Tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 30)

Từ đầu năm 2008 đến 2014, kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới và lâm vào tình trạng bất ổn nên hầu hết các chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính đều mang tính chất tình thế, nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, mà tập trung nhất là chống lạm phát. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,78%, năm 2011 giảm còn 5,89% và đến năm 2012 thì chỉ đạt 5,03%, tốc độ thấp nhất trong 13 năm gần đây.

Trong 2 năm 2012- 2013, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản. Lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% khi mà lạm phát năm 2011 là 18,58%. Đây là kết quả đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam năm 2012, bởi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã được thực hiện tốt. Trong suốt năm 2013, nền kinh tế vẫn đối diện với tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2014 có thể nói, những khó khăn nêu trên đã được cải thiện phần nào: GDP năm 2014 tăng 5,4%; lạm phát được kiềm chế và CPI chỉ tăng 6,02% so với tháng 12 - 2013; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4% (kế hoạch trên 10%), nhập siêu chỉ còn khoảng 0,4 tỷ USD; hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ năm 2013.

Sự biến động của nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã làm cho hầu hết các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261, năm 2013 là 60.737 và năm 2014 lên đến 67.823 doanh nghiệp. Trong đó kể đến công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội là một trong số doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh kém trong 3 năm 2011 – 2013 số doanh thu mà công ty có được không bù đắp chi phí do chi phí đầu vào quá cao.

Mặc dù đạt được một số thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2014, nhưng kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, cụ thể : các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng dự kiến không đạt kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w