Tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 36)

2.2.2.1. Tác động của suy thoái kinh tế tới đầu vào của công ty Tác động tới nguồn vốn của công ty

Trong thời kỳ suy thoái, hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, sự biến động của nguồn vốn ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty.

Biểu đồ 2.2: Biến động của nguồn vốn công ty năm 2011 – 2014

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy nguồn vốn của công ty giảm trong 3 năm 2011 – 2013 trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lượng vốn của công ty năm 2013 giảm 334 triệu đồng so với năm 2011. Ngoài ra các tác động từ chính sách kinh tế năm 2011 của Chính phủ thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các biện pháp cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư của Nhà nước thắt chặt tín dụng. Do đó, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhành xây dựng nói chung và công ty Vạn Long nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn của công ty rất quan trọng trong việc duy trì sản xuất. Do vậy năm 2012 để mở rộng sản xuất công ty phải vay thêm 300 triệu đồng của ngân hàng với thời hạn 6 tháng, chính sách tăng lãi suất của chính phủ năm 2012 buộc công ty phải tăng giá bán làm cho sản lượng bán ra giảm so với năm 2011. Trước tình hình suy thoái việc huy động vốn từ các nhà đầu tư là rất khó nên kế hoạch dự kiến phát triển ngành hàng vật liệu xây dựng thêm của công ty vẫn chưa được thực hiện.

Theo số liệu từ phòng kế toán của công ty từ năm 2011 – 2014 thì: Chi phí cho vốn cố định như tiền thuê mặt bằng kinh doanh, mua mới máy móc, sửa chữa trang thiết bị năm 2011 và 2012 là 521 triệu đồng, đến năm 2013 là 529 triệu đồng và năm 2014 là 558 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu qua các năm 2013 và 2014 tăng mạnh mà vẫn không bù đắp được chi phí. Tuy việc huy động vốn khó khăn làm cho năm

2012 và 2013 lợi nhuận của công ty trong 2 năm âm nhưng đến 2014 từ sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy trong TPHCM thương hiệu của công ty đã được lan rộng và phát triển khá mạnh ở thị trường miền Nam. Theo kế hoạch năm 2015 công ty sẽ vay thêm 500 triệu đồng từ các công ty liên kết để phát triển đa dạng các dòng sản phẩm đá trang trí và các nguyên vật liệu trong sản xuất như sắt, thép, xi măng.

Qua đó ta cũng thấy được sự nỗ lực của công ty trong thời kỳ STKT là rất lớn để giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Tác động đến đầu vào là lao động của công ty

Do tác động của suy thoái kinh tế nên người lao động trong công ty cũng bị ảnh hưởng, thời gian làm việc bị xáo trộn. Trong thời kỳ STKT hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ làm cho công ty phải sa thải nhân viên nên số lượng nhân viên của từng cửa hàng bị giảm xuống . Nhân viên năm 2012 nhân viên trong toàn công ty tăng lên 98 nhân viên nhưng đến năm 2012 chỉ còn lại 70 nhân viên. Ngoài ra, thời gian làm tăng ca cũng ngày càng ít hơn, hiệu quả kinh doanh cũng bị giảm nên chế độ thưởng cho nhân viên cũng không có, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên.

Theo kết quả tác giả tìm hiểu được qua thời gian thực tập tại phòng kinh doanh của công ty thì mức lương cơ bản và lương bình quân của người lao động năm 2012 tăng 27,7% ; lương bình quân tăng 13,52% so với năm 2011 nhưng chính sách thưởng và phúc lợi của công ty lại có sự thay đổi lớn. Thay vì các đợt thưởng “ nóng ” và thưởng đều hàng tháng như trước đây, trong thời kỳ suy thoái công ty chỉ thực hiện thưởng vào những dịp lễ tết mức lương cao nhất cho nhân viên trong công ty chỉ từ (3-4 triệu đồng) đối với khu vực thành thị như Hà Nội, còn các tỉnh lân cận khác chỉ từ( 2- 2,5 triệu đồng), các chuyến du lịch để tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nghỉ ngơi cũng bị cắt giảm tới gần 50%.

Qua đó ta có thể thấy được suy thoái kinh tế không những ảnh hưởng đến việc làm mà còn tác động đến thu nhập của người lao động trong công ty. Do vậy, số lượng lao động của công ty ngày càng giảm bởi mức lương thấp không đủ chi trả cho cuộc sống của nhân viên nên hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng thấp.

Tác động đến đầu vào là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu vào luôn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra không bị gián đoạn. Nguyên liệu sản xuất của công ty phải chịu tác động của suy thoái. Theo số liệu từ

phòng kế toán của công ty từ năm 2011 – 2014 thì: Chi phí mua nguyên vật liệu tăng từ 80 triệu đồng năm 2011, 120 triệu đồng năm 2012, năm 2013 là 250 triệu đồng và đến năm 2014 tăng 290 triệu đồng điều này là do giá của nguyên vật liệu tăng.

Bảng 2.3: Giá nguyên vật liệu sản xuất của công ty CP Vạn Long Hà Nội

Năm Giá đất sét (đồng/kg) Giá than đá(đồng/kg) Giá phiến sét mềm(đồng/kg) Giá canxi silicat(đồng/kg) Vốn sản xuất(trđ) 2012 22.000 25.000 20.000 20.000 120.000 2013 25.000 35.000 22.000 22.000 150.000 2014 18.000 30.000 19.000 20.000 99.000

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Vạn Long Hà Nội)

Dưới đây là biểu đồ hình cột cho ta thấy sự tăng giá liên tục của các nguyên vật liệu sản xuất để giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Biểu đồ 2.3: Thể hiện sự biến động giá nguyên vật liệu sản xuất năm 2012 - 2014

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Qua biểu đồ ta thấy : Giá của đất sét biến động qua các năm từ 2012 – 2014 cụ thể 2013 tăng hơn 13% so với năm 2012, đến năm 2014 giảm khoảng 20% so với năm 2013.

Giá than đá năm 2013 tăng khoảng 40% so với năm 2012, đến năm 2014 giá than đá giảm so chỉ còn khoảng 14% so với năm 2013.

Giá phiến sét và giá canxi silicat có mức tăng như nhau, năm 2013 tăng 10% so với năm 2012, đến năm 2014 giảm 15% so với năm 2013.

Sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào trong 2 năm 2012 – 2013 làm cho tổng vốn sản xuất năm 2013 tăng hơn 20% so với năm 2012, đến năm 2014 do giá nguyên vật liệu giảm nên tổng vốn sản xuất giảm 25% so với năm 2013. Điều này khiến công ty phải thay đổi cơ cấu sản phẩm để đảm bảo doanh thu và chi phí. Chi phí cho vận chuyển hàng hóa cũng tăng do giá xăng dầu tăng liên tục. Thông thường mỗi lần giá xăng dầu tăng thì giá vận chuyển hàng hóa cũng tăng khoảng 300 – 400VNĐ/km.

2.2.2.2. Tác động của suy thoái kinh tế tới đầu ra của công ty

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của công ty trong đó đầu ra là rất quan trọng nó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty dưới đây là 2 yếu tố quan trọng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.

Tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường tiêu thụ của công ty

Do đặc thù sản phẩm của công ty là sản phẩm về thị trường xây dựng, rất nhạy cảm với suy thoái kinh tế bởi vì trong những năm gần đây bất động sản nằm yên, nhu cầu xây nhà ở cũng giảm đồng thời suy thoái người dân có xu hướng giảm bớt chi tiêu, thu nhập giảm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Sức mua giảm khiến công ty đối mặt với nhiều khó khăn, mặc dù công ty đã đưa ra các chính sách giảm giá, khuyến mãi được tung ra liên tục nhằm kích cầu nhưng sản lượng bán ra các năm vừa qua của công ty vẫn giảm làm cho doanh thu không bù đắp được chi phí bỏ ra.

Năm 2012 có 3 đại lý và cửa hàng mới khai trương con số này ít hơn năm 2011 là 7 đại lý. Một số khu vực phải dừng hoạt động do kinh doanh kém hiệu quả như : Hòa Bình, Sài Đồng, Điện Biên và một số cửa hàng hoạt động cầm chừng, sản lượng tiêu thụ thấp.

Năm 2013, các đại lý mới được khai trương năm 2012 đều có doanh số giảm sút (khoảng 15% - 25%) điển hình như ở Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng, một số đại lý giảm sút mạnh đến gần 50% như: Sơn Tây, Đông Anh. Kể từ thời điểm tháng 5/2013 đến cuối năm các đại lý cũ đều giảm sút, không có đại lý nào vượt mức doanh thu đề ra so với năm 2012.

Bên cạnh đó nhờ có chính sách đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng của chính phủ cuối năm 2013 nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng ngày càng cao, nên lượng hàng bán ra của công ty năm 2014 tăng. Trong năm 2014, công ty đã tranh thủ bán hết lượng tồn kho (2012 và 2013). Đồng thời có 5 đại lý mới khai trương ở một số thị trường tiềm năng như Hà Nội Và TP.HCM đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty, hiểu rõ được nhu cầu và mức sống trong TP.HCM từ đó công ty tập trung phát triển trong thị trường miền nam giúp công ty đạt được mức tăng trưởng cao đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Đạt được kết quả này là nhờ mặt bằng giá nguyên vật liệu xây dựng ở mức thấp khiến cho hoạt động xây dựng sôi động trở lại, điều này làm cho lượng hàng bán ra của công ty tăng lên đáng kể.

Tác động của suy thoái kinh tế tới giá hàng bán

Trong năm 2014 nền kinh tế vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tuy tỉ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, giá nguyên vật liệu sản xuất giảm. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn do sức tiêu thụ sản phẩm của

thị trường tác động đến giá hàng bán từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Dưới đây là đơn giá trung bình các sản phẩm chính mà công ty đang kinh doanh từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của công ty.

Bảng 2.4: Đơn giá trung bình các mặt hàng chính của công ty giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị: nghìn đồng/viên Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 và 2012 Chênh lệch 2014 và 13 Giá trị % Giá trị % Đá ốp lát và đá trang trí 23.50 0 19.000 21.50 0 - 4,5 - 19,15 2,5 13,2 Gạch hoa 15.50 0 14.000 16.50 0 - 1,5 - 9,6 2,5 17,8 Ngói 5.500 4.500 6000 - 1 18,18 1,5 33,33

(Nguồn: Phòng bán hàng – Công ty CP Vạn Long Hà Nội)

Qua bảng ta thấy giá bán trung bình các sản phẩm chính của công ty qua các năm từ 2012 đến 2014 đã có sự thay đổi đáng kể, như trên bảng thì giá bán trung bình của các sản phẩm đá ốp lát và đá trang trí đã giảm 4,5 nghìn đồng/ viên, gạch hoa giảm 1,5 nghìn đồng/viên, ngói giảm 1 nghìn đồng/viên ở giai đoạn 2012 – 2013. Tuy nhiên giai đoạn 2013 – 2014 giá thành trung bình có xu hướng tăng ở đây đá trang trí, đá ốp lát và gạch hoa đã tăng lên 2,5 nghìn đồng/viên, ngói tăng 1,5 nghìn đồng/viên qua đó ta thấy rằng công ty đã có những biện pháp đối phó với suy thoái kinh tế. Nguyên nhân chính của sự giảm này là khi suy thoái tác động đến nền kinh tế làm cho lượng tiêu thụ của công ty giảm, để kích cầu bán hàng thì công ty đã phải hạ giá thành, mặt khác các chi phí khác lại tăng lên.

Tác động của suy thoái kinh tế tới tổng doanh thu của công ty

Trong những năm qua, đá trang trí và đá ốp lát là hai mặt hàng thương mại đóng góp chủ lực vào doanh thu hoạt động của công ty, qua bảng 2.1 trung bình đá trang trí đóng góp khoảng 24%, đá ốp lát là 33,7%, còn lại là mặt hàng gạch hoa và ngói. Nhìn

chung, hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty đang được mở rộng kinh doanh mạnh mẽ, với sự tăng trưởng doanh thu qua từng năm ở mức cao.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến động doanh thu các mặt hàng chính của công ty qua các năm 2011 – 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 2.4: Thể hiện sự biến động tổng doanh thu của công ty năm 2011 - 2014

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua đồ thị ta thấy doanh thu của công ty năm 2012 giảm 17,3% so với năm 2011, trong 3 năm 2012 đến 2014 thì doanh thu tăng liên tục nhưng hiệu quả kinh doanh của công ty lại không cao bởi vì chi phí cho đầu vào năm 2012 – 2013 tăng mạnh mẽ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế không chỉ làm giá nguyên vật liệu tăng mà còn làm cho thị trường tiêu thụ giảm khiến công ty phải giảm giá bán để giải quyết hàng tồn kho làm cho doanh thu có tăng qua các năm nhưng lại không bù đắp được chi phí bỏ ra. Bước sang năm 2014, công ty bắt đầu mở rộng kinh doanh thêm sắt, thép và xi măng, tuy là mặt hàng mới kinh doanh, nhưng với nguồn khách hàng dồi dào từ các ngành sản xuất ắc quy, sơn, sản xuất nhựa… nên thị trường mở rộng và có sự tăng trưởng mạnh hơn so với 3 năm trước. Cùng với đó là nhu cầu phát sinh nhà ở tăng lên nhờ chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ năm 2013. Tận dụng thời cơ này công ty đã sử dụng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lương sản phẩm làm cho sản lượng bán ra tăng đáng kể, doanh thu tăng lên 1.757.000.000 đồng cao hơn so với 3 năm trước.

2.2.2.3. Tác động của suy thoái kinh tế tới lợi nhuận của công ty năm 2011 – 2014

Tác động của suy thoái làm ảnh hưởng đến chi phí, thị trường tiêu thụ, vốn, doanh thu…của công ty. Do vậy mà lợi nhuận của công ty cũng bị biến động qua các năm 2011 – 2014.

Qua bảng 2.2 (kết quả kinh doanh của công ty) cho thấy lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2011 đến 2013 liên tục sụt giảm, năm 2012 doanh thu giảm 17,3% so với năm 2011 làm cho lợi nhuận âm 38.663020 đồng. Đặc biệt, năm 2013 so với năm 2012 chi phí tăng 449,6% mà doanh thu chỉ tăng 419,8% chứng tỏ chi phí tăng mạnh hơn doanh thu và làm cho lợi nhuận của công ty năm 2013 âm 223.977.577 đồng. Bên

cạnh đó chính sách tăng lãi suất năm 2012 khiến lợi nhuận của công ty năm 2012 và 2013 sụt giảm do phải chi trả thêm một phần tiền lãi cho các ngân hàng do lãi suất tăng nên mức doanh thu thu được của công ty vẫn không bù đắp được chi phí.

Nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt với lãi suất thấp kích thích sản xuất của chính phủ năm 2014 được sử dụng. Tận dụng cơ hội đó, công ty CP Vạn Long đã chủ động vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm để tăng doanh thu và thu về lợi nhuận tăng hơn 10 lần so với năm 2011. Công ty luôn thực hiện chiến lược tối thiểu hóa chi phí sử dụng trong các dự án khai thác để thu về hiệu quả cao nhất , tuy không mang lại lợi nhuận cao nhưng đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với 3 năm trước.

Qua đó ta thấy được lợi nhuận của công ty có nhiều biến động những năm vừa qua không chỉ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế mà còn chịu tác động trực tiếp từ chính sách kinh tế của Chính phủ. Đồng thời công ty cũng đã cố gắng cân đối chi tiêu trong sản xuất nên công ty đang ngày dần phục hồi và có hiệu quả kinh doanh cao.

Một phần của tài liệu luận văn kinh doanh thương mại Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w