Kết quả thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)

4.4.1.1. Hệ thống giao thông

* Khối lượng công việc đã thực hiện trong năm 2013:

Năm 2013 xã đã tập trung phát triển các mạng lưới giao thông của xã: cải tạo, nâng cấp các đường trục chính liên xã, liên xóm và các tuyến đường trục chính nội đồng, bao gồm:

+ Cải tạo, nâng cấp 9km đường trục chính liên xã, đảm bảo cứng hóa (bê tông) và mở rộng mặt đường tối thiểu đạt 5m. Cụ thể 3 tuyến (02 tuyến Tân Cương đi Phúc Trìu 06km, Tân Cương đi Thịnh Đức 03km). Tính đến ngày 08/01/2013 xã Tân Cương đã nhận đủ 711 tấn xi măng do thành phố cấp, đã làm xong 03km đường bê tông, dự kiến sẽ hoàn thành xong 06km đường còn lại trong năm 2014.

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường ngõ, xóm, mở rộng mặt đường tối thiểu bê tông 3,5m tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư, giao lưu, trao đổi hàng hóa.

+ Xây mới đường trục chính nội đồng 16 xóm, tổng dài 16,3km, mặt đường rộng 3m và bê tông hóa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xem chi tiết tại phụ lục 03.

Đánh giá chung: Hệ thống giao thông hiện có của xã được phân bổ đều khắp trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng theo tiêu chí, một số tuyến đường giao thông liên thôn và ngõ xóm đã xuống cấp. Hệ thống giao thông của xã với bề mặt đường rộng không đều và nhỏ, lại có địa hình không đều cao, thấp khác nhau gây ra khó khăn cho việc đi lại của nhân dân trong xã nhất là vào mùa mưa bão. Hiện trạng hệ thống giao thông của xã hiện tại vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển của quá trình phát triển đang diễn ra ngày càng nhanh trên địa bàn xã.

4.4.1.2. Nhà văn hóa

Để hỗ trợ Tân Cương hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa và trở thành 1 trong 7 xã NTM vào cuối năm 2014, tỉnh Thái Nguyên sẽ trích số tiền

2,35 tỷđồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủđầu tư cho Chương trình Xây dựng NTM hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Trong đó, hỗ trợ 1,5 tỷđồng xây dựng nhà văn hóa xã; 850 triệu đồng xây mới 2 nhà văn hóa xóm và sửa chữa, nâng cấp 13 nhà văn hóa xóm.

4.4.1.3. Môi trường

Tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn xây bể sử dụng nước sạch bể Biogas từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã, tổng trị giá 1,5 tỷđồng.

Phối hợp với ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội vận động hội viên của mình vệ sinh nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường.

Vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội phụ nữ xã phát động. Đến nay 16/16 xóm đã thành lập tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

4.4.2. Đánh giá ca người dân v quá trình xây dng các tiêu chí

Chúng tôi đã tiến hành hỏi người dân về quá trình xây dựng các tiêu chí của xã trong giai đoạn vừa qua và nhận được ý kiến đánh giá như sau:

Để đảm bảo tính khách quan trong việc thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.12: Đánh giá về thực hiện tiêu chí giao thông của xã Tân Cương

Nội dung Không

SL % SL %

Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng đường giao thông

* Được bàn bạc, hỏi ý kiến khi xây dựng

đường giao thông 60 100 - -

* Được đền bù đất trong quy hoạch xây dựng

đường giao thông 0 0

* Hiến đất khi xây dựng đường giao thông 3 57 * Đóng góp bằng công khi xây dựng đường

giao thông 60 100 - -

* Đóng góp bằng tiền khi xây dựng đường

giao thông 60 100 - -

* Được giám sát hoặc cửđại diện người giám

sát khi xây dựng đường giao thông 60 100 - -

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết người dân xã Tân Cương đều đồng ý với việc quy hoạch và xây dựng đường giao thông nông thôn của xã theo bộ tiêu chí xây dựng NTM. Người dân luôn tích cực tham gia trong mọi công việc đóng góp đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần để xây dựng xã thành một vùng nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia của cả nước. Hưởng ứng nhiệt tình các phong trào hiến đất, đóng góp ngày công lao động và tham gia xây dựng ý kiến trong hoạt động.

Bảng 4.13. Đánh giá về thực hiện tiêu chí thủy lợi của xã Tân Cương

Nội dung Không

SL % SL %

3.2. Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng các công trình Thủy lợi

* Được bàn bạc, hỏi ý kiến khi xây dựng các

công trình thủy lợi 60 100 - -

* Được đền bù đất trong quy hoạch dựng các

công trình thủy lợi 60 100 - -

* Gia đình hiến đất khi xây dựng các công

trình thủy lợi 25 41,7 35 58,3

* Đóng góp bằng công khi xây dựng dựng các

công trình thủy lợi 60 100 - -

* Đóng góp bằng tiền khi dựng các công trình

thủy lợi 60 100 - -

* Được giám sát hoặc cử đại diện người giám

sát khi dựng các công trình thủy lợi 60 100 - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhận xét: Trong những năm qua Đảng bộ UBND xã Tân Cương luôn luôn đi đầu trong các hoạt động, phong trào, thực hiện xây dựng chương trình MTQG xây dựng NTM một cách tích cực và toàn diện. Cùng với đường lối chỉ đạo đúng đắn của các cấp chính quyền, các Ban lãnh đạo được nhân dân xã Tân Cương luôn luôn ủng hộ và đồng tình với các chương trình của xã, tiên phong, đóng góp nhiệt tình về cả vật chất lẫn tinh thần, hưởng ứng phong trào hiến đất công, để mở rộng đường xây dựng các công trình về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Bảng 4.14. Đánh giá về thực hiện tiêu chí xây dựng trường học của xã Tân Cương

Nội dung Không

SL % SL %

Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng trường học

* Được bàn bạc, hỏi ý kiến khi xây dựng trường học 16 27 44 73 * Có được giám sát hoặc cử đại diện người giám sát khi

dựng trường học 16 27 44 73

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhận xét:Trên phương diện nào và ở tất cả mọi lĩnh vực thì mỗi tiêu chí đều đóng một vai trò không thể thiếu, hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những nhóm tiêu chí đã và đang được tiến hành và hoàn thiện. Trong những năm qua, hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo của toàn xã không ngừng được đầu tư, cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học cho nhân dân trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.

Bảng 4.15: Đánh giá về nhóm tiêu chí Văn hóa – Xã hội – Môi trường của người dân

TT Nội Dung Không

Sl % Sl %

1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 60 100 - - 2 Y tế xã đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng NTM 60 100 - - 3 Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng

xóm văn hóa

3.1 Được bàn bạc, hỏi ý kiến, đóng góp ý kiến để xây

dựng xóm văn hóa 60 100 - -

3.2 Trở thành gia đình văn hóa 60 100 - - 4 Sự tham gia của người dân trong quá trình bảo vệ môi

trường

4.1 * Được bàn bạc hỏi ý kiến khi xây dựng nghĩa trang,

thu gom và khu xử lý giác thải, hệ thống nước sạch 60 100 - - 4.2 * Được trực tiếp giám sát hoặc cử người đại diện

giám sát khi xây dựng 60 100 - -

4.3 * Được đóng góp bằng tiền vào việc xây dựng các

công trình bảo vệ môi trường của xã 60 100 - - 4.4 * Được đền bù đất trong quy hoạch xây dựng các

công trình bảo vệ môi trường của xã. 60 100 - - 4.5 * Được hiến đất khi xây dựng các công trình bảo vệ

môi trường của xã 60 100 - -

4.6 Các công trình bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn

quốc gia NTM 60 100 - -

Nhận xét: Cùng với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền thì nhân dân xã luôn tích cực trong các phong trào mà xã đã đề ra, tích cực đóng góp công sức và tiền của, trong năm qua đã có rất nhiều hội viên hội phụ nữ, nông dân hiến đất để xây dựng các công trình vệ sinh môi trường, tham gia các buổi họp dân một cách đầy đủ, đóng góp ý kiến một cách nhiệt tình với mục đích xây dựng xã giàu đẹp hơn.

Để tham gia xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả hội phụ nữ xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hội phụ nữ đã làm cho các hội viên hiểu được tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân, phong trào hiến đất và ngày công đã được chị em hưởng ứng nhiệt tình.

4.4.3. Đánh giá v t chc sn xut, h tr người dân nâng cao thu nhp ca người dân ca người dân

Với công tác khuyến nông – khuyến lâm trong những năm qua đã mở được một số lớp tập huấn Khoa học kỹ thuật với đông đảo nhân dân tham gia, góp phần nâng cao chất lượng lao động.

Bảng 4.16: Ý kiến của người nông dân về sản xuất nông nghiệp Ý kiến của nông dân về sản xuất nông nghiệp Đánh giá (%)

- Hệ thống sản xuất nghèo nàn - Thiếu sựđầu tư cho sản xuất - Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp 6% 15% 31% Nguyên nhân chính

- Chi phí hoạt động sản xuất quá cao - Thiếu giống mới và kỹ thuật - Thiếu vốn phục vụ sản xuất - Các lý do khác 23% 17% 2% (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Hình thức tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất dưới hình thức HTX NN quản lý theo luật HTX, các HTX NN thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho sản xuất của hộ gia đình và phát triển kinh tế nông nghiệp.Trên địa bàn xã có nhiều HTX nông nghiệp duy trì thường xuyên hiệu quả.

Bảng 4.17: Đánh giá tiêu chí về nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất theo ư kiến người dân trên địa bàn xã.

TT Nội dung Phù hợp Không phù hợp Ý kiến khác SL % SL % SL % 1 Thu Nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so

với mức bình quân chung của tỉnh 18 30 42 70 - - 2 Hộ nghèo (Tỷ lệ hộ nghèo) 60 100 - -

3

Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc

trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp 56 93 4 7 - -

4 Hình thức tổ chức sản xuất Không SL % SL % Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả 52 87 8 13 Được bàn bạc, hỏi ý kiến trong việc xây dựng, phát triển sản xuất 60 100 - - (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhận xét: Hầu hết người dân tại địa phương đều ủng hộ và đồng tình với các tiêu chí đã đề ra nhưng còn một số tiêu chí như thu nhập thì theo hầu hết ý kiến của người dân việc đưa thu nhập bình quân của xã đạt 1,5 lần bình quân của tỉnh là việc tương đối khó để có thể thực hiện trong 1 hay 2 năm gần đây cần phải được chính quyền các cấp quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, đưa các tiến bộ khoa học, các giống cây trồng cho hiệu quả về kinh tế cao hơn nữa để xã Tân Cương có thểđạt được mục tiêu này.

4.5. Đánh giá thực trạng một số vấn đề chung của xã Tân Cương

4.5.1. Nhn xét chung * Thuận lợi: * Thuận lợi:

- Tân Cương luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực BCĐ Nghị quyết TW 4 của tỉnh, thành phố và các phòng, ban của UBND Thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tếở địa phương mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

- Tập thể lãnh đạo Đảng - chính quyền - các ban ngành đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn có sựđoàn kết thống nhất cao.

- Có tiềm năng về tài nguyên đất đai màu mỡ, hệ thống kênh thủy lợi nội đồng cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho toàn diện tích mang lại hiệu quả trong sản xuất để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đặc biệt là phát triển cây chè và các ngành nghề khác.

- Thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông để phát triển dịch vụ.

- Có hệ thống điện và thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt văn hóa xã hội của nhân dân.

- Tốc độ phát triển dân số trung bình, có nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế.

* Khó khăn:

- Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông thôn, hiệu quả lao động năng suất thấp.

- Việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính tự phát. Các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ còn kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp.

- Trình độ năng lực, quản lý dự án của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, thu nhập của người dân còn thấp nên việc đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn.

- Chưa có nhiều sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các doanh nghiệp về đầu tư.

- Không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản.

Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của Tỉnh và thành phố xã Tân Cương đã được tiếp nhận và tổ chức triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, do vậy, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc năng suất lúa đạt ổn định ở mức 45- 49 tạ/ha/năm, sản lượng chè bình quân đạt 1200 tấn/năm.

Bên cạnh những thành tựu đó, xã Tân Cương còn những tồn tại cơ bản: Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự túc, tự cấp, manh mún nhỏ lẻ, chậm chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hình thức sản xuất còn đơn điệu, hiệu quả hoạt động thấp. Hạ tầng nông thôn, hạ tầng đồng ruộng chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất, dân sinh theo tiêu chí nông

thôn mới. Thu nhập của nông dân đã được cải thiện nhưng còn thấp so với thu nhập chung của xã hội. Kinh tế còn chậm phát triển, nhiều cơ chế còn cứng nhắc, chưa sát với thực tế.

4.5.2. Tng hp kết qu so sánh hin trng xã Tân Cương vi b tiêu chí quc gia v NTM quc gia v NTM

4.5.2.1. Các chỉ tiêu đã đạt

Theo kết quả công tác rà soát đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM năm 2011 (Theo bản hướng dẫn chi tiết của Ban chỉđạo NQ TW 7 tỉnh Thái Nguyên về đánh giá thực trạng nông thôn cấp xã theo 19 tiêu chí) thì tại thời điểm này xã đã đạt và hoàn thành 10 tiêu chí NTM, đó là:

1. Tiêu chí 3: Thủy lợi 2. Tiêu chí 4: Điện

3. Tiêu chí 5: Trường học 4. Tiêu chí 7: Chợ nông thôn 5. Tiêu chí 8: Bưu điện 6. Tiêu chí 10: Thu nhập 7. Tiêu chí 15: Y tế 8. Tiêu chí 16: Văn hóa 9. Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh 10. Tiêu chí 19: An ninh trật tự - xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)