Phân tích SWOT cho từng loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 66)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.4.2 Phân tích SWOT cho từng loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp

3.4.2.1 Trồng lúa

Điểm mạnh

- Là cây trồng chủ yếu chiếm diện tích lớn đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho trồng lúa.

- Trên đất ruộng, diện tích đất chuyên lúa có tác dụng kải tạo đất, ít làm ô nhiễm môi trường.

- Nguồn nước ổn định, gần song. - Có điện nước và vật tưđầy đủ.

- Người dân có trình độ thâm canh cao, cần cù chịu khó.

Điểm yếu

- Lao động trong loại hình trồng lúa chỉ tập chung vào một số thời gian, như làm đất gieo sạ, chăm bón, thu hoạch. Còn lại là thời gian nông nhàn nên về mặt xã hội tính bền vững không cao, chủ yếu là đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ và một phần lưu thông trên thị trường.

- Độc canh lúa tạo điều kiện cho sâu bệnh, cỏ dại lây lan và phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, năng xuất chất lượng cây trồng. - Mức độ áp dụng cơ giới hóa vào còn thấp. - Chuột phá hại mùa màng Cơ hội - Được sự hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ về vật tư nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông và thú y.

- Trong xã đã có cơ sở thu mua sản phẩm lúa

Thách thức

- Giá cả bấp bênh, giá thấp, bị ép giá. - Thị trường đầu ra hẹp.

- Sựđịnh hướng về chiến lược, kế hoạch của chính quyền địa phương còn kém, sản xuất mang tính tự phát.

3.4.2.2 Trồng bí xanh

Điểm mạnh

- Là cây dễ trồng thích ứng trên nhiều loại đất, có giá trị kinh tế cao.

- Có thể bán tại nhà mà không mất nhiều công vận chuyển.

- Tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp.

- Sản phẩm với số lượng nhiều thì HTX tổ chức thu mua

- Khắc phục được tình trạng rơm rạ gây ô nhiễm môi trường

Điểm yếu

- Diện tích còn ít, người dân không đầu tư nhiề.

- Phụ thuộc thời tiết, sâu bệnh, - Khó bảo quản sản phẩm được lâu - Mất nhiều công lao động

Cơ hội

- Có thị trường tiêu thụổn định vì vậy thu hút được nhiều lao động tham gia. - Dễ bán

- Chưa có cơ sở chế biến nông sản

Thách thức

- Không có nhiều chính sách cho phát triển cây bí xanh

3.4.2.3 Trồng đỗ tương

Điểm mạnh

- Có thể bán tại chợ của xã hoặc HTX thu mua.

- Năng suất cao.

- Lao động tranh thủ lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập

Điểm yếu

- Phụ thuộc thời tiết, sâu bệnh. - Kỹ thuật chăm bón còn thấp

- Diện tích trông đậu tương có chỗđịa hình thấp nên dễ bị ngập úng vào mùa mưa

Cơ hội

- Có thị trường tiêu thụổn định vì vậy thu hút được nhiều lao động tham gia. - Dễ bán

- Chưa có cơ sở chế biến nông sản

Thách thức

- Không có nhiều chính sách cho phát triển cây bí xanh.

Nhận xét: Qua bảng phân tích SWOT trên ta thấy có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp là

Thuận lợi:

- Làm nông nghiệp là nghề chính của người nông dân nên người dân có kinh nghiệm trong sản xuất. Những kinh nghiệm đó được truyền từ đời này sang đời khác và không ngừng học hỏi lẫn nhau.

- Người dân cần cù chăm chi chịu khó, tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất cây vụđông tăng thêm thu nhập

- Địa hình đất đai đa dạng phù hợp với phát triển các loại cây trồng.

- Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều cửa hàng vật tư, đường xá đi lại cũng tương đối thuận tiện nên việc mua vật tư cũng dễ dàng với người dân.

Khó khăn:

- Người dân đã dựa trên kinh nghiệm, đang từng bước tiếp thu các khoa học kỹ thuật.

- Quy mô trồng trọt còn lẻ tẻ, mang tính tự phát

- Hay xảy ra sâu bệnh do thời tiết thất thương và do người dân không phòng trừ kịp thời.

- Thiếu vốn gây khó khăn cho người dân trong việc đầu tư trồng trọt, họ thường phải cắt giảm bớt số vật tư cần mua thì mới đủ tiền.

Cơ hội:

Luôn được sự quan tâm và theo dõi các hoạt động sản xuất của người nông dân của HTX để có hướng chỉđạo khi cần thiết.

Thách thức:

- Đầu ra không ổn định, bị thương lái ép giá

- Chỉ chủ yếu trồng trọt lúa là cây trồng chính, đậu tương và bí xanh là cây trồng vụ đông để nâng cao thu nhập và tranh thủ lao dộng nhàn rỗi, chưa có định hướng phát triển cho lâu dài.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA THỊNH 4.1 Quan điểm về sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp

4.1.1 Quan đim v s dng hiu quđất nông nghip

Đểđảm bảo sử dụng quỹđất có hiệu quả, ổn định, đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã và nhu cầu sử dụng đất của các ngành đến năm 2020. Trong kỳ quy hoạch 2011-2020, việc sử dụng quỹ đất của xã cần phải quán triệt các quan điểm sử dụng đất sau:

1. Quy hoạch sử dụng đất mang tính khoa học, hợp lý, tiết kiệm và phát triển bền vững. Đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong những năm trước mắt vừa đảm bảo đáp ứng cho phát triển ở những năm tiếp theo trên cơ sở khai thác, sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ môi trường phục vụ lâu dài cho nhu cầu phát triển KT-XH của xã.

2. Quy hoạch sử dụng đất phải bám sát định hướng, mục tiêu phát triển KT- XH của xã đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các ngành phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế.

3. Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên đất cho xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập chung, các khu thương mại- dich vụ, điểm công nghiệp và việc mở rộng, chỉnh trang lại các điểm dân cư nông thôn thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

4.1.2 Phương hướng s dng đất nông nghip có hiu qu

Để xây dựng đất nông nghiệp đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả:

Cần xây dựng phương án cải tạo, bảo vệ đất áp dụng biện pháp thâm canh hợp lý tránh gây ô nhiễm cho đất. Cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất cho thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Mở rộng diện tích trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như cây màu thì cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất trồng cây ăn quả khác hay đất lâm nghiệp sang cây màu. Tích cực trong công tác giảm những diện tích trồng cây kém hiệu quả để chuyển sang trồng những cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 thì diện tích đất nông nghiệp của xã là 575,66 ha. Trong đó, đất trồng cây hàng năm còn lại là 4,79 ha, đất trồng lúa là 472,75 ha. Các diện tích đều giảm để chuyển đổi sang đất thổ cư và đất sản xuất phi nông nghiệp.

4.2 Tiềm năng đất đai để phát triển

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp đem lại ngoài việc bố trí cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý, còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác nhau như: chếđộ nước, khả năng tưới tiêu, địa hình, vị trí phân bố không gian, vốn, lao động, cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã hiện có là 594,71 ha chiếm 71,3% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa nước 501,33 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 4,79 ha, đối với loại đất này những khu vực chủđộng tưới tiêu, độ màu mỡ khá có khả năng tăng thêm diện tích gieo trồng thong qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, bố trí lại mùa vụ. Đây là biện pháp ít tốn kém và có tính khả thi cao. Vụ đông cũng còn tiềm năng rất lớn nhưng chưa được chú ý khai thác. Nếu quy hoạch sử dụng khai thác sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn thì sẽ dành được một phần quỹđất cho các mục đích sử phát triển khác trong tương lai mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực vững chắc.

- Khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp.

Hiện nay, diện tích hàng năm của xã diện tích đất 2 vụ vẫn còn nhiều, lý do là đất thấp thoát nước kém. Vì vậy đáp ứng được nhu cầu nước tưới thì có thể mở rộng đất canh tác cho toàn xã.

- Xác định các biện pháp chuyển loại, cải tạo và bảo vệđất.

Nông nghiệp của xã cần chuyển dịch mạnh sang nhóm cây hoa màu, cây ăn quả và thực phẩm như ngô, đậu tương, bí xanh. Tuy nhiên cũng cần giữ vững thế

mạnh của cây lúa, vừa cho năng suất cao vừa có tiềm năng phát triển. Mở rộng các hình thức chăn nuôi, mô hình VAC trên diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với từng vùng, chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc sang nuôi trồng thủy sản hoặc các mô hình nuôi trồng kết hợp.

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh

4.3.1 Gii pháp v chính sách

-Thực hiện tốt các chính sách bồi thường, hỗ trợ trong việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác. Tạo việc làm ổn định cho các hộ có đất bị thu hồi.

- Có chính sách hộ trợ, khuyến khích các hộ, cá nhân thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và tạo điều kiên khuyến khích các hộ đầu tư vào sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân: Cung cấp các thông tin thị trường tiêu thụ nông sản. Tạo điều kiện liên danh, liên kết để người sử dụng đất nông nghiệp có thể ký kết các hợp đồng tiêu thụ với người thu mua, chế biến hoặc trực tiếp với các hộ tiêu dung lớn.

- Hướng dẫn người sử dụng đất các chính sách, pháp luật liên quan tới quản lý và sử dụng đất, hỗ trợ các thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng (theo quy hoạch) để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất hang hóa chuyên canh.

- Xây dựng các chế tài về sử phạt (thích đáng) các vi phạm về quản lý sử dụng quỹđất, đặc biệt vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

4.3.2 Gii pháp v ngun nhân lc và v ngun vn đầu tư

* Nguồn nhân lực:

- Nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và lao động qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất,

Mở các lớp đào tạo, tập huấn thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, các quy định, chính sách đất đai cho người làm công tác quản lý sử dụng đất.

* Nguồn vốn đầu tư:

-Thực hiện cân đối thu chi từ quỹđất để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo tiền đề sử dụng quỹ đất hiệu quả và hợp lý, Bên cạnh huy động nguồn nội lực cần quan tâm thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào đầu tư cho các dự án, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.

- Mở rộng hình thức “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư các dự án hạ tầng quy mô nhỏ, phục vụ dân sinh kế, nhất là tuyến giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu. Đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết trong lĩnh vực giáo dục, y tế.

- Thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính về đất đai: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã đã được duyệt, UBND xã thực hiện nghiêm túc việc thu, chi tài chính vềđất đai, đây là một nguồn thu quan trọng để tạo vốn thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4.3.3 Gii pháp tăng cường công tác qun lý nhà nước vđất đai

- Căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất chung và các chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, UBND xã cần cụ thể hóa bằng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phù hợp với tiến độ phát triển của các ngành theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy xu thế công nghiệp hóa-hiện đại hóa và đảm bảo từng bước thực hiện được chu chuyển đất đai đến năm 2020 như quy hoạch đã đề ra.

Thực hiện việc phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Cơ quan Tài Nguyên và Môi trường, và UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch; cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý đất đai theo quy hoạch: Bao gồm việc thẩm định dự án, xét duyệt dự án, thu hồi đất và giao đất phải theo đúng quy hoạch,

- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác và việc sử dụng đúng mục đích của các loại đất.

- Kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.

4.3.4 Gii pháp v bo v môi trường

- Các dự án về sử dụng quỹđất phải có phần đánh giá, giải trình các tác động về môi trường và có giải pháp giảm thiểu cụ thể các tác động tiêu cực. Phải coi hợp phần này là một trong các điều kiện kiên quyết để thẩm định và phê duyệt dự án.

- Chú trọng đến các vấn đề môi trường, đặc biệt các dự án liên quan đến hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa). Kiên quyết di dời những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và cưỡng chế áp dụng các giải pháp thực hiện cần kiên quyết giải thể. Quan tâm đúng mức đến quỹđất trồng cây xanh của xã.

- Thường xuyên thực hiện quan trăc đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn xã để kiểm tra mức độ ô nhiễm về đất; nước; không khí và có các biện pháp, khắc phục kịp thời. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chấp hành các quy định pháp luật về môi trường, khuyến cáo nhân dân không sử dụng các hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với những khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

- Thực hiện đồng bộ các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất.

- Giao đất theo đúng tiến độ và khả năng khai thác sử dụng thực tếđối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất.

4.3.5 Gii pháp v khao hc công ngh

Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.

Thực hiện cơ chếưu đãi đầu tư cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Quá trình chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cần thực hiện thông qua các dự án chuyển giao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)