Thực trạng về việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 42)

2.3.1 Phương pháp lập BCLCT

2.3.1.1. Đánh giá về phương pháp lập BCLCTT

Hiện nay, có hai phương pháp lập BCLCTT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Hai phương pháp này chỉ khác nhau về cách lên dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và hoạt đông tài chính được lên giống nhau trong cả hai phương pháp. Nếu phương pháp gián tiếp chọn chỉ tiêu lãi thuần trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh làm điểm bắt đầu để điều chỉnh các khoản, nhằm xác định lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì phương pháp trực tiếp lại xuất phát từ doanh thu bán hàng.

Hai phương pháp, mặc dù xuất phát từ hai quan điểm lập khác nhau, nhưng trên lý thuyết thì giống nhau ở chỗ đều phản ánh lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên cuối cùng cả hai đều dẫn đến một kết quả thống nhất.

Về mặt lý thuyết, thì hai phương pháp này tồn tại một vài điểm khác biệt sau:  Phương pháp trực tiếp

Cách lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp theo chế độ kế toán Việt Nam hướng dẫn thì chỉ cần căn cứ vào sổ chi tiết TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, kết hợp với các sổ chi tiết khác: nợ phải thu, nợ phải trả,...có liên quan đến tiền để phản ánh số tiền thực thu , thực chi theo từng hoạt động. Theo phương pháp này thì vấn đề quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu cũng như đảm bảo việc lập báo cáo được kịp thời sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, trong việc tổ chức một cách khoa học, hợp lí kế toán chi tiết của các khoản vốn bằng tiền. Vì vậy tùy thuộc mỗi doanh nghiệp mà việc lập báo cáo này có dễ dàng thực hiện hay không.

Với việc ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác kế toán, thì việc tập hợp, phân loại dữ kiện và tổng hợp số liệu trong việc lập báo cáo theo phương pháp này cũng nhanh chóng và không quá phức tạp. Trong công tác kế toán thủ công, nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, nghiệp vụ nhiều, thì phương pháp này rất khó thực

hiện : vì thông tin cần tập hợp nhiều khâu xử lý phức tạp, không đáp ứng tính chính xác của báo cáo, không kịp thời trong việc lập và cung cấp thông tin.

Phương pháp lập này có những ưu điểm và hạn chế như sau: ● Ưu điểm

Đơn giản, có thể hiểu ngay được nội dung phương pháp và định hướng được những công việc cần thiết trong lập báo cáo. Đối với các doanh nghiệp , chỉ cần tổ chức tốt hệ thống kế toán chi tiết về tiền và nắm rõ việc phân loại các nghiệp vụ thu, chi tiền theo các hoạt động thì sẽ dễ dàng phân tích các chỉ tiêu, xác định trực tiếp được các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo đúng các chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo. Đồng thời làm rõ được khoản tiền, từng lượng tiền của hoạt động nào.

Nhược điểm

Phương pháp này có nhược điểm là nó không chỉ rõ ra được lý do tại sao lượng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác với lãi ròng.

Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp được lập căn cứ vào lợi tức trước thuế của doanh nghiệp trong kỳ để điều chỉnh các khoản không trực tiếp thu chi tiền, nhưng đã ảnh hưởng tới việc tăng, giảm lợi tức, và các khoản lỗ ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh đã tính vào lợi nhuận trước thuế.

Phương pháp này cũng có những đặc điểm sau: ● Ưu điểm

Việc lập BCLCTT theo phương pháp này sẽ thấy được quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thu được trong kỳ và lượng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ đó thế nào.

Phương pháp này chỉ kể ra tổng lượng tiền, chứ không nêu cụ thể từng khoản mục, từng lượng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có lượng tiền thuần phải qua nhiều khoản điều chỉnh, nhưng các khoản điều chỉnh này không trực tiếp liên quan đến tiền nhưng kết quả sau khi tính toán có được lượng tiền thuần thì làm cho người sử dụng khó hiểu, dễ cảm thấy vấn đề quá phức tạp để có thể thực hiện công việc lập báo cáo.

2.3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong phương pháp lập BCLCTT

Với lợi thế của mình hiện nay, ở Mỹ phương pháp gián tiếp được các công ty ưa chuộng hơn và do đó được sử dụng nhiều hơn trong công tác thực tế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện các nhà kế toán công chứng Hoa Kỳ, hiện nay có tới 97% trong số các doanh nghiệp được điều tra đã sử dụng phương pháp gián tiếp, chỉ có 3% sử dụng phương pháp trực tiếp, mặc dù hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp.

Ở Việt Nam, đến 95% doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, vì nó dễ hơn so với phương pháp gián tiếp. (Theo kết quả khảo sát Bảng IVi Bảng thống kê số lượng, tỷ lệ phiếu trả lời trên tổng số, phụ lục trang79 )

Phương pháp gián tiếp muốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng thì phải giải thích rõ ràng, cụ thể từng chỉ tiêu: Tại sao phải sử dụng chỉ tiêu này để điều chỉnh, tại sao lại được cộng hay trừ ra,....có như vậy người lập, người đọc báo cáo sẽ hiểu được nguồn gốc của sự tính toán các chỉ tiêu, dễ nhớ vấn đề này hơn. Điều này lại là sự thiếu sót của cơ quan ban hành và hướng dẫn việc lập hệ thống Báo cáo tài chính, càng làm hạn chế thêm trong việc vận dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong thực tế, thiếu linh hoạt. Chính vì những bất cập đó mà phương pháp gián tiếp không được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Đồng thời, qua khảo sát, nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy có những khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải khi lập BCLCTT:

 Chưa có sự thống nhất khi phân loại hoạt động sản xuất kinh doanh trong các Báo cáo tài chính, ví dụ như: Trên Báo cáo kết quả kinh doanh ( phần I lãi, lỗ) hoạt động bất thường phản ánh thành một hoạt động riêng trong khi đó trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoạt động bất thường là chỉ tiêu thuộc hoạt động đầu tư ( tiền thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền bồi thường, tiền phạt,..). Sự phân loại không đồng

nhất các chỉ tiêu này làm khó khăn cho việc trình bày thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Quy định không thống nhất một số nghiệp vụ kinh tế có nội dung liên quan đến một loại hoạt động nhưng lại phản ánh ở các hoạt động khác nhau như: Khoản thu tiền lãi tiền gửi quy định phản ánh ở lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính còn lãi tiền vay phải trả quy định phản ánh ở lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.  Các khoản thu, chi tiền có cùng một nội dung kinh tế nhưng lại phản ánh ở các chỉ

tiêu hoạt động khác nhau. Những khó khăn này đã ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu và trình bày thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các đối tượng sử dụng khác nhau để ra các quyết định kinh tế phù hợp và từng bước hòa nhập vào kế toán các nước có nền kinh tế phát triển.

 Trong phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp ở chỉ tiêu “ Lợi nhuận trước thuế” điều chỉnh khấu hao tài sản cố định là không thực sự khách quan. Vì khi trích khấu hao tài sản cố định hoàn toàn là do chủ quan của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh khấu hao và do vậy kết quả không chính xác.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể gồm cả dòng tiền từ hoạt động đầu tư. BCLCTT cung cấp các thông tin về dòng tiền được chia làm ba loại hoạt động là: kinh doanh, đầu tư, tài chính. VAS 24 về BCLCTT đã định nghĩa: “Hoạt động kinh doanh là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính”. Và hoạt động đầu tư là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lí, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, có lẽ vì cách hướng dẫn tài khoản phải trả người bán bao gồm cả phải trả cho các nhà cung cấp tài sản dài hạn, vì vậy rất nhiều công ty đã không tách phần phải trả cho việc mua tài sản cố định ra khỏi khoản phải trả thương mại. Như vậy, rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện : khoản phải trả để xây dựng tài sản cố định lại được ghi lẫn vào hoạt động kinh doanh. Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn đúng ý nghĩa của nó nữa.

Nguyên nhân gây ra khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải:

 Hiện nay, có thể nói rất ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến BCLCTT. Điều này có nhiều lí do, nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp chưa nhận được tầm quan trọng của Báo cáo này trong việc cung cấp thông tin, nhất là trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng, không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì hệ thống Báo cáo tài chính (Bảng CĐKT và Báo cáo KQKD) vẫn cung cấp được đủ các thông tin trung thực và hợp lý về tình hình hoạt động kinh doanh và tài sản doanh nghiệp. Cũng nhiều người đồng nhất giữa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với Báo cáo thu-chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nên không cần thiết phải lập. Thế nhưng thực tế, Báo cáo KQKD đo khả năng của doanh nghiệp và các kết quả hoạt động kinh doanh trên phương diện thu nhập và chi phí (chẳng hạn dự phòng, các khoản dồn tích lại...). Báo cáo LCTT loại trừ mọi khả năng sử dụng những đánh giá chủ quan bằng cách thay các khoản thu- chi bằng các luồng tiền tệ. Thu và chi là những khái niệm kế toán rất chịu ảnh hưởng của các cách hiểu khác nhau. Trong khi đó, tiền và các luồng tiền lại là những yếu tố khách quan có thể định lượng. Bảng cân đối kế toán đưa ra các chỉ tiêu về tài sản (trong đó có tiền) và nguồn trên cơ sở dồn tích còn Báo cáo LCTT thì ghi nhận trên cơ sở thực thu, thực chi...

Nhìn chung, mỗi phương pháp có đặc điểm và hiệu quả riêng, bên cạnh mỗi ưu điểm luôn tồn tại ít nhất một thiếu sót. Sử dụng như thế nào, và làm thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất vẫn là do mỗi doanh nghiệp. Tùy vào mức độ linh động và khả năng của doanh nghiệp mà phát huy hiệu quả của mỗi phương pháp. Và độ chính xác của BCLCTT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, Phương tiện lập cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lập BCLCTT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2 Phương tiện lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, ngành kế toán cũng được thừa hưởng những thành tựu của sự phát triển đó, chính là sự ra đời của phần mềm kế toán. Thực tế hiện nay, vẫn còn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn sử dụng phần mềm exel để lập Báo cáo tài chính. Nhưng đối với doanh nghiệp niêm yết, vốn chủ sở hữu từ 120 tỷ trở lên, khối lượng công việc

khổng lồ thì phương tiện trên không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Và thuật ngữ Phần mềm kế toán bắt đầu phát triển rộng rãi.

Phần mềm kế toán là hệ thống các chương trình máy tính dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính, là công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán và tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc.

Qua khảo sát và nghiên cứu, thực trạng về thị trường phần mềm kế toán và việc sử dụng nó như sau:

2.3.2.1 Thị trường phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán Việt Nam hiện đang chiếm ưu thế trong thị trường nội địa.

Do tận dụng nguồn nhân lực trong nước và áp dụng các chương trình ít phức tạp nên giá thành của các phần mềm Việt Nam thấp hơn các phần mềm quốc tế rất nhiều. Giá chỉ giao động từ vài triệu đến vài nghìn USD. Đây chính là ưu điểm cạnh tranh lớn nhất giúp phần mềm kế toán Việt Nam dành được thị trường trong nước.

Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho DN Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt, thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng.

Các phần mềm chuyên nghiệp sản xuất trong nước được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, các thay đổi thường xuyên của Bộ tài chính trong hệ thống tài khoản, hạch toán, hệ thống báo cáo cũng được cập nhật nhanh hơn so với các phần mềm nước ngoài. Bên cạnh đấy, do giá thành không cao nên các doanh nghiệp có thể đặt hàng để có một phần mềm phù hợp nhất với hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Công việc bảo hành, bảo trì nhanh chóng, kịp thời. Do các chuyên viên viết phần mềm và các nhân viên chuyển giao phần mềm đều là người Việt nam và ở Việt Nam nên khoảng cách địa lý không tạo ra chi phí lớn cho việc bảo hành, bảo trì. Mặt khác, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các chi phí cho người nước ngoài mỗi khi cần các chuyên viên kinh nghiệm nên việc bảo hành, bảo trì cũng tốn chi phí ít hơn.

Hiện nay thị trường phần mềm kế toán Việt Nam phát triển phong phú với nhiều phần mềm khác nhau về tình năng, phương thức sử dụng và giá cả. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn một phần mềm thích hợp, tuy nhiên các doanh nghiệp thường dựa vào 7 yếu tố sau để chọn gói phần mềm phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình:

• Quy mô kinh doanh

• Ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh • Các thành phần bạn cần

• Dịch vụ trợ giúp sau bán hàng • Các nguồn lực tài chính

• Những lời giới thiệu, tiến cữ chuyên nghiệp • Dễ dàng sử dụng

Qua khảo sát, nhóm chúng tôi đã thống kê được một số phần mềm hiện đang được ưa chuộng để làm phương tiện lập BCTC nói chung cũng như BCLCTT nói riêng, cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Đó là phần mềm Accnet 2004, Fast và Misa.

Vậy lợi ích mà Phần mềm kế toán đem lại là gì?

2.3.2.2 Hiệu quả khi sử dụng phần mềm trong việc lập BCLCTT

Tính ưu việt của phần mềm kế toán

Nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, công sức: Nếu như làm kế toán bằng tay với một số chứng từ phát sinh, kế toán phải ghi nhận nó vào chứng từ gốc định khoản các bút toán có liên quan vào các sổ sách kế toán khác nhau. Cuối kỳ từ những tập số liệu, sổ sách khổng lồ, kế toán phải đối chiếu, tổng hợp và lập báo cáo. Mỗi khi cần rút trích dữ liệu theo yêu cầu cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Bao nhiêu rắc rối đó, khi sử dụng phần mềm kế toán, kế toán viên chỉ cần nhập số liệu đầu vào ( từ các chứng từ gốc) máy tính sẽ tự động lên đầy đủ các báo cáo, vào bất cứ lúc nào cần sử dụng.

Chính xác, bảo mật, ít rủi ro: Số liệu kế toán khi sử dụng phần mềm sẽ được quản lý chặt chẽ chi tiết tới từng người sử dụng. Lưu trữ trên máy tính và thường xuyên được sao lưu cất giữ ra bên ngoài. Như vậy, sẽ hạn chế tối đa được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Dễ dàng hơn trong qua trình kiểm tra, giám sát, đồng bộ trong hệ thống

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết (Trang 42)