Kiểm soát nguồn lực đất đai.
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất và các hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình. Nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới, trong kiểm soát các nguồn lực
đất đai cụ thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nam giới vẫn là người đảm nhận chính. Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổđỏ) là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và nữ giới. Người phụ nữ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhóm hộ khá chiếm 23.08% và hộ trung bình chiếm 20% và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo chiếm 14.29% trong khi nam giới ở nhóm hộ nghèo đảm nhận vai trò này chiếm 85.71%, qua điều tra, chủ yếu nữ hộ nghèo đứng tên trên sổ đỏ thuộc nhóm người cơ nhỡ, góa chồng hoặc chồng sức khỏe kém, khả năng tạo ra thu nhập kém hơn vợ. Vì vậy càng khẳng định rằng với hộ nghèo thực tế người vợ chưa có quyền kiểm soát nguồn lực đất đai.
Kiểm soát nguồn lực tài chính
Bảng 4.11: Tình hình quản lý vốn vay của hộ (ĐVT:%) Người thực hiện Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Tỷ lệ vay vốn 46,15 60,00 28,57 1.Quản lý Chồng 16,67 26,67 50,00 Vợ 16,67 13,33 20,00 Cả hai 66,67 60,00 30,00 2.Quyết định sử dụng vốn vay Chồng 0 20,00 50,00 Vợ 0 13,33 0 Cả hai 100 66,67 50,00 3.Đứng tên vay vốn Chồng 66,67 60,00 100 Vợ 33,33 40,00 0
4.Trả lãi tiền vay
Chồng 33,33 36,00 0
Vợ 66,67 64,00 100
Cùng với kiểm soát nguồn lực đất đai, để phát triển kinh tế gia đình người phụ nữ cần kiểm soát nguồn lực tài chính. Bảng tổng hợp trên cho ta thấy trong ba nhóm hộ, hộ nghèo có tỷ lệ vay vốn thấp hơn cả, người nghèo luôn sợ rủi ro, họ chỉđầu tư và dám vay vốn đểđầu tư khi họđã chắc chắn, tư tưởng lỗ không có khả năng thanh toán làm cho họ ngần ngại khi quyết
định vay vốn, nếu có vay vốn thì mục đích của họ cũng là cho con cái học hành, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp với quy mô rất nhỏ vì vậy mà người nghèo ngày càng nghèo thêm. Xét trong từng nhóm hộ, đã có sự tham gia của cả hai giới từ việc quản lý, đứng tên, quyết định sử dụng và trả lãi, kết quả điều tra tại các hộ cho thấy trong quá trình ra quyết định sử dụng tài chính, hầu hết đều cho rằng cả vợ và chồng bàn bạc thống nhất nhưng nếu có sự không đồng thuận thì quyết định cuối cùng thuộc về người chồng,
điều này thể hiện rõ nhất ở nhóm hộ nghèo với tỷ lệ chồng quản lý vốn và quyết định sử dụng chiếm 50% nhưng khi trả lãi lại do người vợ thực hiện chiếm 100%. Như vậy có thể nói ở hộ nghèo, người vợ trực tiếp quản lý tài chính như thủ quỹ của gia đình, còn quyền quyết định sử dụng tài chính vào mục đích gì, sử dụng thế nào lại thuộc về người chồng.
Nguồn vốn vay của các hộ chủ yếu từ ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp. Mặc dù hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, ngân hành chính sách đã được đưa xuống tận cấp xã nhưng không phải lúc nào cần là vay được, lượng vay, thời gian vay luôn bị hạn chế. Hơn nữa việc vay vốn phụ thuộc vào tài sản thế chấp, thủ tục, làm cho hộ nghèo ít có cơ hội vay vốn, người phụ nữ do ít được đứng tên trên sổ đỏ nên khả năng chủ động nguồn vốn cho phát huy các ý tưởng sản xuất, kinh doanh hay khả năng chủ động phát triển kinh tế thu hẹp hơn. Họ chỉ có thể vay thông qua các hội, đoàn thể với lượng không nhiều. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải đơn giản hóa các thủ tục vốn vay, đa dạng hóa các nguồn vốn cho phụ nữ để họ