Thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 52)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.3.1 Thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra

3.3.1.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và có cơ sở trong việc đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn, điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Và căn cứ vào sự phân loại hộ gia đình tham gia sản xuất của xã tôi tiến hành điều tra 3 thôn chính. Đó là: Thôn Thượng kỳ, thôn Hải Lạng và thôn Hạ kỳ

Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh

Chỉ Tiêu ĐVT Tổng

Phân theo thôn

Thượng kỳ Hải Lạng Hạ kỳ Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Số hộ Hộ 60 20 33,34 20 33,33 20 33,33 Số nhân khẩu Người 221 77 34,80 77 34,80 67 30,40 Lao động chính Lao động 146 51 34,93 46 31,51 49 33,56 Lao động tham gia SXNN Lao động 90 30 33,33 29 32,22 31 34,45

Lao động tham gia SXPNN và các ngành nghề khác Lao động 56 21 37,50 17 30,35 18 32,15 Số khẩu BQ/hộ Người/hộ 3,68 3,85 - 3,85 - 3,35 - Số LĐNN BQ/hộ Lao động/hộ 1,50 1,50 - 1,45 - 1,55 - Số LĐPNN BQ/hộ Lao động/hộ 0,93 1,05 - 0,85 - 0,90 -

Qua bảng số liệu trên cho thấy, với số hộ bằng nhau thì sự chênh lệch nhân khẩu giữa 3 thôn là không nhiều. Lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động trong gia đình, ở các hộ sản xuất với diện tích rộng thì cần thuê thêm người hoặc là trao đổi công lao động cho nhau. Trong số các hộ điều tra thì tổng số lao động chính là 146 người chiếm 66,06% số nhân khẩu. Trong đó, thôn Thượng kỳ và thôn Hải Lạng có số nhân khẩu nhiều nhất mỗi thôn là 77 người chiếm 34,8% số nhân khẩu và thôn Thượng kỳ có số lao động chính lớn nhất là 51 người chiếm 34,93% lao động chính, thôn Hải Lạng lại có số lao động chính thấp nhất do tỷ lệ ngoài lao động tăng lên. Người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn (61,64% lao động) và chủ yếu là thôn Hạ Kỳ với 31 người chiếm 34,45% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Họ là những lao động trong độ tuổi trung niên vì vậy họ có kinh nghiệm trong làm nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của hộ. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế từ đất nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân chủ yếu là từ trồng lúa kết hợp với làm nghề phụ vì vậy lúa là cây trồng đem lại nguồn thu chính cho các hộ. Số lao động tham gia SX PNN là 56 người chiếm 38,35% tổng số lao động. Trong đó lớn nhất là Thôn Thượng Kỳ có 21 người chiếm 37,5% lao động PNN, thấp nhất là lao động thôn Hải Lạng với 17 chiếm 30,05% lao động PNN, đứng thứ 2 là thôn Hạ Kỳ với 18 người chiếm 32,15 lao động PNN.

Quy mô nhân khẩu giữa các thôn có sự khác nhau. Thôn Thượng Kỳ và thôn Hải Lạng có bình quân nhân khẩu lớn nhất với 3,85 nhân khẩu/hộ thấp nhất là thôn Hạ Kỳ là 3,35 nhân khẩu/hộ. Quy mô nhân khẩu có ảnh hưởng tới việc tính thu nhập bình quân trên nhân khẩu và từ đó quyết định tới mức sống và an toàn lương thực của mỗi gia đình, quy mô nhân khẩu càng lớn vô hình chung đã tạo sức ép về các nguồn lực, việc sử dụng các nguồn lực đó sao cho đáp ứng được nhu cầu trong hộ gia đình. Với quy mô nhân khẩu giữa các nhóm hộ như vậy dẫn tới quy mô lao động cũng không có sự khác biệt đáng kể. Số LĐNN BQ/hộ lớn nhất là 1,55 lao động/hộ ở thôn Hạ Kỳ và thấp nhất là thôn Hải Lạng là 1,45 lao động/hộ.

3.3.1.2 Tư liệu phục vụ sản xuất của các hộ điều tra

Qua điều tra các hộđiều tra trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh cho thấy, bình quân các trang thiết bị sử dụng cho một nông đều có 1 cái cuốc, 2-3 cái cào san ruộng bằng tre, đôi ủng ... điều này nói lên rằng trình độ cơ giới hóa trong các nông hộ được điều tra vẫn ở mức trung bình. Trong các hộ điều tra thì bình phun thuốc là thiết bị được sử dụng nhiều nhất, đây cũng được coi là thiết bị cần thiết để phục vụ cho sản xuất và sử dụng của nông hộ. Các khâu như cày bừa và thu hoạch thì đi thuê máy móc để làm, do chi phí để mua một chiếc máy cày, máy gặt là rất lớn mà người dân không có khả năng trong một lúc có thể bỏ ra số vốn lớn như vậy. Đồng thời giá cả tăng cao, giá xăng dầu làm tăng giá máy móc trang thiết bị tăng, đầu tư gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp. Đây cũng là một trong những yếu kém bất cập hiện nay.

3.3.1.3 Thông tin kỹ thuật

- Trên địa bàn xã, phần lớn người dân sản xuất dựa vào kinh nghiệm, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp, đa phần không qua đào tạo, trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính truyền thống và còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó những năm gần đây các hộ nông dân đã và đang từng bước áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn thực hiện đề án “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh sản xuất trên đất 2 vụ lúa”.

- Dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các nông hộđược cung ứng các loại phân bón, thóc giống, thuốc trừ sâu. Hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, thực hiện được một số khâu như thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất, thu mua vụ đông…Việc tiêu thụ nông sản chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được được cấp chính quyền quan tâm, đây được coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều thành lập các khuyến nông cơ sở, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa tại các cơ sở thôn, thu hút mọi người trong thôn tham gia. Hoạt động khuyến nông cơ sở đã đi vào nề nếp và

hoạt động có hiệu quả góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp- nông thôn.

- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, tuyên truyền hướng dẫn xã viên phòng trừ sâu bệnh kịp thời, mở rộng áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp... Nên tỷ lệ thiệt hại hàng năm do sâu bệnh đều ở mức thấp.

3.3.1.4 Vốn cho sản xuất của các hộ

Vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện khả năng đầu tư và có tính chất quyết định tới kết quả sản xuất. Thu nhập của hộ từ sản xuất nông nghiệp với hình thức hộ gia đình quy mô nhỏ, ngoài ra còn 1 khoản thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc đi làm thuê nên hộ không chú trọng nhiều vào cho đầu tư sản xuất nông nghiệp. Làm nông nghiệp vẫn mang tính chất “lấy công làm lãi”, chi phí bỏ ra thấp. Vì vậy, vốn sản xuất của hộ chủ yếu là vốn tự có của chủ hộ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vốn sản xuất của nông hộ. Đây là tỷ lệ huy động vốn khá cao, phản ánh khả năng huy động vốn nội lực để đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên số hộ thiếu vốn sản xuất vẫn còn nhiều, nếu đi vay ngân hang thì có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chủ hộ cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư máy móc phục vụ sản xuất, gây ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của các nông hộ. Do đó, cần phải có biện pháp tháo gỡ

3.3.1.5 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh

Tình hình sử dụng đất của các hộảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng đất của các hộ cụ thể tình hình sử dụng đất của các hộ thể hiện qua bảng 3.7 như sau

Bảng 3.7:Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra

Mục đích sử dụng đất Tổng

Phân theo thôn

Thượng Kỳ Hải Lạng Hạ Kỳ Diện tích (sào) Cơ cấu (%) Diện tích (sào) Cơ cấu (%) Diện tích (sào) cấu (%) Đât trồng lúa 1265,30 408,70 92,63 402,30 98,43 454,30 89,28 Đậu Tương 58,00 26,50 6,00 0 0 31,50 6,19 Bí xanh 16,00 0 0 0 0 16,00 3,14 Đất nuôi trồng thủy sản 19,40 6,00 1.37 6,40 1.57 7,00 1,39 Diện tích nông nghiệp BQ/hộ - 22,06 - 20,40 - 25,44 - Bình quân diện tích đất/khẩu - 5,72 - 5,30 - 7,60 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả vào năm 2014

Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng lúa là lớn nhất với 1265,3 sào, sau đó đất trồng đậu tương, bí xanh, đất nuôi trồng thủy sản. Tình hình sử dụng các loại đất được thể hiên cụ thểở hình 3.3 như sau:

Hình 3.3: Tình hình s dng đất nông nghip ca các hđiu tra năm 2014

Theo hình trên cho biết trồng lúa là cây chủđạo. Trong đó thôn Hạ Kỳ với diện tích lúa lớn nhất là 454,3 sào chiếm 35,9% diện tích đất NN tiếp đến là thôn Thượng Kỳ với 408,7 sào chiếm 32,31%, thấp nhất là thôn Hải Lạng với 402,3 sào chiếm 31,79% diện tích đất NN.

Cây đậu tương và bí xanh là cây trồng vụ đông ở thôn Hạ Kỳ và thôn Thượng Kỳ trên đất trồng 2 lúa, diện tích trồng đậu tương lớn nhất ở thôn Hạ Kỳ là 31,5 sào chiếm 54,31 % diện tích trồng đậu tương, bí xanh trồng 16 sào. Thôn Thượng Kỳ không tiến hành trồng bí xanh mà trồng đậu tương với diện tích là 26,5 sào chiếm 45,68% diện tích trồng đậu tương. Thôn Hải Lạng chỉ trồng lúa không tiến hành trồng cây vụđông.

Diện tích nông nghiệp BQ/hộ của thôn Hạ kỳ là lớn nhất 25,44 sào/hộ, thấp nhất là Hải Lạng là 20,4 sào/hộ. Bình quân diện tích đất/khẩu có sự chênh lệch nhỏ thôn Hạ Kỳ với 7,6 sào/khẩu là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. (Trang 52)