Ngân hàng

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 54)

Bất kì một công ty nào hiện nay ít hay nhiều đều phải có sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư. Vì đối tượng phân tích đến không thể thiếu các ngân hàng này, ngân hàng cũng là một trong những thành phần quan tâm đến báo cáo tài chính của công ty.

Việc xét cho vay tín dụng hiện nay tại các ngân hàng chủ yếu xem xét về phương án kinh doanh của đối tượng vay vốn, khả năng thanh toán nợ qua các chỉ tiêu tài chính như dư nợ, khả năng thanh khoản, ..các chỉ số tài chính theo Báo cáo kết quả kinh doanh, .... Và một kết quả chung sau khi khảo sát là 100% các đối tượng là ngân hàng được khảo sát đều không quan tâm đến BCLCTT. Biết đến bảng báo cáo này nhưng không dùng nó để làm chỉ tiêu xét vay vốn, và khi hỏi về BCLCTT thì họ trả lời với một thái độ không quan tâm, xem vai trò của BCLCTT rất là nhỏ và hầu như không để ý đến.

Tại sao đối tượng này lại không quan tâm đến BCLCTT, trong khi đây là một báo cáo trực tiếp theo dõi luồng tiền của công ty ? Bởi vì họ nhận thấy rằng chỉ cần với các chỉ tiêu tài chính theo dõi tình hình thanh toán, với lượng tiền của công ty là đủ. Nhưng thực chất thì có rất nhiều công ty, trên sổ sách lãi rất cao, tiền rất tốt, hệ số thanh toán ổn định mà trong két thì không có một đồng. Đó là do sự đầu tư không hiệu quả, dàn trãi, tràn lan, điều phối dòng tiền không tốt. Mà muốn biết dòng tiền có tốt không , lưu thông thế nào, tắt nghẽn ở đâu, đổ vào đâu nhiều, ở đâu còn thiếu,....thì BCLCTT nói lên được điều đó. Vậy mà các ngân hàng lại bỏ qua bảng Báo cáo này. Phải chăng đây là một thiếu sót lớn cần phải thay đổi?

Sau ba đối tượng nhóm hướng đến, có thể kết luận một điểm chung là BCLCTT là một báo cáo còn quá mới mẻ so với các bảng báo cáo còn lại trong nhận thức của người sử dụng. Thế nên sức ảnh hưởng còn quá ít, trong khi giá trị sử dụng của nó thật sự đáng để phát huy. Ngoài lý do mới mẻ, thì chủ yếu còn vì lòng tin. Vì nhận thức của con người thấp kém đã làm sai lệch báo cáo này khiến cho nó mất đi giá trị tin tưởng. Thế nên ngoài ý thức của người lập và người sử dụng thì phải cần đến sự trợ giúp của đội ngũ các kiểm toán viên. Đối tượng khảo sát cuối của nhóm chúng tôi

2.4.2 Công tác kiểm toán về chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo kết quả khảo sát, 100% kết quả đồng ý với nhận xét “ 95% báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty niêm yết có sai sót” ( Bảng VI i trang 79, phụ lục ) Vì vậy vai trò của kiểm toán hiện rất là quan trọng, nhất là kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

2.4.2.1. Kiểm toán nội bộ về chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Kiểm toán nội bộ ( KTNB) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhất là tại các công ty cổ phần và cổ phần được niêm yết. Tuy nhiên, một loạt những sai phạm gần đây dẫn đến hàng loạt công ty phá sản, liên tiếp các lãnh đạo vướng vào vòng lao lý đã lại cho thấy, ở nhiều doanh nghiệp, bộ phận này chưa thực hiện đầy đủ chức năng quyền hạn và mang lại hiệu quả không như cổ đông kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do : Sự thiếu độc lập của Ban kiểm soát, Lỗ hỏng của hành lang pháp lý, Luật chưa đủ mạnh

Theo quy định tại luật Doanh nghiệp 2005, BKS có quyền hạn rất lớn với các công ty cổ phần. BKS do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra để giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị ( HĐQT) và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành. Cụ thể, tại điều 124 của Luật này về Quyền được cung cấp thông tin của BKS thì thành viên BKS có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu trữ tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm khác; Có quyền đến các địa điềm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.

Ngoài ra, HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của BKS. Tuy nhiên theo nhìn nhận của ông Nguyễn Viết Thịnh, giám đốc bộ phận tư vấn, Công ty PricewaterhouseCoopers (Vietnam) – PwC Việt Nam, trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao thấp tại HĐQT. “Trong khi đó, các thành viên của BKS về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần, chi phối quyết định. Do vậy các thành viên của BKS rất khó có thể “ kiểm soát” được các thành viên HĐQT vì đó là những người có cả “ tiền” và “ quyển” và có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm các thành viên BKS”. Ông Thịnh phân tích.

Khi HĐQT mở rộng quyền đưa người thân cận vào “ kiểm soát” thì sẽ dẫn đến tâm lý “ dĩ hòa vi quý”.

Có thể thấy những hiện tượng thao túng hoạt động công ty đã xảy ra ở trường hợp điển hình như CTCK Hà Thành (HASC) hay CTCK Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) gây xôn xao dư luận thời gian qua. ủy ban chứng khoán Nhà nước sau khi kiểm tra cũng đã đánh giá rằng, mặc dù trường các trường hợp này đều có quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhưng việc thực thi lại kém.

Trong khi kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước đã được điều chỉnh bằng hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh, từ luật đến nghị định , hệ thống chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn thì đến nay, hành lang pháp lý cho hệ thống kiểm toán nội bộ (KTNB) ở Việt Nam vẫn còn rất sơ sài.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước- lực lượng được coi là đầu tàu của nền kinh tế vẫn còn chưa thực hiện tốt quy định về KTNB, nên cũng thật dễ hiểu khi quy định về KTNB vẫn khá xa lạ với hầu hết Công ty niêm yết ( CTNY). Thừa nhận hiện đang có khoản trống pháp lý về KTNB trong công ty niêm yết, một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán cho biết, Luật DN 2005 và Quy chế quản trị Công ty niêm yết do Ủy ban chứng khoán (UBCK) ban hành , 2 văn bản điều chỉnh hoạt động của CTNY không có quy định bắt buộc phải thành lập bộ phận KTNB trong loại hình công ty này.

Riêng với hệ thống ngân hàng, do mức độ nhạy cảm của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế, nên gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm tới việc thiết lập hệ thống KTNB, với việc ban hành thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KTNB của hệ thống tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tổ chức KTNB theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản, đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế,tài chính, việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của đơn vị.

Tuy nhiên, từng đó quy định là chưa đủ để các CTNY có được nhận thức đúng đắn về KTNB, chưa nói tới việc thực hiện một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp. Đối với mỗi Công ty, vai trò cụ thể của KTNB là đánh giá rủi ro gian lận, điều tra ban đầu hoặc điều tra toàn diện các trường hợp nghi ngờ có gian lận, khuyến nghị cải tiến các biện pháp kiểm soát gian lận, theo dõi đường dây nóng tố giác/ báo cáo gian lận và tiến hành các buổi đào tạo về đạo đức trong Công ty.

Bởi vậy, KTNB được coi là phòng thủ hàng đầu nhằm chóng gian lận trong nội bộ Công ty. Nhưng với tình trạng hành lang pháp lý còn lõng lẽo như vậy thì sẽ

còn rất nhiểu “ góc khuất” trong công tác tài chính của các công ty niêm yết hiện nay.

• Luật chưa đủ mạnh

Hiện nay chưa có một quy định rõ ràng nào về trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu nếu như không làm tròn vai trò của mình. Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ đưa ra các trách nhiệm nếu các thành viên BKS vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy khi có vấn đề xảy ra đối với các công ty do HĐQT hoặc Tổng giám đốc gây ra thì gần như các công ty, cổ đông không xem xét đến trách nhiệm của BKS.

Hơn nữa, có vẻ như phần lớn các công ty không xem trọng vai trò của BKS. Quan điểm của công ty khi thành lập BKS là để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của BKS phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó công ty không đầu tư trang bị đầy đủ cho BKS thực hiện tốt chức năng giám sát của họ.

2.4.2.2.. Kiểm toán độc lập về chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty kiểm toán độc lập, thế nhưng không phải bất kì công ty nào cũng được kiểm toán cho công ty niêm yết

Làm thế nào để được kiểm toán niêm yết?

Để được kiểm toán niêm yết, công ty kiểm toán và các kiểm toán viên phải trải qua một quá trình xét duyệt dài hơi mà năm nào cũng phải có. Tiêu chuẩn để được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép cho một công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán niêm yết được quy định trong Quyết định 89 do Bộ tài chính ban hành. Theo đó, thường niên các công ty kiểm toán có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ và đệ trình cho UBCK trước hạn cuối cùng ngày 30 tháng 10. Công ty kiểm toán muốn được chấp thuận cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắc khe về quy mô vốn, số lượng kiểm toán viên đăng kí ( trên 7 kiểm toán viên), số lượng khách hàng,... Kiềm toán viên đăng kí cần phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm kể từ ngày được Bộ tài chính cấp chứng chỉ. Với những tiêu chí đó, hàng năm chỉ có khoảng hơn 30 trong số 170 công ty kiểm toán tại Việt Nam được UBCK chấp thuận thực hiện kiểm toán niêm yết.

Sau khi “vượt rào” trong khâu cấp phép của UBCK, công ty kiểm toán cần phải qua một thủ tục xét duyệt của Đại hội cổ đông khi tiếp cận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một công ty niêm yết. Thông thường, hội đồng quản trị của công ty niêm yết sẽ đề trình danh sách các công ty kiểm toán cho đại hội cổ đông phê duyệt. Và thông thường, đại hội cổ đông sẽ chấp nhận và ủy quyền lại cho hội đồng quản trị lựa chọn công ty kiểm toán trong danh sách đã phê duyệt. Có thể thấy rằng, “ rào cản” lần thứ hai này chỉ là thủ tục cần phải có, bởi vì có lẽ chưa có trường hợp nào đại hội cổ đông phủ quyết danh sách công ty kiểm toán do hội đồng quản trị đề xuất.

Mặc dù quá trình sàn lọc kĩ càng, lựa chọn ra những công ty kiểm toán hàng đầu để thực hiện kiểm toán các công ty niêm yết. Nhưng thực trạng vẫn còn những trường hợp báo cáo tài chính sai sót sau khi kiểm toán. Nguyên nhân chủ yếu là do vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế của thị trường kiểm toán như sau:

• Sức ép lớn từ rủi ro

Năm 2011 trở lại đây là giai đoạn thật sự khó khăn đối với các công ty khi lạm phát kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của công ty tăng mạnh trong khi doanh thu sụt giảm. Sức ép đối với các công ty niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các công ty niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “ đánh bóng” báo cáo tài chính và lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu nhằm tránh những hệ lụy từ sức ép của cổ đông, khả năng bị thâu tóm hoặc không thể huy động thêm vốn.

Kiểm toán viên không phải là điều tra viên, không có các kỹ năng và công cụ thể thực hiện điều tra. Điều đó có nghĩa là khi công ty đã cố tình gian lận thì rất khó cho kiểm toán viên có thể phát hiện ra. Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, công ty có rất nhiều lợi ích và động lực để “ chế biến” số liệu kế toán thì sức ép từ công việc kiểm toán đối với các kiểm toán viên là rất lớn. Trong thời gian vừa qua sự đổ vỡ hay mất tính thanh khoản của nhiều công ty niêm yết như Dược Viễn Đông hay CTCK SME đã kéo theo những vụ “lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Những nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ DVD phá sản quy trách nhiệm cho công ty kiểm toán vì họ quá tin tưởng vào số liệu báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cáo tài chính sáng láng đã được kiểm toán xác nhận. Hoặc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu SME khi công ty chứng khoán này mất thanh khoản đã vỡ lỡ ra việc SME che giấu thông tin nhiều khoản phải thu các bên liên quan trong khi báo cáo tài chính vẫn được kiểm toán viên đưa ý kiến chấp nhận toàn phần. Có thể nói rằng những sai sót không thể hoàn toàn quy kết cho các kiểm toán viên một khi công ty đã cố tình gian lận, nhưng kiểm toán viên cũng không thể hoàn toàn vô can?

Vì thế, trong giai đoạn này chính sách quản lý rủi ro, đặc biệt từ khâu chấp nhận khách hàng được rất nhiều công ty kiểm toán chú trọng. Một số công ty kiểm toán lớn, khi chấp nhận một khách hàng niêm yết đã xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro rất chặt chẽ trong đó việc đánh giá tính chính trực của ban lãnh đạo công ty là một khâu đặc biệt quan trọng. Và việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng còn được tính vào hiệu quả hoạt động của trưởng nhóm kiểm toán. Trong điều kiện môi trường kinh doanh có rủi ro nghề nghiệp rất cao cộng với sức ép về tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, tăng phí kiểm toán, giữ chân khách hàng, công việc kiểm toán niêm yết thực sự vô cùng nặng nề đối với các kiểm toán viên.

Một rủi ro khác đến từ quản lý. Khi một công ty kiểm toán gặp vấn đề về báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty niêm yết. Chưa có phương pháp và tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý như Bộ tài chính và UBCK đánh giá mức độ vi phạm của công ty kiểm toán, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Do đó các công ty kiểm toán vẫn “ nơm nớp” sợ rủi ro khi thực hiện kiểm toán niêm yết, và đặt mức thận trọng cao hơn rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện thị trường sụt giảm hiện nay. • Thị trường kiểm toán phát triển không kịp yêu cầu

Qua những sự kiện trên, có rất nhiều lời phản ánh và phàn nàn về chất lượng kiểm toán, đặc biệt kiểm toán niêm yết từ phía nhà đầu tư, những người không có cách nào khác là tin tưởng vào thông tin trên Báo cáo tài chính được kiểm toán cung cấp. Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng phí kiểm toán hiện tại khá thấp so với công sức bỏ ra thì chất lượng kiểm toán liệu có bị ảnh hưởng?

Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tế nói chung, và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên,không giống như ngành ngân hàng hay chứng khoán với hàng

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 54)