Thực trạng về việc sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 50)

Theo hệ thống kế toán Bắc Mỹ, BCLCTT là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu chi tiền của doanh nghiệp trong kì kinh doanh. Cụ thể, người sử dụng thông tin trên báo cáo này có thể phân tích được các mặt sau:

Thứ nhất, cho phép dự đoán được lượng tiền mang lại từ các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp thông qua việc xem xét quá trình chi tiền trong quá khứ.

Thứ hai, cho phép đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là thanh toán nhanh.

Thứ ba, cho phép xây dựng được những nhu cầu tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai như: nhu cầu tài sản cố định, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đầu tư nghiên cứu thị trường.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bàng cân đối kế toán cho biết nguồn lực của cải ( tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó. Và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lời, lỗ trong kì kinh doanh thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trà lời các vấn để liên quan đến các lượng tiền vào và ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kì.

BCLCTT cung cấp những thông tin về luồng vào và ra của tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do mâu thuẫn về lãi suất.

Vì thế nếu người sử dụng biết khai thác hết giá trị của bảng báo cáo này, nó sẽ trở thành công cụ rất hữu ích để tóm lược thị trường kinh tế. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dùng để xem xét quá khứ, quyết định cho hiện tại và dự báo cho cả tương lai.

Để cụ thể hóa, nhóm chúng tôi sẽ phân tích dựa vào từng đối tượng sử dụng báo cáo này. Đối tượng sử dụng BCLCTT trên thị trường hiện nay rất nhiều, nhưng nhóm chúng tôi chỉ tiến hành làm việc tập trung vào một số đối tượng, mà chúng tôi cho là trọng yếu.

2.4.1 Hiệu quả sử dụng BCLCTT theo đối tượng sử dụng 2.4.1.1 Doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có một vai trò rất lớn cho doanh nghiệp trong việc đánh giá sự hình thành và sử dụng lượng tiền trong quá khứ và xây dựng dự toán tiền trong tương lai. BCLCTT cho nhà quản trị thấy hoạt động nào của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả hoặc không, hoạt động kinh doanh có mang lại dòng tiền tệ dương không vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Đối với việc lập dự toán tiền, xem xét doanh nghiệp có thực sự có năng lực thanh toán các nghĩa vụ khi chúng đến hạn, đáo hạn, biết được thời kỳ có nguy cơ căng thẳng về tiền, có ảnh hưởng xấu đến cơ cấu của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản trị thiết lập được các kế hoạch đầu tư, đi vay hay tiến hành tìm kiếm các nguồn tài trợ khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu,..để tạo hoặc giữ lại một lượng tiền mặt (gây ứ đọng vốn). Mặt khác, khi lập dự toán tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt hơn tính chất thời kỳ các hoạt động của doanh nghiệp, giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài và các đối tác chính của doanh nghiệp qua sự nghiên cứu các điều kiện thanh toán của khách hàng, nhà cung cấp. Chẳng hạn như qua việc nghiên cứu này cho phép đánh giá được khả năng phản ứng của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng thanh toán chậm hay trước một yêu cầu rút ngắn thời hạn của nhà cung cấp.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng khai thác giá trị của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Qua khảo sát, cho thấy rằng, mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã trở thành một

báo cáo tài chính bắt buộc được một thời gian nhưng nó vẫn chưa thực sự trở thành báo cáo quan trọng trong nhận thức của những doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả khảo sát, các nhân viên kế toán khi được hỏi về việc sử dụng BCLCTT như thế nào thì 100% đều biết : BCLCTT dùng để đánh giá, kiểm tra, quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Nhưng khi hỏi về hiệu quả đánh giá, quản lý thực tế thì thái độ các nhân viên rất thờ ơ, không quan tâm, có những cá nhân thậm chí còn rất mơ hồ về báo cáo này. Cho thấy rằng những hiểu biết của họ cũng chỉ là trên lý thuyết, trong thực tế, đối với họ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn quá mới mẻ. Và như theo một cái khuông, quan niệm của người Việt luôn đi theo cái nếp truyền thống có sẵn, việc tiếp nhận cái mới cần phải có quá trình. Vì vậy đến giờ, đa số bản thân người lập báo cáo này và cả cấp quản trị, vẫn xem nhẹ vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bỏ lỡ một công cụ hữu ích cho việc quản lý tài chính doanh nghiệp.

Còn một phần nhỏ cá nhân thì biết rất rõ về báo cáo này, nhưng lại khai thác hiệu quả của nó theo một hướng hoàn toàn sai lệch. “ Làm đẹp báo cáo tài chính” là cụm từ đang nổi trội trên thị trường kinh tế tài chính hiện nay, đặc biệt là đối tượng nghiên cứu của nhóm chúng tôi – những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì hiểu rõ giá trị của bảng BCLCTT, lại là người trực tiếp lập nên nó, nên với một mục đích tiêu cực muốn làm đẹp báo cáo của công ty để cạnh tranh vả thu hút đầu tư, những người lập sẵn sàng tạo nên sai lệch. Chính những sai lệch và sự mới mẻ, đã làm cho quá trình tiếp cận của báo cáo này với nhận thức của người sử dụng kéo dài thêm, và độ tin tưởng vào nó cũng trở nên thấp kém.

Nó tác động trực tiếp đến những đối tượng dụng bên ngoài như nhà đầu tư và ngân hàng, hai đối tượng mà nhóm hướng đến sau đây

2.4.1.2 Nhà đầu tư

Nhà đầu tư mà chúng tôi nói đến ở đây, là những cá nhân có kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh tế tài chính, có vốn nhàn rỗi, đang muốn đầu tư vào một hay nhiều đối tượng cụ thể để sinh lợi. (Nhóm đã loại trừ những đối tượng là nhà đầu tư theo số đông, “ đầu tư bầy đàn”).

Với một cấu trúc khoa học, vẽ ra rõ ràng rành mạch ba loại hoạt động chính của công ty, nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để đánh giá tình hình sức khỏe của đối tượng mà mình muốn đầu tư. Cụ thể,căn cứ vào BCLCTT nhà đầu tư có thể trả lời những câu hỏi sau về đối tượng muốn đầu tư :

Công ty có các khoản đầu tư hiệu quả cao không?

Công ty có đủ tiền chi trả các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?

Công ty có thể tự tạo ra dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?

Công ty có đang thay đổi cơ cấu nợ không?

Thì chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp hết những thông tin cho những câu hỏi trên. Các thông tin thể hiện khả năng chi trả của mỗi doanh nghiệp có thể lấy trên Bảng cân đối kế toán nhưng chúng chỉ là những hệ số tĩnh do không xét đến tốc độ lưu chuyển của tài sản và tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, BCLCTT cung cấp nhiều thông tin về khả năng trả nợ thực tế, không những chỉ ra lượng tiền doanh nghiệp tạo ra trong một khoản thời gian nào đó mà còn so sánh nó với khoản nợ gần nhất, cho thấy bức tranh sinh động về các nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể huy động được để trả các khoản nợ đến hạn.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy triển vọng tương lai của doanh nghiệp và khả năng về tình hình tài chính để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, nghĩa là các cổ đông và nhà đầu tư thấy được hoạt động kinh doanh có tạo ra đủ tiền để trả lãi cổ phiếu và tiếp tục tăng thêm. Từ các thông tin đó, nhà đầu tư sẽ có quyết định có nên tiếp tục hoặc bắt đầu đầu tư vào doanh nghiệp hay không để tránh rủi ro trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng như đối với bản thân doanh nghiệp, đối với nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng BCLCTT thực tế là một điều hoàn toàn khác. Cùng với những gì thực tế diễn ra và qua kết quả khảo sát, có thể chia nhà đầu tư thành hai dạng như sau:

Đối với những nhà đầu tư này, họ đầu tư một cách có tìm hiểu, có kiến thức. Kết quả khảo sát có 30% nhà đầu tư dạng này, vẫn là một con số ít trong tổng số nhà đầu tư hiện nay. Họ biết về báo cáo lưu chuyển tiền tề, biết giá trị của nó và sử dụng nó như một công cụ để phân tích tình hình sức khỏe của đối tượng mà họ đang hướng đến. Tuy nhiên, dạng nhà đầu tư này lại vướng phải một vấn đề đó là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào bảng báo cáo này không phải là tuyệt đối. Vì họ biết được bản chất của báo cáo này, biết được cách thức lập nên cũng biết người lập sẽ vì những mục đích riêng mà vẽ nên một báo cáo hoàn toàn hoa mĩ. Báo cáo này lại trực tiếp liên quan đến tiền của công ty, nên mặc dù biết BCLCTT là báo cáo quan trọng có giá trị nhưng mức độ tin tưởng lại thấp nên nhà đầu tư rất e dè và ngờ vực khi nhìn vào nó. Đây vẫn là lí do chính cản trở sự phát triển thâm nhập của báo cáo này.

Hai là biết nhưng không nhận thấy tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Còn về dạng nhà đầu tư này ( chiếm 70% ), có vẻ như đi theo truyền thống, vẫn chưa tiếp nhận cái mới. Đối với họ BCLCTT còn quá mới mẻ, họ biết về BCLCTT nhưng là biết về hình thức chứ chưa thực sự hiểu về bản chất giá trị của báo cáo này. Đó là một thiệt thòi cho họ khi bỏ qua một công cụ hữu hiệu cho việc phân tích tài chính của đối tượng đầu tư. Đặc biệt lại là một công cụ quản trị tiền tệ, việc đầu tư của họ sẽ kém hiệu quả hơn so với những nhà đầu tư biết vận dụng báo cáo LCTT.

2.4.1.3 Ngân hàng

Bất kì một công ty nào hiện nay ít hay nhiều đều phải có sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư. Vì đối tượng phân tích đến không thể thiếu các ngân hàng này, ngân hàng cũng là một trong những thành phần quan tâm đến báo cáo tài chính của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xét cho vay tín dụng hiện nay tại các ngân hàng chủ yếu xem xét về phương án kinh doanh của đối tượng vay vốn, khả năng thanh toán nợ qua các chỉ tiêu tài chính như dư nợ, khả năng thanh khoản, ..các chỉ số tài chính theo Báo cáo kết quả kinh doanh, .... Và một kết quả chung sau khi khảo sát là 100% các đối tượng là ngân hàng được khảo sát đều không quan tâm đến BCLCTT. Biết đến bảng báo cáo này nhưng không dùng nó để làm chỉ tiêu xét vay vốn, và khi hỏi về BCLCTT thì họ trả lời với một thái độ không quan tâm, xem vai trò của BCLCTT rất là nhỏ và hầu như không để ý đến.

Tại sao đối tượng này lại không quan tâm đến BCLCTT, trong khi đây là một báo cáo trực tiếp theo dõi luồng tiền của công ty ? Bởi vì họ nhận thấy rằng chỉ cần với các chỉ tiêu tài chính theo dõi tình hình thanh toán, với lượng tiền của công ty là đủ. Nhưng thực chất thì có rất nhiều công ty, trên sổ sách lãi rất cao, tiền rất tốt, hệ số thanh toán ổn định mà trong két thì không có một đồng. Đó là do sự đầu tư không hiệu quả, dàn trãi, tràn lan, điều phối dòng tiền không tốt. Mà muốn biết dòng tiền có tốt không , lưu thông thế nào, tắt nghẽn ở đâu, đổ vào đâu nhiều, ở đâu còn thiếu,....thì BCLCTT nói lên được điều đó. Vậy mà các ngân hàng lại bỏ qua bảng Báo cáo này. Phải chăng đây là một thiếu sót lớn cần phải thay đổi?

Sau ba đối tượng nhóm hướng đến, có thể kết luận một điểm chung là BCLCTT là một báo cáo còn quá mới mẻ so với các bảng báo cáo còn lại trong nhận thức của người sử dụng. Thế nên sức ảnh hưởng còn quá ít, trong khi giá trị sử dụng của nó thật sự đáng để phát huy. Ngoài lý do mới mẻ, thì chủ yếu còn vì lòng tin. Vì nhận thức của con người thấp kém đã làm sai lệch báo cáo này khiến cho nó mất đi giá trị tin tưởng. Thế nên ngoài ý thức của người lập và người sử dụng thì phải cần đến sự trợ giúp của đội ngũ các kiểm toán viên. Đối tượng khảo sát cuối của nhóm chúng tôi

2.4.2 Công tác kiểm toán về chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo kết quả khảo sát, 100% kết quả đồng ý với nhận xét “ 95% báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty niêm yết có sai sót” ( Bảng VI i trang 79, phụ lục ) Vì vậy vai trò của kiểm toán hiện rất là quan trọng, nhất là kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

2.4.2.1. Kiểm toán nội bộ về chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Kiểm toán nội bộ ( KTNB) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhất là tại các công ty cổ phần và cổ phần được niêm yết. Tuy nhiên, một loạt những sai phạm gần đây dẫn đến hàng loạt công ty phá sản, liên tiếp các lãnh đạo vướng vào vòng lao lý đã lại cho thấy, ở nhiều doanh nghiệp, bộ phận này chưa thực hiện đầy đủ chức năng quyền hạn và mang lại hiệu quả không như cổ đông kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do : Sự thiếu độc lập của Ban kiểm soát, Lỗ hỏng của hành lang pháp lý, Luật chưa đủ mạnh

Theo quy định tại luật Doanh nghiệp 2005, BKS có quyền hạn rất lớn với các công ty cổ phần. BKS do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra để giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị ( HĐQT) và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành. Cụ thể, tại điều 124 của Luật này về Quyền được cung cấp thông tin của BKS thì thành viên BKS có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu trữ tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm khác; Có quyền đến các địa điềm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.

Ngoài ra, HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của BKS. Tuy nhiên theo nhìn nhận của ông Nguyễn Viết Thịnh, giám đốc bộ phận tư vấn, Công ty PricewaterhouseCoopers (Vietnam) – PwC Việt Nam, trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao thấp tại HĐQT. “Trong khi đó, các thành viên của BKS về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần, chi phối quyết định. Do vậy các thành viên của BKS rất khó có thể “ kiểm soát” được các thành viên HĐQT vì đó là những người có cả “ tiền” và “ quyển” và có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm các thành viên BKS”. Ông Thịnh phân

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 50)