Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu phân tích Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Trang 115)

4. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hộ

sinh xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng

3.2.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội

a. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế

+ Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho phát triển. Tập trung phát triển giao thông vào các vùng sản xuất hàng hóa, các khu du lịch. Đầu tư vốn trong dân, vốn tín dụng cho các chương trình phát triển trọng tâm của huyện như: phát triển chăn nuôi, đưa giống chè chất lượng cao vào sản xuất, cải tạo giống cây ăn quả, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ và thiết bị trong sản xuất công nghiệp.

+ Hoàn thành việc điều chỉnh qui hoạch tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng sản xuất quy hoạch kết cấu hạ tầng, khoáng sản giai đoạn 2010-2015, 2015-2020 trên cơ sở quy hoạch của huyện và của các vùng các địa phương rà soát lại việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, trước hết là tài nguyên đất. Có giải pháp thu hồi các quỹ đất sử dụng không hiệu quả để bố trí cho

các dự án có hiệu quả hơn, ưu tiên dành quỹ đất cho đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, kinh doanh dịch vụ, phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn và các chương trình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp tập trung.

+ Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực vào sản xuất, trọng tâm là giống mới chất lượng cao vào sản xuất nông lâm nghiệp; thiết bị và công nghệ trong chế biến chè, bảo quản và sơ chế hoa quả. Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ về kỹ thuật canh tác nhất là canh tác trên đất dốc để chuẩn canh tác lúa nương sang thâm canh nương và ruộng cạn. Hoàn thành định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Tăng đầu tư cho thương mại và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân vào địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, từng bước xây dựng 3 thương hiệu sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của huyện là: cam, lúa và chè chất lượng cao.

+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cho phát triển nông lâm nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống khuyến nông gắn với kỹ thuật viên ngành chăn nuôi, đầu tư cho tập huấn kỹ thuật sản xuất tới các hộ nông dân, nhất là vùng sản xuất hàng hóa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực phục vụ chương trình xuất khẩu lao động. Phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ trình độ trung cấp nông lâm nghiệp để phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương.

b. Các giải pháp chủ yếu về phát triển văn hóa - xã hội

+ Tạo mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục để mọi người được hưởng lợi tốt nhất về phúc lợi xã hội. Gắn phát triển kinh tế với tới giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nhất là việc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, nâng cao rõ nét đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trong đó đặc biệt quan tâm vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.

+ Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và các tổ chức xã hội trong thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; tập trung giải quyết

các vấn đề bức xúc; chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với toàn dân kiên quyết tiến công ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi từng bước giải quyết được tệ nạn nghiện hút các chất ma túy, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS; giảm thiểu thấp nhất các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa Mật trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm trong thực hiện các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo.

3.2.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý thực hiện cơ chế chính sách ASXH

- Tổ chức quán triệt và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và địa phương về chính sách an sinh xã hội đến toàn thể cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng lộ trình qui định hiện nay. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với giảm nghèo một cách cụ thể cho từng giai đoạn, bảo đảm giữa phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo.

- Kiểm tra, rà soát các hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo qui định, phát hiện và kiến nghị bổ sung các đối tượng được hưởng các chính sách của nhà nước về cứu trợ hoặc ưu đãi xã hội.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách ASXH trên địa bàn huyện như chương trình 135; chương trình 134; các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, lao động việc làm, đào tạo nghề...vv.

- Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện tham gia đóng góp tiền, hiện vật vào các quỹ ASXH của huyện để cùng ngân sách địa phương trong việc chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc gặp rủi ro bảo đảm ổn định đời sống hòa nhập với cộng đồng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết các chế độ chính sách từ huyện đến các xã, thị trấn.

3.2.3.3. Nhóm giải pháp về xóa đói giảm nghèo

Để giải quyết tốt việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương việc kết hợp các nguồn lực là rất cần thiết bảo đảm sự chỉ đạo điều hành một cách tập trung, đầu tư có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Do đó, các nguồn lực và các hoạt động cần tập trung vào một số nội dung như sau:

a. Nhóm chính sách nhằm nâng cao năng lực khả năng của người nghèo

- Tăng cường công tác truyền thông, sử dụng nhiều hình thức truyền thông như qua phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, thành lập các câu lạc bộ giảm nghèo, tổ tiết kiệm …vv để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người nghèo, tạo ý trí phấn đấu, phát huy khả năng tự cứu vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, không cam phận đói nghèo.

- Biên soạn, đổi mới các nội dung tuyên truyền về các gương điển hình trong xóa đói giảm nghèo, mô hình giảm nghèo có hiệu quả các thông tin về việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh và thông tin về thị trường xuất khẩu lao động.

- Đối với vùng cao cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại chỗ am hiểu phong tục tập quán để kết hợp các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, vay vốn …vv với việc vận động nhân dân trong trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Phát huy truyền thống của đồng bào vùng cao là tương thân, tương ái, đồng lòng, đồng sức, hạn chế những yếu tố tiêu cực như bình quân chủ nghĩa và cam chịu đói nghèo.

- Nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào vùng cao, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp hệ thống trường, lớp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở ở các xã, thị trấn trong toàn huyện, đặc biệt quan tâm đến các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm việc tổ hức dạy học mầm non, trang bị khả năng nghe, hiểu, nói tiếng phổ thông thành thạo ngay từ bậc học mầm non, để có điều kiện tiếp thu tốt kiến thức ngay từ bậc tiểu học. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi hộ nghèo, học sinh nghèo…vv. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học tạo niềm đam mê, hứng thú học tập của học sinh.

- Đào tạo nghề cho người nghèo, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, tiếp tục đẩy mạnh loại hình dạy nghề hướng nghiệp hiện nay trong các trường trung học phổ thông bằng việc nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, tiến tới gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

- Cung cấp cho hộ nghèo có kỹ năng tổ chức, quản lý, hạch toán kinh tế hộ, nhóm hộ, trang trại. Đây là giải pháp quan trọng, nhằm trang bị cho người nghèo cách lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý ngay trong cuộc sống hàng ngày, sau đó là kế hoạch phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, nhóm hộ và kinh tế trang trại.

b. Nhóm chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo

- Các chính sách phải được hoạch định trên cơ sở tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo được hưởng lợi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, truyền thanh, truyền hình….)

- Xây dựng kế hoạch phát triển của địa phương duy trì phương pháp từ dưới lên tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào xây dựng kế hoạch thôn, bản; cộng đồng, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tham gia trực tiếp vào đánh giá đói nghèo tại thôn bản.

- Đẩy mạnh các hoạt động, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa nơi dân cư, đấu tranh loại bỏ các phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu như ma chay, cưới xin, tảo hôn, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc….

- Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu phổ biến các giống cây trồng vật nuôi, phương pháp canh tác, thâm canh áp dụng vào sản xuất.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo có nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Thực hiện cơ chế cam kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nhằm định hướng cho đồng bào nghèo đối tượng sản xuất, cam kết hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

c. Nhóm chính sách đẩy mạnh dịch vụ công

- Chú trọng công tác qui hoạch đất đai định canh định cư trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn.

- Đẩy mạnh năng lực mạng lưới y tế, đầu tư cơ sở vật chất đội ngũ cán bộ y tế và trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho người nghèo.

- Nâng cao dịch vụ hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển đầu tư sản xuất, có phương án xử lý các rủi ro nợ xấu…

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là cán bộ tham gia xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong tỉnh và xuất khẩu lao động, thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

d. Nhóm chính sách tạo sự an toàn cho người nghèo

- Qui hoạch tạo tuyến dân cư an toàn kinh tế bền vững; di chuyển các hộ ra khỏi vùng địa chất có nguy cơ cao như lũ quét, sạt lở đất .

- Ngăn ngừa khắc phục tình trạng trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc, nguy hiểm, thực hiện tốt công tác bình đẳng giới.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư, duy trì phát triển chính sách ASXH, bảo đảm cho các người yếu thế trong xã hội được thụ hưởng những chính sách của Đảng và nhà nước, ổn định cuộc sống hòa đồng với xã hội.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)