4.3.2.1. Đối với cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới theo hướng:
- Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau: có thể giao cho UBND xã hoặc Ban điều hành xã làm chủđầu tư (không kể quy mô đầu tư).
- Các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như xây dựng nhà văn hóa, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống...thuộc các trục chính của xã bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo quy định hiện hành nhưng chỉ do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi kĩ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Việc lựa chọn đơn vị, cá nhân thi công do cộng đồng cơ sở bàn bạc quyết định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng (có thể thành lập ban thanh tra nhân dân thuộc cộng đồng) để giám sát việc xây dựng công trình.
4.3.2.2. Đối với cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xây dựng NTM đổi mới theo hướng:
+ Với loại vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng:
- Xác định rõ loại ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% như: Chi phí cho công tác quy hoạch, xây dựng trục giao thông nối trụ sở xã tới trục đường giao thông quốc gia gần nhất, trường học, trạm xá, UBND xã.
- Loại ngân sách chỉ hỗ trợ một phần (gồm các công trình hạ tầng còn lại): ngân sách hỗ trợ cho loại công trình này không quá 70% tổng kinh phí thực hiện.
- Cơ chế cấp vốn: vốn ngân sách hỗ trợ cho các điểm mô hình áp dụng cơ chế: kho bạc nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của UBND xã và chỉ căn cứ vào kế hoạch xây dựng đã được Ban chỉđạo phê duyệt
- Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kì đề cộng đồng biết và giám sát.
- Cơ chế thủ tục thanh quyết toán: vốn xây dựng NTM thực hiện ở cấp xã thôn bản thường hỗn hợp từ nhiều nguồn. Các nguồn liên quan đến ngân sách hỗ trợ khi quyết toán chỉ cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ tịch UBND xã là đủ căn cứ quyết toán.
Các công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản thì nên huy động tối đa lực lượng tại chỗ tham gia xây dựng. Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, giảm giá thành công trình.
4.3.2.3. Các giải pháp huy động vốn và cơ chế lồng ghép các nguồn vốn:
+ Giải pháp huy động:
- Huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp ngày công hiến đất để xây dựng các công trình cơ bản; phát huy tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của nhân dân nhưng phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện.
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn của chương trình nhằm tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo chi đúng mục đích đầu tư. Sử dụng vốn ưu tiên cho các hạng mục đầu tư quan trọng (trên cơ sở họp bàn, xác định các hạng mục cần ưu tiên đầu tư). Phân loại công trình theo tỷ lệ được đầu tư hỗ trợ để từ đó có kế hoạch giám sát và thực hiện chi đủ, đúng cho từng loại công trình.
+ Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn:
- Đối với các dự án Chương trình không hỗ trợ thì sẽ lồng ghép vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án khác, huy động vốn trong dân và vốn tín dụng.
- Đối với các dự án chương trình hỗ trợ nhu cầu kinh phí sẽ tiến hành lồng ghép với nguồn vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình dự án khác hoặc huy động vốn dân và vốn tín dụng.
+ Cơ chế huy động vốn tín dụng:
- Lồng ghép các chương trình, dự án vay vốn khác của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và các dự án đầu tư phát triển hiện đang triển khai trên địa bàn xã.
- Tiến hành lập các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo các tổ nhóm để vay vốn thông qua các hình thức tín chấp.
- Ngoài ra, các hộ có thể vay vốn thông qua việc thế chấp tài sản để phát triển sản xuất, xây dựng và chỉnh trang lại nhà ở, đối ứng trong việc thực hiện đề án nông thôn mới trên địa bàn xã.
+ Mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí.
- Ngoài các chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư của tỉnh, thành phố sẽưu tiên cho các doanh nghiệp được tham gia các chương trình dự án đầu tư phát triển sản xuất, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và một số chương trình dự án khác.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn xã như mặt bằng để xây dựng cơ sở, nhà xưởng, đồng thời sẽ phối hợp, kết hợp với các chương trình, dự án lồng ghép đểđào tạo lực lượng lao động phù hợp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Mỗi thôn, xóm, mỗi hộ gia đình cần xây dựng kế hoạch, đăng ký những nội dung tham gia, thực hiện của mình; tạo nên sức mạnh tổng hợp, thành phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới sôi nổi, liên tục, rộng khắp trong cộng đồng.