Cơ sở lý thuyết để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 32)

Dựa vào những thông tư chuẩn mực được quy định bởi Bộ tài chính:

• Quyết định số 15 của Bộ tài chính về chế độ kế toán ở doanh nghiệp (ngày 20 tháng 3 năm 2006)

• Chuẩn mực số 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 Bộ tài chính)

• Chế độ kiểm toán doanh nghiệp quyển 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo quan trọng hợp thành báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bắt đầu trở thành Báo cáo bắt buộc phải có trong Báo cáo tài chính từ năm 2006 và ngày càng trở nên quan trọng trong việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc áp dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào phân tích tài chính doanh nghiệp có giá trị rất to lớn, nó thể hiện khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, thể hiện khả năng “sinh tiền” trong quá trình kinh doanh. Nó còn lạ cơ sở để nhà đầu tư, ngân hàng và những đối tượng sử dụng khác ra quyết định đầu tư và tài trợ. Nhưng việc sử dụng BCLCTT chỉ thật sự mang lại hiệu quả nếu những thông tin trên báo cáo đó là thông tin chính xác và người sử dụng biết khai thác hết giá trị mà nó đem lại.

Trong khi hiện nay, việc rối loạn thông tin tài chính trên thị trường đang nổ ra ngày càng nhiều, nhất là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Càng đặt ra bài toán khó về việc hoàn thiện cả về cách lập và sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chỉ cần giải được bài toán khó này thì thị trường Việt Nam sẽ dễ “thở” hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LẬP VÀ SỬ DỤNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

2.1 Tổng quan về báo cáo tài chính (BCTC)

Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ:

• Thời kỳ trước 1975 • Thời kỳ 1975 – 1986 • Thời kỳ 1987 – 1996 • Thời kỳ 1997 – 2005 • Thời kỳ 2006 đến nay  Thời kỳ trước 1975

Do yêu cầu vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc vừa lo chi viện cho miền Nam, để hướng tới mục đích quản lý thống nhất nền kinh tế, hệ thống BCTC được xây dựng chủ yếu phục vụ quản lý các cơ quan nhà nước, vẫn mang tính cứng nhắc.

Xí nghiệp phải lập và gửi các báo biểu theo tháng., quý, sáu tháng đầu năm, cuối năm theo đúng quy định. Đến cuối năm, xí nghiệp phài lập và nộp đủ 13 báo biểu.

Thời kỳ 1975-1986

Hệ thống kế toán trước đây bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất và tự chủ trong tài chính của xí nghiệp quốc doanh mà chế độ BCTC đả được tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

Hệ thống chế độ báo cáo thống kê- kế toán định kỳ ban hành theo QĐ 13- TCTK/PPCĐ ngày 13 tháng 1 năm 1986 gồm 21 báo biểu trong đó có 9 báo biểu kế toán. Theo đó xí nghiệp không phải nộp báo biểu theo tháng nữa. Số lượng báo biểu phải nộp định kỳ hàng quý, 6 tháng đầu năm, cuối năm cũng giảm đi.

Chế độ tài khoản thống nhất được ban hành tháng 12 năm 1989, chế độ báo cáo kế toán định kỳ cũng được sửa đổi áp dụng riêng cho doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp quốc doanh hệ thống báo cáo định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tài sản( lập theo quý, năm), BCKQKD (lập theo năm), Chi phí sản xuất theo yếu tố ( lập theo năm), Bản giải trình kết quả hoạt động SXKD ( lập theo năm).

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ phải lập và nộp 3 báo cáo định kỳ là: Bảng tổng kết tài sản, KQKD, và báo cáo tồn kho vật liệu sản phầm, hàng hóa.

Thời kỳ 1997-2005

Chế độ BCTC thống nhất được ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ/BTC,áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hàng quý , doanh nghiệp phải lập BCĐKT, hàng năm lập BCKQKD và Thuyết minh BCTC.

Đây là bước đột phá căn bản thể hiện ở chỗ: Hệ thống biểu mẫu được xây dựng trên các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập. Số lượng báo cáo giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn giản, ít tốn kém công sức và thời gian. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trên BCTC vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi Báo cáo quản trị, các chỉ tiêu sắp xếp chưa thật hợp lý và không nhất quán, cách tính toán các chỉ tiêu chưa thật chính xác và hợp lý, không nhất quán, phức tạp,... gây khó khăn cho các doanh nghiệp đặt biệt các doanh nghiệp vưa và nhỏ. Dẫn đến tình trạng lập BCTC theo kiểu đối phó.

Ngày 21/12/2001, chế độ kế toán cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành theo QĐ 144/2001/QĐ-BTC. Các DN vừa và nhỏ chỉ phải lập BCTC hàng năm : BCĐKT,

BCKQKD, Thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn phải nộp cho cơ quan thuế: Bảng cân đối tài khoản, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

 Thời kỳ từ 2006 đến nay

Ngày 20 tháng 3 năm 2006, bộ trưởng BTC đã kí QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, tài

khoản, sổ sách và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Hệ thống BCTC gồm:

- Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành và thành phần kinh tế. Gồm BCĐKT, BCKQKD, BC lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh BCTC.

- Hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DN nhà nước, DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN khác khi tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. Có 2 dạng báo cáo: đầy đủ và tóm lược. Gồm: BCĐKT giữa niên độ, BCKQKD giữa niên độ, BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, bản thuyết minh BCTC chọn lọc.

Cũng trong năm 2006, chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ cũng được sữa đổi ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Theo đó DN vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập BC lưu chuyển tiền tệ. Nhưng phải lập thêm bảng cân đối tài khoản để gửi cho cớ quan thuế.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w