Tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 74)

n trong phát trin kinh tế h gia đình

- Đất đai:

Thực hiện tốt quy định của Luật đất đai năm 2003 và các nghị định sửa đổi bổ sung. Về nguyên tắc, nhà nước quy định việc đứng tên sử dụng

đất là cả hai vợ chồng nhưng trong thực tế người đứng tên chính lại là nam giới. Do vậy, cần phải kiểm soát các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được ghi tên cả vợ và chồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhiều người

phụ nữ.

- Tín dụng:

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vốn cho phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, nhu cầu vay vốn trong các hộ gia đình để đầu tư vào sản xuất là rất lớn. Qua thực tế cho thấy vốn vay của nông dân ở địa phương gặp nhiều khó khăn, lượng vốn người dân được phép vay thấp không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất. Lượng vốn vay này chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt. Vì vậy Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục,

vay đa dạng hơn. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ

ngân hàng với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ

thuật và thông tin về thị trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần

được thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận

được. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân hàng.

4.5.4. Tăng cường s tham gia ca ph n vào hot động cng đồng

Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp từ các đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, để họ được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông... Hình thành các câu lạc bộ văn hoá, thể thao tại

các xóm, có kế hoạch sinh hoạt theo định kỳ một tháng 1 lần tại các nhà

văn hoá xóm. Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức, giảm thiểu được tính tự ti, rụt rè, ngại va chạm của một bộ phận phụ nữ.

4.5.5. Trong vic thc hin các chính sách, kế hoch, chương trình d án phát trin ca địa phương cn đặc bit quan tâm đến vai trò, s tham gia ca ph n

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tao điều kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh nặng và sự lo toan về kinh tế

cho phụ nữ.

- Khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống... điều này có thể tạo ra cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới hạn chế thời gian lao động nông nhàn, tăng thu nhập nhờ đó họ có thể

Hạn chế việc người chồng đi làm thuê xa nhà đồng thời phụ nữ cũng có những khoản thu nhập bằng tiền mặt của riêng họ. Bên cạnh đó, qua sinh hoạt tại nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng quan hệ

giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về những vấn đề xã hội cũng như

những kiến thức về nuôi dạy con trong gia đình.

- Trong quá trình thực hiện các trương trình, dự án nhu cầu của lao động nữ và nam cần được xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chương trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án với phụ nữ

như: nước sinh hoạt, thuỷ lợi, cầu đường, trạm y tế, thông tin liên lạc, trường học và chợ.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)