4. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Kinh phí thực hiện
Hệ thống an sinh xã hội và các chính sách về an sinh xã hội có vai trị quan trọng trong cơng tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Chấn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,
- Hệ thống an sinh xã hội có hai nhóm hưởng lợi chính. Thứ nhất là các hộ có thu nhập thấp đến trung bình được nhận các loại trợ cấp nhằm hỗ trợ họ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và một số trợ cấp xã hội khác. Các trợ cấp này có liên quan tới thu nhập và một số được cung cấp trực tiếp thông qua các chương trình giảm nghèo. Nhóm thứ hai gồm hai loại đối tượng được thụ hưởng là công chức đã về hưu hiện nhận lương hưu từ quỹ lương hưu BHXH và các thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng. Như vậy trên thực tế có nhiều hộ có thu nhập cao vẫn được nhận trợ cấp y tế.
- Các khoản trợ cấp giáo dục và y tế nhóm trung bình (1,21%) và nhóm nghèo 2,36%) chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với nhóm giàu - khá (0,28%) so với tổng thu nhập của hộ, tác động của các khoản trợ cấp này đối với thu nhập khơng cao. Nhưng có ý nghĩa rất lớn đến tác động hành vi của các hộ trong việc tiếp cận với các dịch vụ về y tế và giáo dục.
- Trợ giúp giáo dục đã có tác động trực tiếp đến việc huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi theo cấp học Tiểu học 82,93%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thơng 32,65%. Như vậy ở những cấp học có nhiều chế độ, chính sách ưu đãi, trợ cấp...như Tiểu học và Trung học cơ sở thì tỷ lệ đi học cao hơn so với Trung học phổ thơng do đó các hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn việc tiếp cận với các bậc học cao hơn rất khó khăn.
- Trợ cấp về y tế thơng qua việc cấp thẻ BHYT miễn phí, cấp thuốc miễn phí .... cùng với các cơ sở y tế tiếp nhận khám chữa bệnh cho người bệnh có BHYT do đó người dân có nhiều phương án lựa chọn để sử dụng các dịch vụ y tế
tại các cơ sở y tế khác nhau. Tuy nhiên trợ cấp y tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi tiêu về y tế, đặc biệt đối với nhóm hộ có thu nhập thấp. Do vậy, khi bị bệnh chi phí về y tế ln là gánh nặng đối với họ.
- Chương trình 135 đã phát huy được hiệu quả, nơng thơn miền núi nhờ có chương trình đã thay đổi cơ bản về hệ thống cơ sở hạ tầng, từng bước phát huy được thế mạnh của từng vùng, giao lưu thương mại được mở rộng đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện năm 2000 là 2,6 triệu đồng, năm 2008 là 6,7 triệu đồng, giảm hộ nghèo từ 41,95% năm 2005 còn 31,8% năm 2008.
- Tác động của nhận trợ cấp an sinh xã hội đối với nghèo thể hiện ở sự gia tăng tỉ lệ nghèo theo đầu người lên thêm 3,7% khi khơng có bất kỳ nhận khoản trợ cấp an sinh xã hội nào. Chủ yếu tác động là nhờ vào lương hưu còn các loại trợ cấp chuyển khoản khác có tác động khơng đáng kể dựa trên điểm phần trăm tăng tỷ lệ nghèo. Những ước lượng này không cố gắng tính tới tình huống giả định về sự thay đổi của mức tiêu dùng khi khơng có trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản.
- Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn lớn giữa các vùng, nhóm dân tộc. Cả huyện cịn có đến 18 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo cao tập trung chủ yếu ở vùng này.
- Kết quả giảm nghèo tuy nhanh nhưng thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, thu nhập của hộ nông dân rất thấp, khá đơng hộ nơng dân có thu nhập bình qn đầu người nằm sát trên chuẩn nghèo một chút. Như vậy chỉ cần một biến động nhỏ về giá cả hoặc chịu ảnh hưởng của thiên tai là có thể rơi xuống ngưỡng nghèo. Chính sách giảm nghèo vẫn nặng nề về bao cấp, chưa khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên, năng động theo thể chế thị trường.