Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)

Bng 4.14: T l n tham gia hot động cng đồng năm 2013 (ĐVT:%) Hoạt động Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai - Dựđám ma, cưới hỏi, lễ 15,38 15,38 69,23 24,00 24,00 52,00 28,57 28,57 42,86 - Đi họp xóm 15,38 38,46 46,15 32,00 40,00 28,00 14,29 57,14 28,57 - Văn nghệ, TDTT 30,77 15,38 53,84 28,00 28,00 44,00 28,57 28,57 42,86 - Tham gia tập huấn 15,38 53,85 30,77 24,00 40,00 36,00 14,29 42,86 28,57 - Lao động công ích 23,08 23,08 53,84 32,00 28,00 40,00 42,86 28,57 28,57 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

So với nam giới phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng không nhiều và không giống nhau giữa các hộ và nhóm hộ. Kết quả nghiên cứu ở

cả ba nhóm hộ đều cho thấy, trong tất cả các hộ gia đình, trong khi hầu hết các khâu trong trồng trọt và chăn nuôi phần đa dều do người phụ nữ đảm nhận nhưng việc tham gia các hoạt động cộng đồng nam giới thực hiện là chính, phụ nữ đóng vai trò ít quan trọng hơn. 38.46% người chồng trong hộ

khá, 40% hộ trung bình và 57.14% ở hộ nghèo tham gia các buổi họp xóm. Về tham gia tập huấn cũng chủ yếu do người chồng đảm nhận. Hộ khá người chồng tham gia 53.85%, hộ trung bình 40%, hộ nghèo 42.86%. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức, hạn chế khả năng tiếp cận thông tin hiểu biết xã hội hay những kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và những vấn đề khác. Đây có thể coi là hiện tượng “ nữ

làm, nam học”

Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, sản lượng cây con.Vì vậy sẽ thật khó khăn để người phụ nữ có thể tiếp nhận nguồn kiến thức này. Đây là điều thiệt thòi lớn đối với chính bản thân họ, đồng thời họ cũng ít có điều kiện để thể hiện khả năng, tiếng nói của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng dân cư, hạn chế trong việc

đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cộng đồng hoặc vấn đề xã hội, quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội bị thu hẹp.

Trong dự đám ma, cưới, hỏi, lễ cả hai đều tham gia, ở các nhóm hộ

với tỷ lệ tương đương. Khi chồng hoặc vợ đi vắng thì người còn lại sẽ đi thay. Tuy nhiên trong lao động công ích như vệ sinh môi trường, dọn kênh mương, đào rãnh, phụ nữ rất hăng hái và tự nguyện tham gia, hộ khá (23.08%). Hộ trung bình (32%), hộ nghèo (42.86%) qua đó họ vận động gia đình và bà con lối xóm giữ vệ sinh chung và bảo vệ tài sản, môi trường

sống xung quanh. Đây là một ưu điểm để phụ nữ có thể tiếp cận thông tin và phát triển các mối quan hệ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)