Phụ nữ trong tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 65)

Một xã hội hiện đại sự phát triển của công nghệ thông tin giúp người phụ nữ ngay cả ở vùng xâu, vùng xa hay phụ nữ dân tộc ít người đều

được tiếp cận thông tin. Ti vi, báo, đài là những phương tiện truyền tin chủ

yếu đến họ, họ không cần phải đi xa để nghe thông tin mà trực tiếp tìm hiểu tại nhà, nguồn thông tin phong phú và được cập nhật thường xuyên. Cách tiếp cận thông tin này giúp cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn, có thể tiết kiệm thời gian mà công việc vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

Hình 4.4: Biểu đồ nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Hình 4.2 cho ta thấy tỷ lệ phụ nữ tiếp cận thông tin qua ti vi, báo, đài chiếm 100% ở cả ba nhóm hộ. Với hộ nghèo, người phụ nữ vẫn tiếp cận thông tin thứ nhất là từ chồng chiếm 71.43%. Nguồn thông tin thứ hai từ

là do hạn chế trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng làm hạn chế

việc tiếp cận thông tin của phụ nữ vì vậy những thông tin mà họ có đa số

do chồng chuyền đạt lại.

Phụ nữ tiếp cận từ một nguồn thông tin phổ biến nữa là từ chợ. Đa số

phụ nữ là người đảm nhận công việc nội trợ trong gia đình, họ thường xuyên trao đổi, mua, bán các sản phẩm hàng ngày phục vụ cho sinh hoạt từ chợ. Thông qua các lần đi chợ, thông qua các nhà cung cấp đầu vào như: Cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thông qua các tư thương tới nhà thu mua nông sản, hàng hoá... cũng giúp cho phụ nữ có được rất

nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm, giá cả thị trường,… từ đó sẽ có các quyết định đúng đắn trong sản xuất. Trong ba nhóm hộ, phụ nữ trong các nhóm hộ nghèo ít có điều kiện đi chợ nên họ tiếp cận ít hơn chỉ chiếm 28.57% trong khi hộ trung bình 60% và hộ khá 69.23%.

Ngoài ra còn một số kênh thông tin từ các hội và từ cán bộ khuyến nông. Đây là những kênh thông tin quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của các nông hộ, truyền tải thông tin về kỹ thuật sản xuất, mô hình thí nghiệm, các trải nghiệm thực tế, kỹ năng quản lý nông hộ, kênh thông tin mà họ có thể mắt thấy tai nghe, mà với người nông dân đặc biệt là người nghèo, khi quyết định bỏ ra đồng vốn đầu tư hay lựa chọn một cách thức sản xuất, họ phải thấy được hiệu quả từ những cá nhân đã đi trước họ mới tin tưởng đầu tư. Một thực tế cho thấy, đôi khi có những thôn tin mà họ

nhận được qua loa phóng thanh hoặc qua ti vi, báo rất nhiều nhưng họ lại không hiểu không thể hoặc phân tích xử lý thông tin sai làm cho họ hoang mang hơn khi đưa gia quyết định. Vì vậy cần tích cực giúp đỡ phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trong nhóm hộ nghèo tiếp cận nguồn thông đa chiều

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Văn Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)