4. Đóng góp mới của luận văn
2.4.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình quản lý đất và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh diễn ra như thế nào?
- Các phương thức sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh đã đạt hiệu quả kinh tế gì?
- Biện pháp cụ thể nào có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của các phương thức sử dụng đất nông nghiệp.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Nghĩa Thịnh là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Nghĩa Hưng, cách trung tâm huyện khoảng 15 km và cách TP. Nam Định 18km. Vềđịa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Đồng và Sông Đào. - Phía Nam giáp xã Nghĩa Thái và nghĩa Châu.
- Phía Đông giáp xã nghĩa Đồng và huyện Nam Trực. - Phía Tây giáp xã Nghĩa Minh và xã Nghĩa Châu.
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
- Lịch sử hình thành, phát triển của địa hình xã Nghĩa Thịnh gắn liền với quá trình phát triển tam giác châu hiện đại của sông Hồng. Địa hình tích tụ sông-biển hỗn hợp có mặt ở hầu hết các xã của huyện Nghĩa Hưng, khá bằng phẳng, thành phần chủ yếu là cát pha- set bộ kết.
- Nhìn chung Nghĩa Thịnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 0,5-1,2 m so với mặt nước biển, khá thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
3.1.2.3 Khí hậu
Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như đã đề cập đến ở phần trên. Nghĩa Thịnh nói riêng hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô. Bình quân số liệu nhiều năm, một số chỉ tiêu khí tượng cho thấy:
Nhiệt độ trung bình năm 23,70C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 39,50C (tháng 5/1932); thấp nhất tuyệt đối 5,10C (tháng 1/1977).
Độẩm không khí trung bình năm là 84%; tổng thời gian nắng 1690 giờ. Tổng lượng bức xạ trung bình năm 150Kcal/cm2, bức xạ quang hợp là 80 Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1790 mm, mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 882 mm.
Bão hàng năm thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9.
Gió mùa Đông -Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc từ tháng 3 đến tháng 11 năm sau.
Nhìn chung khí hậu Nghĩa Hưng nói chung và Nghĩa Thịnh nói riêng khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.4 Thủy văn
Xã Nghĩa Thịnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đào cả về mùa mưa và mùa khô.
Hệ thống sông ngòi: xã có sông Đào đi qua, đây là trục cung cấp nước chủ yếu của xã. Hơn nữa trên địa bàn xã có các tuyến kênh mương nội đồng phân bố đều khắp nơi trên địa bàn theo dạng xương cá. Chếđộ nước sông chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Hệ thống sông cùng các kênh mương thủy lợi ở các cấp nội đồng, các công trình đầu mối, trạm bơm đã đáp ứng được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
Chế độ tưới tiêu: Đất đai của xã được tưới tiêu chủ động bằng động lực thông qua trạm bơm điện với tổng công suất 6800 m3/h. Những diện tích đất cao xa nguồn nước được tạo bằng các trạm bơm dã chiến (bơm dầu).
3.1.1.5 Tài nguyên đất
Qua kết quả khảo sát đất đai trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh cho thấy trên địa bàn có 2 loại đất chính:
- Đất phù sa được bồi hàng năm:
Phân bố phía ngoài đê của xã. Đây là một đơn vị đất rất non trẻ, còn giữ được gần như nguyên vẹn đặc tính của mẫu chất tạo đất theo hệ thống sông bởi hàng năm luôn được bổ sung một lớp phù sa mới. Tuy nhiên ưu điểm này cũng kèm với hạn chế cơ bản là có một thời gian đất bị ngập lũ, do vậy khi bố trí khi sử dụng cần tính toán cơ cấu thời vụđể tránh thiệt hại do lũ gây ra.
Có thể bố trí sử dụng đất phù sa được bồi hàng năm cho trồng chuyên rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, dâu tằm, lạc, đậu tương...) ở bãi ngoài đê; trồng cây ăn quả lâu năm ở những nơi có địa hình cao.
- Đất phù sa không được bồi:
Đây là loại đất hầu hết phân bố ở trong đê ngăn lũ, đã thoát khỏi ảnh hưởng thường xuyên của nước lũ hàng năm song còn quá non trẻ để phân hóa rõ các tầng, Đa số diện tích có địa hình vàn và vàn cao, thành phần cơ giới nhìn chung nặng hơn so với đất phù sa được bồi (chủ yếu từ thịt nhẹđến thịt trung bình). Đất phù sa không bồi hàng năm, không có tầng glây và loang lổ của hệ thống sông Hồng thích hợp với nhiều loại cây trồng: các chân cao và vàn cao có thể bố trí chuyên hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quảđặc sản hay cây dược liệu; chân vàn thấp có thể gieo trồng 2 vụ lúa hay luân canh lúa cá. Tuy nhiên do độ phì tự nhiên thiếu cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, nên tăng cường bón lân trong tỷ lệ các phân bón NPK hóa học, luân canh giữa lúa với các cây bộđậu ở những chân đất có địa hình cao nhằm bổ sung và nâng cao hàm lượng chất hưu cơ cho đất.
3.1.1.6 Tài nguyên nước
Là xã thuộc Đồng Bằng sông Hồng tuy không có sông lớn chảy qua địa bàn xã, nhưng Nghĩa Thịnh có các nguồn tài nguyên nước dồi dào.
Tài nguyên nước mặt: có sông Đào, hệ thống kênh và nhiều ao hồ phân bố khắp xã đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên nước ngầm: Tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể xong qua thực tế sử dụng giếng đào của nhân dân thì nguồn nước ngầm của xã cũng rất dồi dào và chất lượng tốt.
3.1.1.7 Tài nguyên nhân văn
Nghĩa Thịnh có một nền văn hóa mang đậm nét văn hóa của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Với lịch sử văn hiến, người dân Nghĩa Thịnh cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong đấu tranh và thực hiện công cuộc đổi mới nhân
dân Nghĩa Thịnh đã được Đảng, Nhà nước, cấp trên ghi nhận và đã được tặng thưởng nhiều bằng khen.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và nhân dân xã ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh của xã thực hiện thắng lợi với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
3.1.1.8 Thực trạng môi trường
Nghĩa Thịnh nằm cách trung tâm huyện 15km. Trong những năm gần đây huyện Nghĩa Hưng cũng như xã Nghĩa Thịnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh, làm cho thực trạng môi trường có những biến đổi xấu, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của con người.
- Những giải pháp bảo vệ môi trường:
Để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp phục vụ cuộc sống trước mắt và lâu dài cần có những biện pháp:
+ Xử lý nguồn nước do hoạt động sản xuất của con người sinh ra trước khi trở về tự nhiên.
+ Xử lý rác thải do sinh hoạt hàng ngày ở các cụm dân cư bằng cách chôn lấp rác thải.
+ Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật không ô nhiễm. Về mặt quy hoạch sử dụng đất cần dành 1 diện tích đất ở vị trí thích hợp để giải quyết các vấn đề chung về môi trường.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng đồng.
3.1.2 Điều kiện, kinh tế, xã hội, văn hóa
3.1.2.1 Đặc điểm về kinh tế
a, Thực trạng phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp + Nông nghiệp
- Trồng trọt
Chỉ đạo của ban nông nghiệp, BQT các HTX, các tổ dịch vụ chủ động khắc phục khó khăn như: Thời tiết diễn biến bất thường, dịch chuột và sâu bệnh phá hại trên cây trồng nhưng toàn xã cơ bản giữđược sản xuất ổn định.
Thực hiện đề án: “ chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh sản xuất vụđông trên đất 2 lúa”. Cấy 100% diện tích 2 vụ lúa là 1.045,2 ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 99,3 tạ/ha. Trong đó HTX Đại Thắng đạt 101 tạ/ha, HTX Đại Hải đạt 108 tạ/ha, HTX Đại Hưng đạt và HTX Đại Thành là 91 tạ/ha. Năng suất bình quân giảm 34,3 tạ/ha so cùng kỳ. Tổng sản lượng đạt: 5189 tấn giảm 1426,7 tấn trên cùng đơn vị diện tích. Chỉđạo đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở cả 4 HTX, trong đó ởĐại Thắng 100 ha, HTX Đại Hải, HTX Đại Hưng, HTX Đại Thành, mỗi đơn vị 50 ha. Mở rộng diện tích gieo cấy bằng phương pháp gieo sạ vụ xuân 360 ha = 60%. Vụ mùa 307 ha = 58,7%. Điển hình trong áp dụng biện pháp gieo sạ là đơn vịĐại Thắng và HTX Đại Thành.
Sản xuất vụ đông: Sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa 4 HTX được 16,06 ha đạt 30,3% kế hoạch đề, trong đó: đậu tương = 12,31 ha, bí xanh 4,75 ha. Diện tích cây vụđông tập chung Thôn Hạ kỳ, thôn Bình A.
- Chăn nuôi
Hầu hết chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia đình, tận dụng sản phẩm thừa của nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày, mang tính tự cung tự cấp phục vụ sức kéo và thực phẩm xong chưa có sựđầu tư lớn về quy mô chuồng trại, khoa học kỹ thuật nên số lượng và chất lượng con vật nuôi kém chất lượng, chưa được cao. Do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như dịch bệnh nên làm cho các hộ gia đình không dám mở rộng quy mô chăn nuôi vì sợ rằng dịch bệnh có thể làm cho họ mất trắng, không thu được lợi nhuận.
Bảng 3.1: Tình hình chăn nuôi của xã Nghĩa Thịnh qua 3 năm từ 2011- 2013 Hạng mục Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Đàn trâu, bò Con 100 70 127
Gia cầm Con 18.000 17.000 14.000
Lợn Con 2.000 1.000 697
Sản lượng cá Tấn 55 55 55
Ngành chăn nuôi trong những năm qua liên tục gặp những khó khăn do ảnh hưởng của rét đậm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch tai xanh ở lợn đã khiến cho số lượng đàn gia cầm và lợn có xu hướng giảm đi. Đàn lợn giảm rất mạnh từ 2000 con năm 2011 xuống 697 con vào năm 2013, còn đàn gia cầm cũng có xu hướng giảm từ 18.000 con gia cầm năm 2011 xuống còn 14.000 con vào năm 2013. Đàn trâu, bò có xu hướng tăng lên do chi phí cho nuôi bò trâu thấp, giá trị sản lượng cao, lại tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có từ trồng trọt. Năm 2012 đàn trâu bò giảm xuống 30 con, do dịch bệnh đến năm 2013 số lượng trâu bò tăng lên từ 57 con đạt 127 con năm 2013 do năm trước dịch bệnh nên giá cao vào khoảng 16-18 triệu đồng/con giống và 14-15 triệu đồng/con bò thịt nên mọi người chăn nuôi theo xu hướng của năm trước, sản lượng cá vẫn không thay đổi. Những năm gần đây, tuy bịảnh hưởng của dịch bệnh và giá thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuốc phòng bệnh ngày càng cao cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chậm, nên kết quả ngành chăn nuôi chậm do vậy đàn gia súc, gia cầm thường xuyên có biến động. Về hình thức và quy mô chăn nuôi trên địa bàn chưa có nhiều các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung quy mô theo hướng công nghiệp mà chủ yếu theo hình thức gia đình và các trang trại nhỏ. Nhìn chung các hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại và gia trại, vẫn tiếp tục phát huy và duy trì.
- Nuôi trồng thủy sản
Với địa hình của xã nằm ven sông Đào, cùng với đó là hệ thống các ao, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo khá hoàn chỉnh nên có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy đặc điểm nổi bật này nên xã Nghĩa Thịnh cũng tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình thầu ao, hồđể phát triển chăn nuôi như giảm thuế đất hàng năm, hợp tác với các viện nghiên cứu thủy sản để cung cấp các con giống chất lượng ... Tuy nhiên, do vì nhân dân trong xã đa phần chỉ chú trọng đầu tư vào hai ngành chính đó là chăn nuôi và trồng trọt mà chưa có sự chuyển dịch sang ngành thủy sản, mặt khác diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã năm 2013 là 50,45 ha, diện tích đất này chủ yếu được sử dụng để thả cá phục vụ nhu cầu thực phẩm của hộ gia đình cá nhân. Và trong đề tài này em xin không đề cập đến hiệu quả của hình thức sử dụng loại đất này.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tận dụng những lợi thế có sẵn tại địa phương như hệ thống giao thông thông thoáng, vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động thông thương. Những năm gần đây, xã Nghĩa Thịnh đang cố gắng đẩy mạnh việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Tính đến năm 2013 trên địa bàn xã tạo điều kiện cho công dân học nghề may và làm việc tại công ty may đóng trên địa bàn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, bình quân thu nhập trả cho người lao động là 2.500.000 đồng/tháng.
Các ngành nghề truyền thống của địa phương tiếp tục được giữ và duy trì: nghề thợ mộc, thợ xây, nghề may gia công, móc túi sợi, làm giỏ xe đạp, xe máy ở một số thôn xóm trong xã.
+ Thương mại, dịch vụ
Các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu trên thị trường đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Toàn xã có 2 cơ sở kinh doanh xăng dầu; 109 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh dịch vụ: vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, dịch vụ thương mại, thức ăn chăn nuôi; 212 hộ kinh doanh cá thể và gia đình. Thu hút 565 lao động.
Chợ Hải Lạng hội họp ổn định nề nếp đảm bảo cho nhân dân họp chợ giao lưu trao đổi hàng hóa được thuận lợi.
+ Nhận xét chung về cơ cấu kinh tế của ngành
Trong những năm gần đây tình hình phát triển sản xuất của xã ngày càng nâng cao và ổn định. Đặc biệt, Nhà nước với chương trình nông thôn mới và các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn xã ngày một nhiều, sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu: Đầu tư vào cải tạo đất đai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, đưa giống mới có năng suất cao vào trồng trọt. Theo báo cáo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Thịnh năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 12,16%.
Bảng 3.2: Thực trạng phát triển kinh tế xã của xã giai đoạn từ 2011-2013 Ngành
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1.Tổng sản phẩm xã hội 120.129,0 100 124.292,0 100 130.100,6 100 Nông nghiệp 59.583,98 49,60 61.275,96 49,30 62.708,49 48,20 Công nghiệp, xây dựng 21.733,42 18,50 23.304,75 18,75 24.979,31 19,20 Dịch vụ 38.321,16 31,9 39.711,29 31,95 42.412,80 32,6 2. Chỉ tiêu bình quân nhân khẩu
Diện tích lúa (ha) 1.037,22 - 1.029,30 - 1.045,20 - Năng suất lúa (Tạ/ha) 130,00 - 130,00 - 130,00 -