Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

Là một xã miền núi của huyện Đại Từ, được sự quan tâm của các cấp, các ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng nhanh do phát

động phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã đang tăng nhanh, cây trồng đa rạng, phong phú, ngoài ra phong

trào trồng cây xanh làm đẹp cơ quan, đường làng, ngõ xóm cũng được các cấp các ngành quan tâm, cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch, mát mẻ, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm không khí và nguồn nước.

4.1.1.7. Tài nguyên du lịch

Văn Yên có 2 di tích lịch sửđược nhà nước xếp hạng, đó là: - Đền Lưu Nhân Chú, hồ Tắm Ngựa

- Bia lưu niệm Cục Quân nhu và hồ Vai Cái

Hàng năm Lễ hội núi Văn - núi Võ được tổ chức tại đền Lưu Nhân Chú vào ngày mồng 4 Tết, thu hút trên chục nghìn lượt khách đến thăm.

Đây chính là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai.

4.1.1.8. Nhận xét chung:

Thuận Lợi: Xã Văn Yên có địa hình, khí hậu và đất đai phù hợp với việc thành lập các trang trại vườn đồi, nông lâm kết hợp, có thể kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp là chính để xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn 2011-2015.

Khó khăn: Là một xã miền núi địa hình bị chia cắt nhiều, trình độ

dân trí ở mức trung bình, sản xuất nông nghiệp là chính, các ngành nghề

chưa phát triển, nguồn vốn ít, dịch vụ thương mại đã có bước phát triển song còn đơn lẻ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, hàng năm úng ngập còn xảy ra ở một số vùng trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã.

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hi

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XXII, năm thứ

ba thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011-2015), việc thực hiện thắng lợi kế hoạch trong năm thứ ba của năm của nghị quyết (năm 2013) có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà phát triển cho cả giai đoạn

2011 – 2015 và những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2013 Dưới sự chỉđạo sát sao của Đảng uỷ, giám sát của HĐND. Với sự điều hành linh hoạt, kiên quyết của UBND xã, các cơ sở xóm; cùng với sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội; sự phấn đấu nỗ lực vươn lên trong lao động và sản xuất của nhân dân trong toàn xã, phấn đấu hoàn thành cơ bản kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nghị quyết của Đảng bộ, HĐND xã đề ra. Kết quảđạt được cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Uớc đạt 13 % đạt 100% KH

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2013 đạt 4542,6 tấn. - Tỷ xuất sinh thô là 17,74 %o.

- Giới thiệu việc làm cho 245 lao động. - Tỷ lệ hộ nghèo là 10,94%

- Tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,71%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 13,38% - Tỷ lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh là 85%

- Giá trị Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 14 tỷđồng. - Gía trị thương mại dịch vụước thực hiện 11,642 tỷ

* Lĩnh vực trồng trọt:

Bng 4.2: Din tích, năng xut, sn lượng 1 s cây trng chính ca xã năm 2013

Chỉ Tiêu DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn)

Lúa(cả năm) 386 110.3 4.269

Ngô 68,4 40 273,6

Khoai Lang 65 30 195

Sắn 8 40 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây chè 132,2 72,4 803,2

Trong sản xuất nông nghiệp: Xác định cây lúa là trọng tâm, cây chè là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế.

- Về sản xuất lương thực: Hàng năm gieo cấy lúa hết diện tích, giống lúa lai cho năng suất cao được đưa vào sản xuất, tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2013 đạt 4542,6 tấn.

- Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng và điều kiện cụ thể của địa phương xác định cây chè là cây cho nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân, hàng năm được nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật để cải tạo và trồng mới, hiện nay trong toàn xã có 132 ha, trong đó có 22,2 ha trồng chè cành có năng xuất và chất lượng cao, bình quân đạt 72,4 tạ/ha, có tổng sản lượng bằng 803,2 tấn chè búp tươi năm 2013, đạt 98,4% nghị quyết đề ra

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã, cùng với kinh nghiệm lâu năm của người dân. Ngoài thế mạnh về cây lúa, cây chè là thế mạnh thứ hai của địa phương.Vì vậy trong tương lai, địa phương cần tập trung phát huy thế mạnh cây chè, nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

*Chăn nuôi:

Bng 4.3: S lượng gia súc, gia cm ca xã Văn Yên giai đon 2011- 2013

(ĐVT: con)

(Nguồn: Ban thống kê xã Văn Yên năm 2014)[7]

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, số gia súc, gia cầm được người dân

địa phương nuôi có sự biến động trong 3 năm gần đây. Nhìn chung số

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Đàn lợn 10.981 12.172 12.400 Đàn trâu 1.195 1.257 1.285 Đàn bò 93 102 117 Đàn gia cầm 71.800 72.200 84.355 Đàn dê 155 219 107

lượng gia súc, gia cầm đều tăng lên. Từ năm 2011 đến năm 2013 số lượng lợn tăng lên 1419 con, gia cầm tăng lên 12555 con. Nguyên nhân là do Công tác tiêm phòng dịch cúm A cho gà, vịt, trâu, bò, lợn, dê thực hiện

đúng theo kế hoạch đã được tập huấn, mở được nhiều lớp học tập chuyển giao công nghệ mới cho người dân, trong đó có các lớp về trồng trọt, chăm sóc phòng trừ sâu hại, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các lớp thiết kế trồng rừng, trồng chè, lớp chăn nuôi, thú y. Vì vậy số lượng gia súc, gia cầm của toàn xã đã tăng lên.

Số lượng trâu tăng lên 90 con, bò tăng lên 24 con, mặc dù số lượng trâu bò của toàn xã tăng lên, tuy nhiên đây là một con số hạn chế. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do diện tích chăn thả bị thu hẹp, sức cày kéo phục vụ cho sản xuất đã dần được thay thế bằng các loại máy móc nên rất ít hộ nuôi trâu, bò. Đa số các hộ nuôi với quy mô nhỏ (1-2 con) để bán ra thị

trường. Đồng thời, thời tiết bất lợi, rét đậm, rét hại kéo dài làm một số gia súc, gia cầm của các hộ bị chết.

Đàn dê của xã giảm đi 48 con, do điều kiện khí hậu chưa thực sự phù hợp, người nông dân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc. Hơn nữa khẩu phần ăn và chế độ ăn của dê khiến người dân không có điều kiện để mở rộng mô hình này.

4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội a, Dân số và lao động

* Cơ cấu lao động của xã Văn Yên năm 2013

- Tổng số hộ: 2.095 hộ.

- Tổng số nhân khẩu: 7.396 người, trong đó nữ: 3.738 người. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 33,8%. - Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: Tổng số 325 người, trong đó có 6 lao động đang làm việc tại nước

ngoài, còn lại là làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài tỉnh.

- Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 75%.

(Nguồn: Ban thống kê xã Văn Yên năm 2014)

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu lao động của xã Văn Yên năm 2013

Cùng với đất đai thì lao động là yếu tố quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề. Hình 4.1 cho ta thấy, nhìn chung lao động của xã Văn Yên vẫn chủ yếu là lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65,8%, đặc điểm của nhóm lao động này là trình độ thấp, gây khó khăn trong quá trình chuyển giao cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng xuất và sản lượng cây con. Vì vậy đối với một xã nông nghiệp như Văn Yên là yếu tố cản trở. Lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 31,2%, chủ yếu là lao động đi làm thuê tại các công ty, doanh nghiệp ở các thành phố lớn. Trong sốđó đã qua đào tạo cũng chưa nhiều, hoặc chỉ ở mức đào tạo nghề. Để đưa nền kinh tế địa phương phát triển, vấn đề về xem xet, tổ chức nâng cao năng lực cho lao động là việc làm cấp thiết trước mắt của địa phương.

* Lao động của xã chia theo giới từ năm 2011- 2013

Bng 4.4: Lao động xã Văn Yên chia theo gii tính giai đon 2011 – 2013

Năm nghiên cứu lao động Tổng số Chia theo giới tính

Nam Nữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 3.598 1.961 1.637

2012 4.384 2.280 2.104

2013 4.884 2.358 2.526

(Nguồn: Ban thống kê xã Văn Yên năm 2014) [7]

Đánh giá về tình hình nhân lực của xã

- Thuận lợi: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi của địa phương khá cao, chiếm tỷ lệ 66%, nhận thức về đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm của người lao động ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và các trường TCCN, các trường nghề đạt tỷ lệ hàng năm trên 90% đây chính là những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai.

- Khó khăn: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến người lao

động của địa phương đang làm việc cho các công ty, doanh nghiệp bị thất nghiệp, thiếu việc làm; một số hộ gia đình nhận thức trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển; số

lao động chưa có việc làm ổn định tỷ lệ còn quá cao chiếm tỷ lệ trên 20%.

b, Lĩnh vực văn hóa xã hội

- Về công tác Giáo dục

Hiện nay xã có trường tiểu học và trường mầm non đã đạt chuẩn.Kết quả năm học 2012-2013, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh ở ba nhà trường đạt 15,2%, số học sinh khá, giỏi ở bậc Trung học và Tiểu học đạt 58,12 %, tăng 16.78 % so năm học 2011-2012. Số học sinh tham dự các kỳ

thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được giải là 50 em, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100 %. Trường Mầm non: Tổng số là 332 cháu, trong đó: 01 lớp nhà trẻ có 42 cháu vượt 01 trẻ so với chỉ tiêu trên giao và 07 lớp mẫu giáo gồm 290 cháu, số trẻ đi mẫu giáo đạt tỷ lệ 82,4 tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100 %, tỷ lệ suy dinh dưỡng trong năm so với đầu vào giảm 3,04 %, số trẻ 5 tuổi phải phổ cập GDMN

đạt 100%.

Về cơ bản tiêu chí giáo dục đã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí nông thôn mới đã đề ra.

- Về công tác y tế:

Hiện xã có 1 trạm y tế nhà hai tầng với tổng số 12 giường bệnh, trạm có 7 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sỹ, đội ngũ cán bộ y tế đã qua đào tạo và có trình độ, tâm huyết với nghề. Điều kiện cơ sở vất chất đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trạm Y tế. Năm 2013 tổng số lượt khám và điều trị tại trạm là 9.828 lượt, tăng 337 lượt so năm 2012. Về cơ

bản đã đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế.

- Về công tác DS-KHHGĐ: Thực hiện tốt chiến dịch Chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình; tăng cường các biện pháp tránh thai, nhằm giảm tỷ lệ sinh. Năm 2013 tỷ suất sinh thô là 17,74%o, giảm 5,65%o so với cùng kỳ năm 2012; có 7 trường hợp sinh con thứ 3 chiếm tỷ lệ 5,38%, giảm 4 trường hợp so với năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,46%, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 0,38%. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 74,68%, giảm 2,82% so với cùng kỳ năm 2012.

- Công tác văn hóa văn nghệ - TDTT

+ Về công tác thông tin tuyên truyền: Triển khai, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; công tác an toàn giao thông và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Về các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao: Tổ chức tốt kế hoạch vui Xuân Đinh Tỵ 2013; Lễ hội núi Văn - núi Võ; các chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ... Tổ chức thành công đại hội Văn hóa thể

thao xã lần thứ 3 năm 2013, tham gia và đạt giải trong hội thi văn nghệ đại hội Văn hóa Thể thao huyện năm 2013, lễ hội Trà huyện Đại Từ.

- Công tác xóa đói giảm nghèo: Qua điều tra toàn xã có 230 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,94%, giảm 6,37% so với cùng kỳ năm 2012; hộ cận nghèo có 141 hộ, chiếm tỷ lệ 6,71%, giảm 15,9 % so với cùng kỳ năm 2012. - Công tác Quốc phòng - An ninh.

Được triển khai thường xuyên, song tình hình về tệ nạn xã hội hiện nay trên địa bàn xã khá phức tạp như: Cờ bạc, nghiện hút các chất ma tuý; năm 2013 triệt phá 01 tụđiểm đánh bạc, sốđối tượng nghiện hút các chất ma tuý đang quản lý tại địa phương là 30 đối tượng, tăng 7 đối tượng so năm 2012. Sốđối tượng nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tính đến thời điểm tháng 12/2013 là 35 đối tượng, trong đó đối tượng đang tù, tù tha và án treo là 4

đối tượng.

4.2. Thực trạng chung của các hộ điều tra trên địa bàn xã Văn Yên- Đại Từ- Thái Nguyên

Bng 4.5: Tình hình chung ca các hđiu tra

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo BQ

- Tỷ lệ nam làm chủ hộ (%) 61,54 67,00 71,43 66,66 - Tỷ lệ nữ làm chủ hộ (%) 38,46 33,00 28,57 33,34 - Tuổi chủ hộ: + Tuổi bình quân + Tuổi cao nhất + Tuổi thấp nhất 46,23 56 35 50,12 70 35 47,29 63 31 47,88 63 33,67 - Bình quân số khẩu/hộ - Bình quân lao động /hộ 3,92 2,15 4,6 2,2 4,29 3,14 4,27 2,49 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra 45 hộ, cho thấy: Tỷ lệ nam chủ hộ ở cả 3 nhóm hộ khá, trung bình và nghèo đều cao hơn so với phụ nữ. Bình quân nam chủ hộ

chiếm 66.66%, nữ chủ hộ chiếm 33.01%. Nam chủ hộ cao nhất ở hộ nghèo 71.43%, cũng đồng nghĩa với tỷ lệ nữ làm chủ hộ giảm đi. Thông thường, nam chủ hộ chiếm tỷ lệ lớn là do nguyên nhân nam giới có tính quyết đoán, nhanh chóng quyết định công việc, còn người phụ nữ thì e dè hơn trong quá trình ra quyết định sản xuất hay kinh doanh ở một loại hình sản xuất mới. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện sự bất bình đẳng giới trong gia đình cũng như những quan niệm, định kiến của xã hội, trong khi công sức mà nữ

giới bỏ ra không hề thua kém nam giới, thậm chí còn phải đảm nhiệm những công việc nặng nhọc trong gia đình.

Tuổi bình quân của các hộ là 47.88%. Nhìn chung đa số là hộ trẻ và trung bình, đây cũng một phần khẳng định lao động của xã tương đối trẻ. Bình quân số khẩu/hộ là 4.27 người/hộ, qua điều tra cho thấy tỷ lệ người già ít, có thể nói một phần kết quả này là do chính sách DS-KHHGĐ đã có những tác động nhất định. So sánh giữ tỷ lệ khẩu/hộ với tỷ lệ lao động/ hộ

cho thấy nhờ giảm tỷ lệ sinh mà con em trong các gia đình nông thôn sẽ có

điều kiện đểđược quan tâm. Chăm sóc và đi học.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)