Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2011–

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 32)

2.2.1.1. Sơ lược vài nét về công ty

Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội với thương hiệu là “Triệu Giastone”được thành lập ngày 29/03/2007, là công ty chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, sản xuất, cung cấp và chế biến đá tự nhiên có chất lượng cao phân phối các sản phẩm đá ốp lát các loại vật liệu nội, ngoại thất đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Sản phẩm “Triệu gia stone” sản xuất và cung cấp hết sức đa dạng và độc đáo, đang được thị trường ưa chuộng bởi độ bền vĩnh cửu, sản phẩm đa dạng và mang một vể đẹp tự nhiên sang trọng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Hiện những sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên thị trường được khách hàng lựa chọn tin dùng và đánh giá cao cả về chất lượng cũng như mẫu mã.

“Triệu gia stone” không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã, nhằm mang đến tay khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất. Với phương trâm, bền, đẹp sang trọng và thân thiện môi trường, những dòng sản phẩm được khai thác từ thiên nhiên,chắc chắn sẽ góp phần mang đến cho khác hàng một không gian xanh,sạch và thân thiện môi trường. Đồng thời khẳng định vẻ sang trọng hiện đại nhưng không thiếu bản sắc tự nhiên vốn có mà khách hàng đang hướng tới.

2.2.1.2. Mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty

Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm đá tự nhiên (đá ốp lát, đá trang trí), và các loại vật liệu xây dựng (gạch hoa, ngói). Sản phẩm công ty cung cấp mang nhiều ưu điểm vượt trội và đang là dòng sản phẩm thay thế cho những vật liệu không còn giữ được tính thẩm mỹ tự nhiên và độ bền theo thời gian.

Công ty cung ứng sản phẩm đá tự nhiên và các loại vật liệu xây dựng trên toàn quốc thông qua các đại lý ở Hà Nội, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ. Khách hàng mục tiêu của công ty là những khách hàng xây dựng nhà ở, trung cư và phân phối cho các đại lý nhỏ bán lẻ.

Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty được biểu hiện cụ thể ở các mặt hàng dưới đây.

Bảng 2.1: Sản phẩm tiêu thụ của công ty qua các năm 2012 - 2014

Đơn vị: VNĐ Năm Mặt hàng 2012 2013 2014 Doanh thu Tỷ trọn g (%) Doanh thu Tỷ trọn g (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Đá ốp lát 42.225.000 29,8 220.567.000 36 426.387.000 35,3 Đá trang trí 30.203.000 21.4 160.846.000 26,3 298.000.000 24,7 Gạch hoa 32.125.000 22,7 115.000.000 18,8 226.475.000 18,8 Ngói 36.902.000 26,1 115.482.000 18,9 256.000.000 21,2 Tổng cộng 141.455.000 100 611.895.000 100 1206.862.00 0 100

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính )

Nhìn chung đá ốp lát chiếm tỷ trọng lớn nhất từ năm 2012 đến 2014 trong cơ cấu sản phẩm qua các năm bởi tính đa dạng, đẹp và bền của sản phẩm phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại hóa như ngày nay.

Trong khi đó tỷ trọng của gạch hoa và ngói lại có nhiều biến động, năm 2012 mặt hàng ngói chiếm tỷ trong lớn thứ hai sau đá ốp lát. Còn gạch hoa chiếm tỷ trọng thứ ba nhưng đến năm 2013 và 2014 thì tỷ trọng ở vị trí thấp nhất tương ứng giảm 3,9% so với năm 2012.

Ngược lại, đá trang trí năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu sản phẩm nhưng đến năm 2014 thì chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 tương ứng tăng 3,3% so với năm 2012.

Về thị trường kinh doanh, công ty xác định thị trường mục tiêu của mình là những người có thu nhập cao và những thị trường lớn nên hàng hóa của công ty phân phối chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty theo khu vực năm 2012 và 2014.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty theo khu vực năm 2012 và 2014

(Nguồn: Phòng bán hàng – Công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Trong đó thị trường Hà Nội và thị trường ở khu vực Bắc Trung Bộ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tỷ trọng thị trường hơn 30%. Ngoài việc chỉ tập trung vào khách hàng trên địa bàn Hà Nội thị trường của công ty đã mở rộng ra cả nước. Trong đó, tập khách hàng thường xuyên và là khách hàng mục tiêu của công ty chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng. Sản phẩm của công ty đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng biết đến, và công ty trở thành sự lựa chọn tin dùng của khách hàng.

Năm 2013 hệ thống kênh phân phối của công ty mở rộng thêm 6 đại lý và 2 cửa hàng ở Nghệ An. Trong năm 2014 công ty đã mở rộng hệ thống bán buôn tại các khu vực đại lý bán hàng không hiệu quả. Đồng thời mở cửa hàng tại các khu vực thị trường tiềm năng ngoài Hà Nội: 5 Cửa hàng với mức sản lượng mục tiêu 967.000 sản phẩm. Phát triển thêm 2 cửa hàng tại nội thành Hà Nội đóng góp 420.000 sản phẩm. Theo kế hoạch năm 2015 công ty sẽ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của mình và dự kiến sẽ kinh doanh thêm mặt hàng sắt, thép và xi măng tại thị trường miền Nam đồng thời những đại lý ở khu vực miền Bắc đang hoạt động kém hiệu quả công ty se giải thể để giảm chi phí đầu vào nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.2.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại phòng kinh doanh của công ty cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động lớn qua các năm, đặc biệt là từ năm 2012 đến 2013 tăng gấp 4 lần, là do năm 2013 công ty ký kết hợp đồng dài hạn với hàng loạt các công ty lớn như Công ty viễn thông quân đội Viettel, Công ty Vincom Long Biên, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Huld, hệ thống đại lý vật liệu xây dựng, Công ty thiết kế và xây dựng Sông hồng.

Theo đó năm 2012, 2013 công ty cho xây dựng thêm một số phân xưởng sản xuất tại Nghệ An nhưng do giá cả nguyên vật liệu xây dựng 2 năm tăng mạnh, với chất lượng quản lý kém, kéo theo giá vốn hàng bán tăng cao, do vậy, mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng công ty vẫn bị thua lỗ, năm 2012 là 38.663.020 đồng, năm 2013 là 223.977.577 đồng

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 – 2014

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng doanh thu 202.288.986 167.325.658 702.250.983 1757.580.000 Tổng chi phí 87.097.557 205.988.678 926.228.560 502.580.000 LNTT 115.191.429 (38.663.020) (223.977.577) 1255.000.000 LNST 86.393.572 (38.663.020) (223.977.577) 978.900.000

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

- Qua bảng số lệu trên ta thấy doanh thu của công ty có sự biến đổi mạnh năm 2012 giảm 17,3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 419,8% so với năm 2012, sau 3 năm doanh thu tăng 347,3% nhưng lợi nhuận của công ty lại âm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty kém bởi thực tế là đến năm 2012, giá xăng dầu và nhiều chi phí liên quan tăng mạnh nhưng giá vật liệu xây dựng hầu như chững lại. Đến năm 2014, quy mô kinh doanh mở rộng hơn và giá bán ra cũng được cải thiện nên doanh thu tăng 250,3% so với năm 2013 cùng với chi phí đầu vào giảm nên đem lại hiêu quả kinh doanh cao.

- Tổng chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh, năm 2012 (136,5%) so với năm 2011, năm 2013 (349,6%) so với năm 2012, cho đến năm 2014 thì có phần cải thiện do công ty đã sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí và những hoạt động không cần thiết làm giảm lợi nhuận vì vậy mà năm 2014 chi phí giảm nên hiệu quả kinh doanh đạt kết quả

cao. Như vậy là doanh thu năm 2012 giảm 17,3% nhưng chi phí quản lý tăng nhiều như trên, chứng tỏ hiệu quả quản lý chưa tốt đẫn tới cồng kềnh về chi phí nhưng không tăng hiệu quả kinh doanh.

- Lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 liên tục sụt giảm do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí, năm 2012 so với năm 2011 doanh thu giảm 17,3% nhưng chi phí lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty âm, năm 2013 so với năm 2012, chi phí tăng 449,6% mà doanh thu chỉ tăng 419,8%, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh trong 2 năm này hoạt động chưa tốt.

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w