Hoàn thiện công tác kiểm toán

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 67)

Do kiểm toán là một vấn đề nhạy cảm và mang tính chất đặc trưng riêng, nên nhóm chúng tôi không tách riêng ra phần kiểm toán BCLCTT mà sẽ nêu ra nhửng giải pháp chung cho việc kiểm toán Báo cáo tài chính

3.3.1. Hoàn thiện kiểm toán nội bộ

Trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện chức năng của bộ phận Kiểm toán nội bộ

(KTNB), doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu đến các yếu tố sau: Vấn đề nhân lực cho KTNB, nhận thức về KTNB, kế hoạch đầu tư cho hoạt động KTNB, việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực trong hoạt động KTNB cũng như trong chương trình giám sát và quản lý chất lượng hoạt động KTNB.

Để nâng cấp bộ phận KTNB, doanh nghiệp cần xác định rõ trình độ của chức năng KTNB và mức độ muốn nâng cấp, không nhất thiết phải nâng cấp lên đến cấp “dẫn đầu”. quyết định lựa chọn nâng cấp lên mức độ nào phụ thuộc vào kết quả phân tích và so sánh giữa lợi ích đem lại và chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra.

Để chuyển đổi nâng cấp thành công bộ phận KTNB, doanh nghiệp cần có lộ trình phù hợp. Lộ trình này phải đảm bảo không gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bộ phận. Thông thường việc chuyển đổi bộ phận KTNB trải qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng bộ phận KTNB, trên các phương diện : năng lực quản trị, con người và nền tảng hoạt động. Quá trình này giúp lãnh đạo của bộ phận KTNB nói riêng và của toàn DN nói chung thấy được những bất cập trong hệ thống KTNB hiện tại và nhu cầu chuyển đổi.

Giai đoạn 2: Xác định tầm nhìn và thiết kế mô hình hoạt độngcủa bộ phận KTNB. Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của KTNB cần được thiết kế phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung của doanh nghiệp và là nhân tố cơ bản quyết định việc lựa chọn mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Ngoài ra, trình độ phát triển, đặc thù kinh doanh và môi trường hoạt động cũng là những nhân tố quyết định

giúp lãnh đạo doanh nghiệp xác định mmo6 hình hoạt động phù hợp cho bộ phận KTNB của doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Phân tích lợi ích và chi phí hco việc chuyển đổi bộ phận KTNB. Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB và việc xác định tầm nhìn, thiết kế và mô hình hoạt động cho bộ phận KTNB, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá, so sánh giữa chi phí và lợi ích đem lại từ hoạt động KTNB. Kết quả của việc đánh giá và so sánh này sẽ giúp các bên liên quan nhìn nhận những lợi ích đem lại từ hoạt động chuyển đổi, làm cơ sở đề xuất các bước chuyển đổi cụ thể và ngân sách tương ứng.

Giai đoạn 4: Tiến hành chuyển đổi bộ phận. Xác định kế hoạch thay đổi dựa trên các quyết định thay đổi về thời gian, chi phí, cách thức chuyển đổi. Doanh nghiệp có thể tự triển khai hoặc triển khai với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Giai đoạn 5: Đồng kiểm toán/ thuê ngoài dịch vụ KTNB. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn đồng kiểm toán và/ hoặc thuê ngoài dịch vụ KTNB có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn về nguồn lực và các nền tảng hoạt động khác vốn chưa sẵn sàng hoặc chưa có trong doanh nghiệp ở giai đoạn đầu chuyển đổi.

Có thể nói, quá trình nâng cấp, chuyển đổi bộ phận KTNB sẽ giúp doanh nghiệp hướng đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp ( đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB với mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp, đồng thời, kế hoạch kiểm toán phù hợp với mục đích tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB)

Thứ hai, phát triển con người, gắn liền với mục tiêu và tầm nhìn của KTNB, cụ thể : hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB ( đảm bảo đội ngũ kiểm toán viên đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kiểm toán); hoàn thiện quy trình phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận KTNB; duy trì đội ngũ cán bộ ( đảm bảo áp

dụng các quy chế giữ người phù hợp thông qua các hoạt động hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm trong nội bộ và các hoạt động khác có liên quan).

Thứ ba, đầu tư vào nền tảng hỗ trợ hoạt đông ( phương pháp tiếp cận, công nghệ và công cụ hỗ trợ, quản lý tri thức; quản lý hoạt động; quản lý hoạt động, quản lý chất lượng)

Cùng với việc gia tăng vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng đối với hoạt động KTNB, việc hoàn thiện và cải tổ bộ máy KTNB là điều các doanh nghiệp sớm muộn phải tiến hành. Tuy nhiên, chuyển đổi như thế nào, trên các phương diện gì và khi nào phụ thuộc vào tầm nhìn và nhu cầu của từng doanh nghiệp. Xây dựng một lộ trình chuyển đổi, nâng cấp phù hợp dựa trên những đánh giá hợp lí là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.

3.3.2. Hoàn thiện kiểm toán độc lập

Câu hỏi hiện nay đặt ra đối với các công ty kiểm toán là : Làm thế nào để giữ và mở rộng khách hàng đi kèm với chất lượng kiểm toán cao, giảm thiểu rủi ro kiểm toán?

Để giải đáp câu hỏi này, công ty kiểm toán cần phải đánh giá lại vai trò và chất lượng sản phẩm cung cấp. Liệu sản phẩm kiểm toán có thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hay không? Hay chỉ là chi phí bắt buộc phải có. Liệu chất lượng báo cáo kiểm toán có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự khác biệt với cùng một báo cáo kiểm toán do một công ty kiểm toán khác cung cấp? Vấn đề nằm trong “ý thức chất lượng” của lãnh đạo các công ty kiểm toán và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi kiểm toán viên. Dường như, ở Việt Nam các kiểm toán viên chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công việc, có nghĩa là dường như hướng tới tính tuân thủ các quy định nhiều hơn. Trong khi công việc kiểm toán chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi kiểm toán viên phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như vậy, kiểm toán viên cần có sự am hiểu thị trường taì chính và đặc biệt tác động của các thông tin tài chính đã được kiểm toán đến thị trường. Và khi đã tiến hành kiểm toán với một tinh thần trách nhiệm cao thì việc sai sót ít xảy ra.

Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm kiểm toán của một số quốc gia có thị trường phát triển hơn. Tại Mỹ, trước khhi một thông tin tài chính ảnh hưởngtrọng yếu đến thị trường được công bố, thông tin đó phải được soát xét và có ý kiến của kiểm toán. Ví dụ như, trước khi công

bố BCTC dự báo, kiểm toán viên cần thực hiện soát xét và đánh giá tính hợp lý của các giả định mà doanh nghiệp áp dụng khi dự báo chỉ tiêu tài chính và đưa ý kiến về các giả định này. Nếu các quy định hoặc thông lệ tương tự được áp dụng tại Việt Nam, mức độ minh bạch và chất lượng các thông tin tài chính sẽ được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, sẽ có nhiều ý kiến cho rằng việc đó sẽ tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng với tình trạng loạn thông tin và vi phạm công bố thông tin phổ biến hiện nay, đây cũng có thể là một công cụ để Ủy ban chứng khoán thanh lọc và nâng cao chất lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, quy định như thế này hi vọng cũng sẽ giúp các kiểm toán viên giỏi có thể giữ được khách hàng thông qua đa dạng hóa và tạo sự khác biệt về số lượng và chất lượng dịch vụ, nâng cao phí kiểm toán, giảm cạnh tranh về phí và giảm thiểu rủi ro kiểm toán và rủi ro thông tin cho tất cả đối tượng tham gia thị trường tài chính.

3.4. Bồi dưỡng nhân lực

Bên cạnh những yếu tố khách quan bên ngoài tác động, thì một phương pháp nữa giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong việc lập Báo cáo tài chính nói chung cũng như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng. Đó là bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Yếu tố con người bao giờ cũng là điều kiện tiên quyết và then chốt làm nên sự vững mạnh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh, chuyên nghiệp bao giờ cũng thành công hơn so với những doanh nghiệp có nguồn nhân lực trung bình. Do vậy việc đào tạo thêm kĩ năng chuyên môn cho nhân viên công ty là một việc hữu hiệu mà doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thật sự là một Báo cáo quan trọng trong Báo cáo tài chính, tuy nhiên thực trạng đáng buồn là nó chưa có chỗ đứng xứng đáng với giá trị mà nó mang lại.

Nguyên nhân cũng xuất phát từ nhận thức của con người. Người Việt Nam ta luôn có một thói quen đi theo truyền thống, trên những lối mòn đã có từ trước đến giờ, mà Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ thì là một báo cáo mới. Nên việc chấp nhận và khai thác nó cần có quá trình và thời gian. Tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm và kém hiệu quả so với các nước khác như Mỹ, Malaysia,.... Do năng lực, trình độ của chúng ta còn kém và chưa có điều kiện để hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn và quy định vẫn còn tồn tại những điểm chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc lập và sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Và qua những lý luận thực tiễn, dựa trên cơ sở tổng quan về Báo cáo tài chính, chuẩn mực về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp với việc khảo sát và nghiên cứu tham khảo những lý luận đi trước. Nhóm đã đề xuất ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết. Và giải pháp đầu tiên nhất vẫn là cải thiện nhận thức của con người. Chỉ cần thực hiện được điều này, thì mọi vấn đề về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ việc lập đến việc sử dụng cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Andrew Fight – Cash Flow Forecasting – Great Britain 2006

2 . David Harper – Accounting-Financial Statements Analysis –Investopedia.com 2004 3 . Các nguồn từ các tran:

• WWW.tapchiketoan.com • WWW.ketoan.org

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho nhân viên kế toán tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán .

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

*************************** TÊN ĐỀ TÀI:

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC LẬP VÀ SỬ DỤNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

BẢNG KHẢO SÁT DÀNH CHO NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

Anh/ Chị hãy khoanh tròn câu trả lời mà cá nhân anh/ chị nhận thấy phù hợp nhất, hoặc điền vào những chỗ trống câu trả lời phù hợp, xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh/ chị để giúp chúng tôi thực hiện đề tài.

Chúng tôi chỉ lấy thông tin phục vụ duy nhất cho việc nghiên cứu, và xin cam kết không hề vì mục đích nào khác.

1) . Theo VACPA (Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam), thì có đến 95% Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT) của các công ty niêm yết có sai sót. Anh/ chị có thể vui lòng cho ý kiến của mình về kết luận trên:

... ... ...

2) Công ty anh/ chị đang lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) bằng : A. Phần mềm

B. Thủ công

Nếu công ty của anh/ chị hiện đang dùng phần mềm để làm phương tiện lập BCLCTT thì anh/ chị vui lòng cho biết:

3) Phần mềm mà công ty anh/ chị đang sử dụng là do: A. Công ty anh/ chị tự lập

B. Công ty anh/ chị mua

...

4) Theo anh /chị, khi lập BCLCTT bằng phần mềm thì những sai sót có thể xảy ra là: A. Do sai sót khi nhập số liệu

B. Kế toán viên có thể phân loại dòng tiền chưa phù hợp 5) Anh/ chị đánh giá thế nào về phần mềm của công ty mình?

... ...

6) Theo anh/ chị BCLCTT có phải là một báo cáo khó không? A. Có

B. Không

7) Theo anh/ chị BCLCTT quan trọng ở chỗ nào?

A. Số đầu kì, cuối kì khóp với số dư các tài khoản: 111, 112,113 trên bảng cân đối kế toán

B. Khác

Anh/ chị có thể nêu rõ điểm quan trọng khác đó

... ...

8) Anh/ chị hiện đang làm kế toán phần hành nào của công ty?

... 9) Anh/ chị đã có bao nhiêu năm làm nghề kế toán?

... 10) Anh/ chị đã học chuyên môn kế toán ở đâu, và trong thời gian bao

lâu?... ...

Anh/ chị có theo học khóa ngắn hạn nào khác về kế toán không? Và xin vui lòng cho biết tên khóa học.đó...

... 11) Việc thực hiện lập BCLCTT trong công ty anh/ chị do:

A. Kế toán trưởng

B. Một nhóm kế toán cùng làm

12) BCLCTT của công ty quý anh/ chị được lập theo? A. Phương pháp trực tiếp

B. Phương pháp gián tiếp C. Cả hai phương pháp trên

13) Lý do mà công ty anh/ chị lựa chọn phương pháp đó? A. Do chính sách kế toán của công ty

B. Theo luật và chuẩn mực kế toán C. Cả A và B

14) Qua kinh nghiệm làm việc, theo anh/ chị, giữa hai phương pháp trên thì phương pháp nào tốt hơn?

A. Phương pháp trực tiếp B. Phương pháp gián tiếp

Anh chị vui lòng cho biết những đặc điểm nổi bật của phương pháp do quý anh/ chị lựa chọn

... ... ...

15) BCLCTT tại công ty quý anh/ chị được lập theo: A. Mỗi tháng một lần

B. Mỗi quý một lần C. Nữa năm một lần D. Một năm một lần

16) Riêng bản thân anh/ chị nhận thấy thì thời gian nào lập BCLCTT là lí tưởng nhất? A. Mỗi tháng một lần

B. Mỗi quý một lần C. Nữa năm một lần D. Một năm một lần

Anh / chị có thể cho biết lí do về sự lựa chọn trên

... ... ...

... ... ...

18) Số liệu từ luồng tiền nào mà anh/ chị thấy khó tập hợp nhất? A. Hoạt động kinh doanh

B. Hoạt động đầu tư C. Hoạt động tài chính

Anh/ chị có thể vui lòng nêu rõ lý do:

... ... ...

19) Anh /chị thấy những hướng dẫn của Bộ tài chính về BCLCTT như thế nào? A. Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu

B. Còn nhiều chỉ tiêu khó xác định

Nếu anh/ chị còn thấy tồn tại nhiều vấn đề, anh/ chị vui lòng nói rõ về vấn đề đó ... ... ...

20) Công ty anh/ chị có hệ thống kiểm soát nội bộ hay không? A. Có

B. Không

Mức độc lập của hệ thống kiểm soát nội bộ theo đánh giá của anh/ chị là:

21) Công ty nào là công ty kiểm toán độc lập thường niên cho công ty anh/ chị? ...

100% 90% 80% khác

Đánh giá của anh/chị

22) Theo anh/ chị hiện nay thì công ty kiểm toán nào có uy tín và chất lượng trên thị trường nhất

A. Big 4 ( KPMG, DELOIT, EARNT AND YOUNG, PWC) B. Khác...

23) Theo anh/ chị thì nhà đầu tư , ngân hàng và người sử dụng BCLCTT có xem bản báo cáo này là quan trọng không?

A. Có B. Không

sao... ...

24) Công ty anh/ chị đã sử dụng BCLCTT như thế nào?

... ...

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w