4. Đóng góp mới của luận văn
3.4.1 Những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng đất nông nghiệp
3.4.1 Những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nghĩa Thịnh Nghĩa Thịnh
Thứ nhất: Về cơ cấu đất và đất nông nghiệp ta thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai của xã (chiếm 73,67% diện tích đất tự nhiên) trong đó đất trồng lúa chiếm tỷ lệ chính trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 85%). Điều này có thể thấy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp vẫn ở mức cao. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như xã Nghĩa Thịnh. Sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của đại bộ
phận người dân. Mặt khác, diện tích đất trồng lúa theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã có xu hướng giảm tuy con số giảm rất nhỏ nhưng vẫn giữ mức diện tích hiện tại. Với diện tích này chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương chứ không thể phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa để cung cấp hoặc xuất khẩu cho các khu vực khác.
Thứ hai: Bình quân ruộng đất trên/người của xã Nghĩa Thịnh cao hơn so với các xã trong huyện song quy mô còn manh mún, chưa tập chung. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt- chăn nuôi- nuôi trồng thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng của năng địa phương (tỷ trọng ngành trồng trọt còn cao hơn ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản). Đồng thời xã Nghĩa Thịnh chưa có quy hoạch phát triển nông nghiệp ổn định mang tính khoa học, dẫn đến công tác dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm nên chưa hình thành được các vùng chuyên canh có chất lượng hàng hóa nông sản chất lượng mang hiệu quả kinh tế cao, cũng gây khó khăn lớn đến công tác chỉ đạo sản xuất vụ mùa như chăm sóc, bảo vệ thực vật, bảo quản sau thu hoạch.
Thứ ba: Về cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp có các đặc điểm sau: cơ cấu cây trồng còn ngèo nàn. Đối với cây lúa, thì cơ cấu mùa vụ lại chỉ có hai vụ là vụ xuân và vụ mùa, còn lại thường bỏ trống. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, mưa nhiều, hầu hết các đồng đất đều bị thụt, nhập úng vào vụ chiêm, vụđông thì đất khô cằn, không có nước nên không thể cấy lúa được. Một số ruộng trên cao có thể trồng đậu tương, bí xanh, …Trong số sản xuất lúa (vụ xuân và vụ mùa) thì vụ xuân có năng suất, sản lượng tốt hơn cần được quan tâm phát triển. Trong cơ cấu giống lúa thì giống RVT, BT7 kháng bạc lá, nếp ngắn ngày được người dân sử dụng để gieo cấy trong hầu hết diện tích. Đây là giống lúa có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đồng đất tại địa phương cần được duy trì trong sản xuất.
Thứ tư: Thu nhập từ nông nghiệp hiện đang còn thấp, trong khi giá cả vật tư ngày càng cao đã làm giảm thu nhập của người nông dân, đã hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên,
chuột, khả năng tưới tiêu, năng suất nông sản chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết nên nông dân không dám đầu tư canh tác theo mô hình sản xuất có hiệu quả.
Thứ năm: Về mặt thị trường thì hiện nay giá lúa khá ổn định ít biến động tuy nhiên thị trường cho cây màu còn hạn chế mặc dù giá cao hơn lúa. Cá là sản phẩm hiện nay cũng rất được thị trường tiêu thụ hiện nay nhất là cá đồng. Tuy nhiên nuôi cá cung cấp cho các vùng lân cận cũng là nguồn lợi lớn cho vùng này nếu người dân có nguồn vốn lớn. Nguồn lao động của xã cũng khá dồi dào do diện tích ít nhưng dân số sống về nông nghiệp là khá cao, do đó có thể tận dụng được nguồn lao động để khai thác các mô hình có nhu cầu lao động cao.
Thứ sáu: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một số diện tích trồng lúa sang sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển CN- TTCN, thương mại dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư mới.
Thứ bảy: Qua số liệu được nêu ở trên cho thấy, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp hiện nay vẫn trì trệ, không có hướng cải tiến hiệu quả từ việc quản lý và cải tạo chất lượng đất. Việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới môi trường đất. Trong xã ngành nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, tưới tiêu. Trong khi đó ít chú ý đến việc trả lại chất hưu cơ trả lại cho đất đã làm giảm đi tính chất của đất.
Một số hộ dân đã thải nước sinh hoạt gia đình ra kênh, sông ngòi, vứt rác ra sông Đào là nguồn cung cấp chính cho sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước trong xã.