu chủ yếu được công ty nhập khẩu từ trung quốc, quá trình vận chuyển và thủ tục thuế hải quan làm cho giá đầu vào tăng cao. Năm 2014 vừa qua tuy đã tìm được nguồn hàng trong nước với giá cả cạnh tranh nhưng vẫn chưa thể giải quyết nhiều trong chi phí, giá nguyên vật liệu vẫn còn cao bắt buộc công ty phải tăng giá bán sản phẩm nên thị trường tiêu thụ cũng bị sút kém. Đây vẫn là một vấn đề công ty cần nhìn nhận và có các hướng giải pháp pháp giải quyết trong tương lại.

Về chi phí: Vấn đề chi phí ngày một tăng là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến công ty CP Vạn Long Hà Nội. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, công ty vẫn chưa thực sự có chính sách cụ thể trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh. Tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng là một cách giải quyết nhưng công ty vẫn chưa chú trọng đến giải pháp này.

Về đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm: Suy thoái kinh tế diễn ra làm cho tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Việc mở rộng hệ thống phân phối vẫn

chưa mang lại hiệu quả như mong đợi khi số cửa hàng được mở ra qua các năm vẫn tăng nhưng doanh thu đem lại thì không đủ để bù đắp chi phí đặc biệt là năm 2012 và 2013. Thay vì phát triển theo chiều rộng, công ty nên tập trung vào hiệu quả kinh doanh nhiều hơn bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến và đặc biệt nhất là cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đang ngày càng khắt khe.

Ngoài ra, mặt hàng kinh doanh của công ty là mặt hàng xây dựng do vậy mà nó chịu tác động lớn bởi ảnh hưởng của STKT, việc mà công ty phát triển đa dạng các sản phẩm trong thời này không mang lại hiệu quả. Bất động sản đóng băng cùng nhiều khu đô thị đầu tư dở dang hoặc đầu tư xong phần thô nhưng không tiêu thụ bị đình công. Do thị trường bất động sản là đầu ra chủ yếu của các ngành sản xuất vật liệu nên việc công ty phát triển kinh doanh các mặt hàng xây dựng khác như thép, ximăng, vật liệu phụ trợ khác… trong thời gian này nên bị ảnh hưởng theo.

Về giá hàng bán: Việc duy trì mức giá phù hợp với khả năng tiêu dùng của thị trường đang là bài toán khó của công ty. Khi chi phí đầu vào bao gồm: chi phi lao động, vốn, giá nguyên vật liệu…đều tăng làm cho giá thành trên một đơn vị sản phẩm tăng theo. Mặt khác STKT sức tiêu thụ của thị trường giảm sút nên công ty buộc phải giảm giá thành và đưa ra các chương trình khuyến mại để giải quyết hàng tồn kho nên doanh thu tăng hàng năm nhưng lợi nhuận vẫn âm do không bù đắp được chi phí bỏ ra.

Về lợi nhuận: Mặc dù công ty có những thành công nhất định trong năm 2014, nhưng trong 3 năm trước đó lợi nhuận của công ty liên tục bị giảm năm 2012 và năm 2013 lợi nhuận còn âm bởi doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng chi phí còn tăng nhanh hơn làm doanh thu không đủ để bù đắp chi phí.

Nguyên nhân của những tồn tại

- Công tác tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty còn thấp kém, công ty chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng. Số lượng lao động công ty tăng đều hàng năm làm cho chi phí tăng nhưng chất lượng lao động lại không đảm bảo nên hiệu quả kinh doanh ngày càng kém. Do vậy công ty cần quản lý nhân lực một cách hiệu quả hơn.

- Do tác động của giá xăng dầu và nhiều chi phí liên quan tăng mạnh trong những năm vừa qua nhưng giá vật liệu xây dựng hầu như chững lại cùng với đó công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng, dẫn đến tình trạng chưa tập trung chuyên sâu vào một mặt hàng cụ thể, thị trường khai thác chưa đạt hiệu quả tối đa làm cho doanh thu của công

ty không bù đắp được chi phí. Do vậy công ty cần có biện pháp để đảm bảo đầu vào cho sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý để có thể giúp công ty mang lại lợi nhuận cao và có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Công ty vẫn còn là doanh nghiệp nhỏ so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nên quá trình kinh doanh của công ty gặp phải nhiều khó khăn. Chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm mà công ty đưa ra trong thời kỳ STKT là chưa chính xác, gây ra tổn thất chi phí lớn cho công ty. Do vậy công ty cần có biện pháp củng cố và mở rộng thị trường hiệu quả hơn. - Các chính sách kinh tế của nhà nước cùng với mặt tích cực thì cũng có những mặt tiêu

cực, ví dụ như chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh vẫn đang còn nhiều phức tạp và nhiều loại thuế gây khó dễ như thuế TNDN, nhất là đối với các doanh nghiệp xây dựng như Vạn Long Hà Nội đã phải chịu nhiều áp lực kinh doanh trong mấy năm qua.

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w