Biến động diện tích năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 48)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.3 Biến động diện tích năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn

Thnh năm 2011-2013

3.2.4.1 Cơ cấu cây trồng và giống cây trồng

Qua tìm hiểu thấy rằng lúa là cây trồng chính trên địa bàn xã, là cây lương thực chủ chốt trong cơ cấu cây trồng của xã và cây lúa thường được sản xuất, canh tác theo các mô hình sau:

+ 2 lúa+ 1 màu: Mô hình canh tác này có diện tích rất ít trong tổng diện tích xã, với công thức luân canh chủ yếu là lúa xuân - lúa mùa- cây vụđông ( khoai tây, đỗ tương, bí xanh), thường được bố trí trên các chân ruộng có địa hình vàn, vàn cao và chế độ tưới tiêu chủ động. Vụ xuân sử dụng giống lúa thuần có năng suất cao như BT7, RVT, TBR45, thời gian sinh trưởng 130-135 ngày, năng suất đạt 50-60 tạ/ha. Vụ mùa sử dụng các giống ngắn ngày năng suất cao như BT7 kháng bạc lá, TBR45, nếp ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 110-115 ngày năng suất đạt 50-60 tạ/ha. Vụ đông sử dụng giống đậu tương là DT84, DT99 cho năng suất đạt 70 kg/sào và bí xanh đá cho năng suất 8 tạ/sào.

+ Chuyên canh 2 vụ: Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu trên các vùng có địa hình cao, vàn thấp. Chiếm diện tích lớn, được áp dụng cho các vùng đất chiêm trũng, lúa chiêm xuân sử dụng giống dài ngày chủ yếu như BT7, thời gian sinh trưởng là 130- 135 ngày, năng suất 50-60 tạ/ha.

Giống là yếu tốảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như hiệu quả sản suất của cây trồng. Mỗi giống có các đặc điểm sinh lý nhất định cần có kỹ thuật chăm sóc riêng và có ngưỡng giới hạn năng suất khác nhau. Vì vậy, mỗi vùng khác nhau có biện pháp chăm sóc khác nhau.

3.2.4.2 Biến động diện tích, năng suất một số giống cây trồng

Qua bảng 3.5 thấy tổng diện tích gieo trồng trên đất hàng năm không ổn định và có xu hướng giảm với tốc độ PTBQ qua 3 năm đạt 97,08% tức giảm 30,51 ha từ 531,84 ha năm 2011 xuống 501,33 ha năm 2013 quỹđất này giảm do được chuyển mục đích sử dụng sang làm thủy lợi nội đồng và mục đích sử dụng khác.

Bảng 3.5: Biến động diện tích,năng suất một số giống cây trồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ PTBQ (%) 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % I Diện tích Ha 531,84 516,55 501,33 -15,29 97,12 -15,22 97,05 97,08 1. Lúa c năm Ha 1.044,09 1.030,60 1.002,66 -13,49 98,63 -28,06 97,28 97,99 1.1 Lúa xuân Ha 517,00 514,05 500,00 -2,95 99,42 -17,00 97,26 93,34 1.2 Lúa mùa Ha 527,09 516,55 501,33 -10,54 98,00 -25,76 97,05 97,52 2 Đất trng màu Ha 2.1 Đậu Tương Ha 0 0 12,31 0 0 12,31 100 100 2.2 Khoai tây Ha 9,56 13,84 0 4,28 144,76 13,84 -100 2.3 Bí Xanh Ha 0 0 4,75 0 0 4,75 100 100 II Năng suất Tạ/ha 1. Lúa T/ha 1.1 Lúa cả năm Tạ/ha 111,80 133,60 99,30 21,80 119,49 -34,3 74,32 96,90 1.2 Lúa xuân Tạ/ha 61,35 65,50 50,85 4,15 106,76 -14,65 77,63 92,19

1.3 Lúa mùa 50,45 68,10 48,45 17,65 134,98 -19,65 71,14 103,06

2. Đất trng màu T/ha

2.1 Đỗ Tương Tạ/ha 0 0 19,39 0 0 19,39 100 100

2.2 Khoai tây Tạ/ha 100 110,80 0 10,80 110,80 -110,80 -100 5,40

2.3 Bí Xanh Tạ/ha 0 0 221,60 0 0 221,60 100 100

Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm 2,01%, trong đó diện tích lúa xuân có tốc độ phát triển bình quân là 93,34% và diện tích lúa mùa có tốc độ PTBQ đạt 97,52%. Trong các cây trồng hàng năm, từ năm 2011 đến 2012 thì diện tích trồng khoai tây tăng lên 4,28 ha đến năm 2013 thì cây đậu tương và bí xanh là 2 cây trồng được thay đổi trong cơ cấu giống cây trồng với tổng diện tích là 17,06 ha.

Qua bảng 3.6 thấy năng suất của các loại cây trồng qua các năm nghiên cứu không ổn định, qua nghiên cứu cho thấy từ năm 2011 đến 2012 năng suất cây trồng có xu hướng tăng và đến năm 2013 lại giảm lên đáng kể.

Năng suất lúa tăng tương đối từ 111,80 ha (2011) lên 133,6 tạ/ha năm 2012, giảm 21,80 ha (tăng 19,49%). Tuy nhiên, đến năm 2013 lại giảm mạnh 34,3 tạ/ha. Sở dĩ, có sự biến đổi năng suất lúa như vậy chủ yếu là do biến động năng suất lúa xuân và lúa mùa có năng suất tăng không ổn định qua 3 năm từ 2011 đến 2013. Mặt khác, nhìn bảng số liệu thấy năng suất lúa giữa 2 vụ khá chênh lệnh nguyên nhân vì thời tiết và tính chất đất, vào vụ chiêm xuân đầu năm thường mưa nhiều rất thích hợp cho việc sản suất lúa nước, mặt khác đất vụ xuân có độ phì cao hơn; vào vụ mùa thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ vào mùa mưa và đầu vụ rét đậm rét hại kéo dài vào mùa đông nên diện tích lúa gieo sạ chết rét, cuối vụ thường xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài gây khô hạn khó khăn cho công tác tưới nước phục vụ thời kỳ lúa trỗ bông.

Đối với đất trồng màu, một số cây trồng chính trên địa bàn xã là đậu tương, khoai tây, bí xanh qua bảng 3.6 cho thấy sự biến động diện tích, năng suất như sau:

Năng suất trồng khoai tây là từ năm 2011 là 100 tạ/ha tăng lên 110,80 tạ/ha năm 2012. Đỗ tương và bí xanh là 2 cây trồng mới được triển khai tại địa phương. Giống đậu tương chính được trồng là đậu tương DT84 với thời gian sinh trưởng là 85-90 ngày, năng suất đạt 15-25 tạ/ha, đậu tương DT99 thời gian sinh trưởng là 70-80 ngày đạt năng suất là 14-23 tạ/ha, bí xanh đạt 40-50 tấn/ha thời gian sinh trưởng là 95-110 ngày.

Nhìn chung, diện tích các loại cây trồng biến động được sự kiểm soát của các nhà quản lý, hầu như người dân chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, số lượng diện tích sẽ trồng. Qua phỏng vấn các hộ thì việc canh tác thường dựa vào điều kiện

của năm trước. Đây chính là vấn đề bất cập trong quản lý ở địa phương. Năng suất các cây trồng hàng năm đã có sự thay đổi. Để đưa năng suất cây trồng tăng lên cần có sựđầu tư về giống cũng như các biện pháp thủy lợi hiệu quả. Bên cạnh đó việc áp dụng KH-KT vào sản xuất nên năng suất cây trồng tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 48)