* Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
Ngoài các hoạt động nông nghiệp, sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới còn thể hiện rõ trong các hoạt động khác như hoạt động dịch vụ, bán hàng. Các hộ hoạt động dịch vụ chủ yếu là các hộ buôn bán nhỏ cung cấp các mặt hàng hằng ngày như: Hàng tạp hoá, thực phẩm, hàng ăn, một số hộ chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng... việc kinh doanh - dịch vụ, bán hàng để có được hiệu quả tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vốn, sự năng động, quan hệ xã hội...
Bảng 4.12: Phân công lao động trong Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ 2013 (ĐVT:%) Hoạt động Hộ khá Hộ trung bình Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Tỷ lệ hộ tham gia 37,50 62,50 - Chọn mặt hàng để bán 50,00 16,67 33,33 20,00 10,00 70,00 - Đi lấy hàng 16,67 50,00 33,33 10,00 60,00 30,00 - Bán hàng 16,67 16,67 66,67 40,00 20,00 40,00 - Quản lý sổ sách 50,00 16,67 33,33 70,00 10,00 20,00 - Trả nợ, đòi nợ 66,67 0 33,33 80,00 10,00 10,00 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) (Ghi chú: Hộ nghèo không tham gia các hoạt động dịch vụ, bán hàng)
Hộ tham gia hoạt kinh doanh hàng hóa và dịch thuộc nhóm hộ khá và trung bình, họ có vốn để nhập hàng và bán chịu cho người dân trong vùng, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện được, hơn nữa các hộ này có điều kiện thuận lợi về địa điểm, thường có nhà nằm ở vị trí trung tâm
của xóm thuận tiện cho hoạt động buôn bán, họ có được sự nhanh nhạy, khả năng quay vòng nguồn vốn và biết kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. So với hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá ngoài những lợi thế mà họ có họ còn dám nghĩ dám làm và mạnh dạn đầu tư, vì vậy mà tỷ lệ thành công của họ cao hơn. Qua bảng trên cho thấy, trong hoạt động dịch vụ, người vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ chọn mặt hàng để
bán, bán hàng và quản lý sổ sách. Họ tham gia nhiều nhất ở khâu trả nợ và
đòi nợ khách hàng, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, mềm dẻo. Các công việc này ở cả hai hộ đều chiếm trên 50%. Do thường xuyên bán hàng nên người phụ nữ còn là người hiểu được tâm lý người tiêu dùng, biết
được thị hiếu của người tiêu dùng từ đó điểu chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Người đàn ông giúp đỡ phần việc nặng hơn như đi lấy hàng ở
hộ khá chiếm 50% và hộ trung bình chiếm 60%. Tuy nhiên, việc buôn bán kinh doanh đòi hỏi cần có sự bàn bạc và tìm hiểu kỹ, vì vậy cần có sự tham gia và quyết định của cả hai vợ chồng.
* Phân công lao động trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã 1.715,34 ha (chiếm 70.19% diện tích đất tự nhiên). Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú, do chính sách giao đất giao rừng của địa phương được thực hiện tốt, ưu thế về diện tích đất lâm nghiệp. vì vậy tỷ lệ hộ tham gia ngày một tăng lên. Với một xã miền núi như Văn Yên, lâm nghiệp đang là một ngành có tiềm năng lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 4.13: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp năm 2013 (ĐVT:%) Hoạt động Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Tỷ lệ hộ tham gia 16,67 60,00 23,33 - Phát cây, dọn đồi, đốt 20,00 20,00 60,00 16,67 33,33 50,00 42,86 28,57 28,57 - Cuốc hố trồng cây 0 100 0 16.67 33.33 50.00 28.57 28.57 42.86 - Chăm sóc rừng 20.00 20.00 60.00 22.22 22.22 55.56 42.86 14.29 42.86 - Khác thác lấy gỗ, bán 0 100 0 11.11 33.33 55.56 28.57 28.57 42.86 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Bảng tổng hợp cho thấy hộ trung bình tham gia hoạt động lâm nghiệp nhiều hơn chiếm 60%, với hoạt động này phụ nữ thường tham gia các công việc nhẹ nhàng như phát cây, dọn đồi, đốt. Đặc biệt ta có thể thấy, phụ nữ trong các hộ khá được ưu tiên hơn ở công việc nặng đòi hỏi sức khỏe như cuốc hố trồng cây, khai thác bán, phần việc này đều do người chồng thực hiện chiếm 100%, trong khi nhóm hộ nghèo người phụ nữ gần như tham gia ngang bằng với đàn ông ở tất cả các khâu của hoạt động lâm nghiệp, họ vẫn chưa nhận được sự ưu ái trong công việc.