4. Đóng góp mới của luận văn
4.3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Các dự án về sử dụng quỹđất phải có phần đánh giá, giải trình các tác động về môi trường và có giải pháp giảm thiểu cụ thể các tác động tiêu cực. Phải coi hợp phần này là một trong các điều kiện kiên quyết để thẩm định và phê duyệt dự án.
- Chú trọng đến các vấn đề môi trường, đặc biệt các dự án liên quan đến hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa). Kiên quyết di dời những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và cưỡng chế áp dụng các giải pháp thực hiện cần kiên quyết giải thể. Quan tâm đúng mức đến quỹđất trồng cây xanh của xã.
- Thường xuyên thực hiện quan trăc đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn xã để kiểm tra mức độ ô nhiễm về đất; nước; không khí và có các biện pháp, khắc phục kịp thời. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chấp hành các quy định pháp luật về môi trường, khuyến cáo nhân dân không sử dụng các hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với những khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
- Thực hiện đồng bộ các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất.
- Giao đất theo đúng tiến độ và khả năng khai thác sử dụng thực tếđối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất.
4.3.5 Giải pháp về khao học công nghệ
Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.
Thực hiện cơ chếưu đãi đầu tư cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Quá trình chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cần thực hiện thông qua các dự án chuyển giao.
Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng các nghiên cứu khoa học chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật đến người dân bằng nhiều hình thức, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn.
HTX nên nghiên cứu kỹ giống mới trước khi đưa vào sản xuất để tránh hiện tượng giống bị bệnh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Xây dựng lịch mùa vụ thích hợp theo sự biến đổi của thời tiết khí hậu hiện nay nhằm tránh và hạn chế các thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh gây ra.
Khi chuyển đổi cơ cấu theo mô hình canh tác chuyên canh, nhất là chuyên canh nuôi cá công nghiệp, đòi hỏi phải có đầu tư kiến thức chuyên môn. Trong phương án này thì hoạt động công tác khuyến ngư quan trọng hơn do mở rộng diện tích nuôi cá, do đó cần phải hình thành các lớp tập huấn cho người nuôi cá cũng như hình thành nên các khóa tập huấn cho người nuôi cá cũng như hình thành tổ chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá và xem đây như là một hoạt động tư vấn cho vùng nuôi cá của cơ quan quản lý thủy sản.
4.3.6 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn xã
- Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi bê tông hóa đường giao thông trong thôn trong xã
- Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã
4.3.7 Nhóm giải pháp về thị trường
Xây dựng củng cố HTX dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng như cung cấp thông tin, giá cả thị trường đến người sản xuất, thường xuyên cập nhật thông tin đến người dân thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức hội Phụ nữ, hội Nông dân và qua các chương trình phát thanh của xã để họ có thể chủđộng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm không để xảy ra tình trạng ép giá của tư thương.
Thành lập các tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua của các thôn.
Tăng cường nâng cao năng suất chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các thị trường trong tỉnh.
4.3.8 Nhóm giải pháp về cải tạo đất
Mỗi loại đất đều có những ưu điểm và có những hạn chế nhất định
Mục đích của việc cải tạo đất là bằng những biện pháp tác động thích hợp làm thay đổi một số tính chất của đất theo hướng có lợi cho việc sử dụng. Cải tạo đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi chuyển những loại đất chưa sử dụng vào đất nông nghiệp nhất là đất canh tác. Cải tạo đất còn là biện pháp phục vụ cho thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng vụ gieo trồng.
Có thể phân loại thành các biện pháp sau. + Biện pháp về kỹ thuật canh tác:
Biện pháp này có thể làm tăng năng suất cây trồng lên 30%- 40%, thông qua các tác động sau:
Tăng tỷ lệ cây trồng giữ đất trong cơ cấu diện tích gieo trồng. Trồng xen canh, gối vụ, trồng theo băng vuông góc với dòng chảy, trồng cây phân xanh.
Áp dụng chếđộ bón phân hợp lý như phân theo hốc, bón nhiều phân hữu cơ để làm xốp đất và tăng tính thấm, bón vôi.
+ Biện pháp thuần hóa đất: Đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như chặt cây, dọn gốc, dọn đá, dọn vệ sinh bề mặt, san ủi gò đống, lấp hồ ao, thông vũng, phá bờ ruộng, đường đi kênh mương không cần thiết.
+ Biện pháp thủy nông cải tạo:
Áp dụng cho nhiều loại đất nhằm nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng đất thông qua việc cải tạo chế độ nước của đất giải quyết vấn đề tưới tiêu hợp lý, thau chua, rửa mặn, rửa phèn.
+ Biện pháp kỹ thuật canh tác:
Cải tạo một số tính chất lý hóa của đất thông qua quy trình làm đất khoa học như tăng chiều sâu đường cày đối với đất bạc màu, không làm ải đối với đất mặn và đất phèn, kết hợp bón phân hữu cơ và vô cơ, thực hiện chếđộ luân phiên cây trồng, tăng tỷ lệ trồng cây họđậu, trồng cây phân xanh để cải tạo đất …
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng một số chất hóa học bón vào đất để làm thay đổi tính chất đất như bón vôi để khử chua, bón thạch cao, cao lanh làm tăng kết cấu đất.
4.3.9 Một số mô hình đất đai có triển vọng
Mô hình này chiếm nhiều phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, chủ yếu nằm ở khu vực có chân ruộng cao và xử lý nước tốt. Vụ hè thu xuống giống vào giữa tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 7, sau đó sạ hoặc cấy vụ tiếp theo vào đầu tháng 8 chậm nhất vào khoảng 10/8 và kết thúc vào đầu tháng 12. Vụ hè thu sử dụng các giống ngắn ngày có năng suất cao chất lượng gạo tốt, kháng sâu bệnh như Bắc Thơm. Lao động vụ thu đông thường cao hơn vụ hè thu do cần nhiều lao động để cấy nhưng vào vụ hè thu lại cần nhiều công gặt hơn để thu hoạch nhanh cho kịp mùa vụ.
Trong tương lai để gia tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích đất càng có nhiều chính sách đầu tư thích hợp và người dân cần phải thay đổi tập quán canh tác như áp dụng sạ hàng, áp dụng IMP (quản lý dịch hại tổng hợp) trong sản xuất để giảm chi phí sản xuất.
* Cơ cấu 2 lúa- Màu (Hè Thu-Thu đông/ Mùa + Màu Đông Xuân)
Đây là mô hình sản xuất nhằm phá thếđộc canh cây lúa, góp phần làm tăng thu nhập của người dân, làm đa dạng hóa mặt hàng nông sản của địa phương, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường, duy trì và làm tăng độ phì của đất. Các loại cây màu luân canh với lúa nhưđậu phộng, ngô, khoai tây, hành , cải, cà chua.
* Cơ cấu 2 lúa + cá
Đây là mô hình sản xuất kết hợp đang mang lại khá nhiều lợi ích cho bà con nông dân, cụ thể:
Mô hình Lúa- Cá phá thế độc canh cây lúa, tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật: tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và chăn nuôi: hạn chế sử dụng nông dược; giảm ô nhiễm môi trường.
- Cá tạo điều kiện sống cho cây lúa của loại chất thải của của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mịn, độ xốp cho ruộng lúa luôn thoáng khí, tổng hòa hoạt động mạnh tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt. Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại lúa.
- Nuôi cá trong ruộng lúa giúp nông dân giảm được chi phí nhân công làm cỏ, giảm chi phí BVTV, chi phí đầu tư thức ăn cho cá và sau cùng là tăng lợi nhuận
đồng vốn bỏ ra của người nông dân. Sau khi lúa đẻ nhánh lấy thêm nước vào ruộng và bắt đầu thả cá có trọng lượng từ 10-15 con/kg, thu hoạch vào cuối tháng 11 có năng suất đạt 20-40 tạ/ha. Một số giống cá được bà con nuôi gồm chép, rô phi, mè vinh và một số loài các khác để tận dụng thức ăn trong ruộng. Với kiểu sử dụng này cá được thả vụ hè thu xuống giống được 30 ngày sau khi sạ và thu hoạch sau khi kết thúc vụ thu đông. Các giống cá được thả chủ yếu là rô phi, mè vinh, chép....Mặt độ thả trung bình 1-2 con/m2 nếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và 3-4 con nếu có cho ăn bổ sung. Hiện tại, trong vùng người dân nuôi cá chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên ít cho thức ăn bổ sung.
Một trong những khó khăn lớn nhất cho nông dân khi thực hiện mô hình canh tác lúa cá là quản lý nước. Các ao nuôi thường xuyên đòi hỏi mực nước cao trong khi canh tác lúa thì yêu cầu nước theo từng giai đoạn. Do đó việc đào ao nuôi phải làm sao đủ độ sâu để cung cấp thức ăn cho cá, đồng thời để cá trú ẩn. Trong tương lai, đây là mô hình có triển vọng mang lại hiệu quả cao và tương đối bền vững. Do đó cần được quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương.
* Cơ cấu chuyên màu
Cây màu trong vùng phân bố trên những vùng đất cao không bị ngập, chủ động được nguồn nước tưới. Cây màu trong vùng gồm nhiều chủng loại như ngô, khoai tây, đậu tương, bí xanh, trong xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu dung rau sạch là rất lớn. Do đó hướng phát triển là trồng rau sạch. Trồng màu đòi hỏi tốn nhiều công chăm bón, vốn, đầu tư lớn nhưng lợi nhuận cao.
* Mô hình nuôi cá
Một diện tích khá lớn đất ruộng trũng trên địa bàn xã không thể sản xuất vào mùa mưa do đất bị thụt, hiệu quả sản xuất thấp như khu vực ở thôn Hạ Kỳ, ta có thể chuyển số diện tích đất này sang đào ao thả cá.
* Mô hình VAC
Mô hình chăn nuôi kết hợp với lợn, gà, cá đồng thời trồng rau màu hoặc cây ăn quả rất phù hợp với tiềm năng của xã. Ngoài ra có thể kết hợp với nghề làm đậu, nấu rượu. Bã đậu, bã rượu có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, chất thải chăn
nuôi có thể tận dụng để xây dựng bể khí bioga phục vụ cho sinh hoạt gia đình cũng như bảo vệ môi trường.
Mặt khác, một phần sản phẩm trong vườn vây quanh ao, bèo thu trên mặt ao cũng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, nuôi cá. Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón phân. Một phần cá loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm. Ngược lại, phân chuồng dùng làm phân bón cho cây trong vườn, nước phân làm thức ăn cho cá.
4.4 Kiến nghị
4.4.1 Đối với nhà nước
Để cho người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung. Nhà nước cần có kế hoạch triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt.
Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền áp dụng các chính sách đến người dân để người dân có sự tiếp thu một cách thực tế nhất về các chính sách đó. Bên cạnh đó Nhà nước cần chú ý đến những đặc quyền đặc lợi của người dân trước và sau khi thực hiện các chính sách đó để người dân cảm thấy mình không bị mất quyền lợi và để người dân có niềm tin vào Nhà nước.
4.4.2 Đối với các cấp chính quyền
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về việc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện phân vùng sản xuất theo hướng tập trung.
- Tích cực tuyên truyền vân động người dân tham gia nghiêm túc các chủ trương chính sách về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ địa phương nhất là cán bộ làm công tác khuyến nông tại xã.
- Cần quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng bê tông hóa, đảm bảo đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất, xúc tiến tìm thị trường đầu ra cho thị trường nông sản.
4.4.3 Đối với người dân
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân cần tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong việc sản xuất, từ việc sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tích cực tham gia và ủng hộ các chủ trương, chính sách của địa phương về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình xen canh mới.
- Phát huy vai trò của Hội nông dân, hợp tác xã và các Hiệp hội sản xuất trong dạy nghề, tiếp thu khoa học - công nghệ, tiếp cận thông tin.
- Khuyến khích đội ngũ tri thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn (thành lập doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ)
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định”, Tôi tự rút ra kết luận sau.
- Nghĩa Thịnh là một xã thuần nông có điều kiện khí hậu đất đai, lao động thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi cho việc phát triển nhiều dạng hình canh tác khác nhau nhưng người dân địa phương gần nhưđộc canh cây lúa, nhưng các mô hình như vườn cá, chuyên cá, lúa màu hầu như không phổ biến và diện tích rất nhỏ do đó chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập từ nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã với 48,2% tổng giá trị.
- Đây cũng là một vùng sinh thái khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp khi có diện tích đất nông nghiệp chiếm 71,23 % diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên khẩu của xã Nghĩa Thịnh còn khá thấp 0,062 ha/khẩu. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 86,61% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm chiếm 4,46%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 8,48%, đất nông nghiệp khác chiếm 0,455.
- Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp khá cao 71,23% nhưng hệ số sư dụng đất nông nghiệp lại ở mức trung bình. Nguyên nhân là do người dân không còn chú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp mà tập chung cho sản xuất các ngành nghề