Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25)

3.3.2.1. Thông tin thứ cấp

Dữ liệu này do lãnh đạo cấp xã và các tổ chức ban, ngành đoàn thể ở địa phương cung cấp. Công việc này tùy từng cấp mà có cách thu thập thích hợp. Ở cấp xã, thu thập bằng văn bản thống kê, các báo cáo tổng kết, kết hợp với phỏng vấn; ở thôn và hợp tác xã, tổ tự quản, người dân… chủ yếu bằng phỏng vấn. Các tài liệu và một số bản đồ sẵn có tại địa phương cũng được thu thập và sử dụng.

Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn Internet và các bài viết có liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới.

Một số tài liệu thu thập thông tin thứ cấp:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Cương. - Báo cáo công tác đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ - đảm bảo ANTT – ATXH năm 2014.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của xã và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 - 2015) xã Tân Cương - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

- Báo cáo kết quả rà soát thực hiện các tiêu chí nông thôn mới xã Tân Cương quý I/2014.

- Báo cáo thành tích trong công tác xây dựng Nông thôn mới trong 03 năm (2011- 2013) của Ủy ban nhân dân xã Tân Cương.

3.3.2.2. Thông tin sơ cấp

Để tiến hành thu thập số liệu cho nội dung của đề tài tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory Rural Appraisal) kết hợp với quan sát thực tế. Dùng bảng hỏi để phỏng vấn hộ nông dân.

Phương pháp PRA là 1 trong những phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này. PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu, thông qua công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các hướng giải quyết phối hợp thực hiện và cùng rút ra bài học kinh nghiệm.PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.

+ Các công cụ sử dụng trong PRA là:

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp của người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với

mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn.

- Tại mỗi xã tôi tiến hành phỏng vấn 1 lãnh đạo xã, 3 trưởng xóm (xóm Đội Cấn, xóm Hồng Thái, xóm Nam Thái) cùng với người dân trên địa bàn 3 xóm của xã Tân Cương.

- Địa điểm phỏng vấn: tại trụ sở UBND xã đối với phỏng vấn cán bộ xã; tại hộ gia đình đối với phỏng vấn hộ gia đình và trưởng xóm.

- Thảo luận nhóm cùng với người dân bao gồm cả nam lẫn nữ. Phân tích tìm ra thuận lợi, khó khăn của người dân khi tham gia dự án.

Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25)