4.1.1.1. Vị trí địa lí
Tân Cương là một xã nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, với một vùng chè đặc sản của thành phố. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 15 km2. Xã Tân Cương tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu - TP Thái Nguyên. - Phía Nam giáp với xã Bình Sơn - TX Sông Công.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với xã Thịnh Đức - TP Thái Nguyên. - Phía Tây giáp với xã Phúc Tân - Huyện Phổ Yên.
Tân Cương cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12 km, xã Tân Cương nằm trên địa bàn có dòng sông Công, tỉnh lộ 267 (nối thành phố Thái Nguyên với khu du lịch Hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương) đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa và đặc biệt phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ. Tân Cương là xã thuần nông trong đó cây chè là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương.
4.1.1.2. Tài nguyên
Xã Tân Cương có loại đất chủ yếu là Feralit vàng đỏ. Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua được phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Tân Cương. Loại đất này thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp đặc biệt là chè. Đất xám Feralit trên đá cát.
Bảng 4.1. Diện tích đất đai xã Tân Cương năm 2013 STT Mục đích sử dụng Diện tích(ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất 1 473,51 100% 1 Nhóm đất nông nghiệp 1 235,42 83,84 - Đất sản xuất nông nghiệp 721,74 48,98 + Đất trồng chè 500 33,93
+ Đất trồng cây hoa màu 121 8,21
+ Đất trồng cây ăn quả 100,74 6,83 - Đất trồng cây lâm nghiệp 500,76 33,98 - Đất nuôi trồng thủy sản 12,92 0,87
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 221,57 15,03
- Đất ở 34,93 2,37
- Đất chuyên dùng 125,08 8,48
+ Đất trụ sở cơ quan 0,39 0,02
+ Đất sản xuất phi nông nghiệp 5,54 0,37 + Đất có mục đích công cộng 119,15 8,08
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,37 0,02
- Đất sông suối 55,84 3,78
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,35 0,36
3 Nhóm đất chưa sử dụng 16,52 1,12
- Đất bằng chưa sử dụng 10 0,67 - Đất đồi chưa sử dụng 6,52 0,44
(Nguồn: UBND xã Tân Cương năm 2013)
Nhìn vào bảng số liệu số liệu bảng 4.1 ta thấy được diện tích đất đai của xã Tân Cương được thể hiện như sau:
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1 473,51 ha được chia làm 3 loại đất chính:
- Nhóm đất có tỷ lệ cao nhất là nhóm đất nông nghiệp với diện tích là 1.235,42 ha chiếm 83,84 % diện tích đất đai của xã. Đất được dùng để sản xuất nông nghiệp với diện tích 721,74 ha dùng để trồng chè, lúa, cây hoa màu và một số cây ăn quả. Do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi nên 500,76 ha dùng để trồng rừng các loại cây chính như bạch đàn, keo, xoan…Chỉ có 12,92 ha dùng cho nuôi trồng thủy sản, đó là diện tích ao hồ, kênh mương vừa để cung cấp nước cho người dân sinh hoạt, vừa để nuôi
tôm cá đem lại thu nhập cho người dân. Ngành nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp ít được người dân trên địa bàn xã chú trọng đầu tư phát triển do điều kiện tự nhiên không phù hợp với các ngành nghề này.
- Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp, trong toàn xã chỉ chiếm 15,03% với diện tích là 221,57 ha bao gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất sông suối và đất nghĩa trang, nghĩa địa.
- Nhóm đất thứ 3 là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,12% trong tổng diện tích đất với diện tích là 16,52 ha bao gồm diện tích đất bằng chưa sử dụng là 10 ha, diện tích đất đồi chưa sử dụng là 6,52 ha. Nguyên nhân là do có nhiều hộ gia đình đang chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp nên họ không sử dụng tới diện tích đất nông nghiệp của gia đình, hoặc là đi xuất khẩu lao động.
Như vậy nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu và quan trọng nhất trên địa bàn xã Tân Cương là nhóm đất nông nghiệp phần lớn dùng để trồng chè, trồng cây hoa màu và cây ăn quả.
4.1.1.3. Đặc điểm tình hình khí hậu
- Địa hình: Tân Cương là một xã thuộc vùng bán sơn địa của thành phố Thái Nguyên, 45% diện tích là đồi núi, còn 55% diện tích là đồi thấp và ruộng (cánh đồng nhỏ xen kẽ). Phía Tây Nam xã là dãy núi Mỏ Vàng, phía Đông Nam xã là núi Guộc. Điểm cao nhất 230 m, điểm thấp nhất 40 m so với mặt nước biển.
- Khí hậu: Xã Tân Cương có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 230C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70 C và trung bình tháng thấp nhất 160C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 - 1.700 giờ. Tháng 5 - 8 có số giờ nắng cao nhất (170 - 200 giờ) và tháng 2,3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).
- Về độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm khoảng 82%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độẩm cao nhất vào tháng 7, tháng 8 (86 - 87%) và độẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%). Thực tế cho thấy ở Tân Cương sương mù nhiều, ẩm ướt và nhiệt độ thấp.
- Thủy văn: Gần hồ Núi Cốc, có sông Công chảy qua theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên rất thuận lợi về nguồn cung cấp nước tưới tiêu.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1.Điều kiện kinh tế
Tân Cương là một xã thuần nông có 977 hộ làm nông nghiệp (chiếm 70%), diện tích tự nhiên của xã là 15 km2, tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.235,42 ha chủ yếu trồng chè và trồng rau màu. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là chăn nuôi tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ, trang trại chưa phát triển chưa nhiều.
Ngành nghề nông thôn có: Nề, cơ khí, mộc, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây cảnh… Nhìn chung ngành nghề nông thôn phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình và chiếm một tỷ trọng thấp.
Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực. Từ một xã thuần nông thuần nông thì nay cơ cấu kinh tế của xã đã chuyển hướng theo cơ cấu tăng giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp (chế biến chè đặc sản) và dịch vụ - thương mại. Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của Nhà nước tập trung hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn với mũi nhọn là cây chè để phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới.
4.1.2.2. Dân số
Xã Tân Cương có 16 xóm, với 5.580 nhân khẩu với 1.396 hộ, bao gồm 6 dân tộc cùng sinh sống và 02 tôn giáo chính (Đạo Thiên chúa và Đạo Phật). Trong những năm qua công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ phát triển dân số của xã là 1,17%. Mật độ dân số trung bình của xã là khoảng 422 người/km2, thấp hơn nhiều so với mật độ dân số chung của thành phố (1.351 người/km2). Tình hình nhân khẩu của xã Tân Cương được thể hiện qua bảng biểu sau đây:
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động tại xã Tân Cương năm 2014
Tình hình nhân khẩu Đơn vị Số lượng
Số nhân khẩu Người 5.580
Số người trong độ tuổi lao động Người 2.150
Số hộ Hộ 1.396
Lao động nông, lâm nghiệp. Người 967
Lao động làm trong lĩnh vực xây dựng, vận tải. Người 645 Lao động làm dịch vụ thương mại, cán bộ công
chức.
Người 538
Tỷ lệ phát triển dân số % 1,17
Mật độ dân số Người/km2 422
Tổng diện tích tự nhiên Km2 15
Với nguồn lao động dồi dào, chiếm khoảng 70% dân số, có đầy đủ sức khỏe, cần cù, sáng tạo và trình độ văn hóa. Đây chính là một điều kiện tốt để có thể thực hiện thành công chương trình NTM ở Tân Cương.
Nhìn chung nguồn nhân lực của địa phương có phẩm chất cần cù siêng năng trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm và trình độ để tiếp cận những tiến bộ của khoa học để áp dụng vào sản xuất, số lao động của xã đã qua đào tạo chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên số lao động tự do và lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, tình hình sản xuất theo quy mô còn hạn chế mới chỉ ở mức phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập trung, các mô hình sản xuất chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng nhưng hiện tại đã đang xuống cấp, xây dựng chưa có quy hoạch vì vậy đang gặp nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hoá.
• Sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, song do xác định rõ vai trò của nông nghiệp với cơ cấu kinh tế của Tân Cương, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập chung khắc phục khó khăn để giữ vững và phát triển sản xuất, tăng cường chỉ đạo việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực trạng ngành nông nghiệp
+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy vụ xuân năm 2013 là 180 ha. Năng suất bình quân ước đạt 48,94 tạ/ha, sản lượng đạt 881 tấn. Vụ mùa gieo cấp 215 ha, năng suất bình quân 44,4 tạ/ha, sản lượng đạt 954,6 tấn (Trong đó, xã đã triển khai mô hình “Cánh đồng 1 giống”, sử dụng giống lúa Nam ưu 603; diện tích gieo cấy: 5,2 ha, năng suất: 55,4 tạ/ha, tổng sản lượng: 28,8 tấn). Tổng sản lượng cả năm đạt 1.835,6 tấn. (Diện tích gieo cấy vụ xuân + vụ mùa đạt 100% kế hoạch, sản lượng 2 vụđạt 100,22%, vượt kế hoạch 0,22%).
+ Cây màu các loại: Diện tích ngô đông: 19,4 ha, năng suất 33,24 tạ/ha, sản lượng đạt 64,48 tấn; diện tích ngô xuân: 07 ha, năng suất 36,01 tạ/ha, sản lượng đạt 25,2 tấn. Tổng diện tích trồng ngô năm 2013 là 26,4 ha (đạt 91%). Tổng sản lượng ngô thu hoạch được là: 89,68 tấn (đạt 73,62%); đậu tương, lạc các loại: 05 ha; rau quả các loại: 03 ha. Trong đó dân được nhận tiền hỗ trợ giống lúa và ngô vụ xuân năm 2013 từ thành phố là 32.960.000.
+ Cây chè: Diện tích chè hiện có 400 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 350 ha, năng suất trung bình đạt 3,2 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 1.120 tấn/năm; diện tích chè kiến thiết cơ bản là 50 ha, năng suất trung bình đạt 1,4 tạ/ha/năm, sản lượng trung bình đạt 70 tấn/ha; tổng sản lượng đạt 1.190 tấn chè búp khô/năm.
Cấp giống chè cho nhân dân (dự án của tỉnh hỗ trợ 100%): 32 ha/15 xóm. Phối hợp với thành phố tổ chức riêng 01 lớp tập huấn về gieo trồng cây vụ đông, tổ chức tập huấn về lĩnh vực nông nghiệp cho bà con trong xã: 10 lớp (về phòng trừ sâu bệnh và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP…), với tổng số 750 lượt người tham gia.
• Lâm nghiệp
Thực hiện trồng rừng mới (cây nhân dân): 30,5 ha, khai thác gỗđạt 75m3.
• Chăn nuôi, thú y
Là xã thuần nông nên chăn nuôi luôn được coi trọng nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và tạo thêm việc làm cho người lao động. Hiện toàn xã có khoảng 16 trang trại chăn nuôi gà, lợn với quy mô lớn, hàng năm xuất trên thị trường trên 1.000 tấn thịt cung cấp cho thị trường. Giá trị thu được từ hoạt động chăn nuôi đạt 10 tỷđồng/năm.
Đàn trâu: 295 con (đạt 91,5%), đàn bò: 46 con (đạt 28,75%), đàn lợn: 8.000 con (vượt kế hoạch 33,3%), số gia cầm: 120.000 con. Tổng số trang trại trên địa bàn toàn xã: 42 trại (trong đó: 02 trại lợn, 40 trại gà: 20 trại từ 3.000 đến 5.000 con; 20 trại từ 6.000 đến 8.000 con).
Thường xuyên chỉđạo cán bộ thú y xã kiểm tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân biết và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
Công tác khử trùng, tiêu độc: Tiến hành phun khử trùng tiêu độc 430.000 m2 (phun 3 đợt cho các hộ gia đình, hệ thống thủy lợi, đường đi, chợ, khu vực phụ cận chợ).
Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc:
+ Tiêm phòng cho đàn chó: 1.359 liều (vượt kế hoạch 35,9%). + Lở mồm long móng ở trâu, bò: 500 liều (62,5%).
+ Tụ dấu lợn: 810 liều (54%). + Dịch tả lợn: 900 liều (58,1%). + Tụ huyết trùng trâu bò: 500 liều.
+ Gia cầm: 49.262 liều.
• Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ
Sản xuất công nghiệp của địa phương những năm qua phát triển khá tốt giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 800 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 2,3 tỷ đồng tăng 187%. Tại địa bàn xã nhiều xưởng sản xuất cơ khí của các gia đình, sản xuất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy sao chè, vò chè, máy bơm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, vận tải, may mặc…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.
• Thực trạng phát triển ngành dịch vụ - thương mại
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, Đảng bộ xã đã tạo mọi điều kiện, động viên các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ trong những năm qua hầu hết là vận động nhân dân mở rộng kinh doanh, liên kết nên còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về quy mô sản xuất, về điều kiện công nghệ, sức cạnh tranh, giá cả, cung cầu…chưa ổn định do vậy tốc độ phát triển chưa cao, chưa mạnh. Trong thời gian tới, cần có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
• Công tác văn hóa - xã hội
+ Văn hóa - Thông tin - Thể thao
Tổ chức thành công Lễ chúc thọ cho các cụ cao tuổi và Lễ hội Hương sắc Trà xuân vùng chè đặc sản Tân Cương.
Đảm bảo tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của thành phố cũng như của địa phương. Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như: 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nan; Kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ..v.v...với tổng số 500 m2 băng rôn.
Tổ chức thành công Đại hội TDTT xã Tân Cương lần thứ IV năm 2013. Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức Hội trại Tết Trung thu 2013 đảm bảo tươi vui, lành mạnh.
Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm ngày tái thành lập xã Tân Cương (21/09/1953 - 21/09/2013).
Tất cả 16 xóm đều đã xây dựng hương ước của xóm về đời sống văn hóa cơ sở, trong đó có 15 xóm đạt xóm văn hóa. Chính sách tôn giáo, tín
ngưỡng được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo, hoạt động theo nề nếp đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Pháp luật.
Phong trào thể dục thể thao được phát triển với nhiều hình thức khá phong phú và đa dạng. Nhiều hoạt động thể dục - thể thao chào mừng Đại hội TDTT thành phố Thái Nguyên đều được xã tham gia.
Duy trì hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ, Câu lạc bộ Tiếng Anh trong chương trình tập huấn Du lịch cộng đồng tại xã và phục vụ Festival trà năm 2013. Đồng thời phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của thành phố chuổn bị và đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt nhất cho Festival trà Thái