4. Kết cấu của đề tài
2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 Tốc độ PTBQ 1-Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Triệu đồng 808.759 1.067.111 1.368.106 1.432.278 121,00
+ Nông, lâm nghiệp-
thủy sản '' 342.120 423.237 530.849 586.815 119,70 + Công nghiệp-Xây dựng '' 279.863 391.660 412.097 505.904 121,80 + Dịch vụ '' 186.776 252.214 425.160 339.559 106,65 2- Sản lượng lương thực có hạt Tấn 41.247 45.986 47.768 50.001 106,60 3- Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 95.757 111.515 146.476 200.176 107,85 4- Tổng chi ngân sách nhà nước “ 88.915 106.061 137.451 193.853 129,65 5- Bình quân lương thực/người Kg/người 291 320 327 341 108,25 6- Thu nhập bình quân/người 1000đ/ người 5.200 5.500 6.500 6.700 106,55 7- Hộ nghèo Hộ 12.729 10.771 9.951 8.983 8- Tỷ lệ hộ nghèo % 41,95 37,50 31,27 27,30
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008
Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ cơ cấu ngành nông lâm nghiệp - thủy sản giảm dần, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên cụ thể năm 2005, nhóm nơng, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 42,3%; công nghiệp - xây dựng 34,6%; dịch vụ 23,1%. Đến năm 2008, nhóm nơng, lâm nghiệp - thủy sản cịn 40,97%; cơng nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm dịch vụ tăng lên 23,7% được thể hiện số liệu tại bảng số 2.5.
Năm 2005 34,60% 23.10% 42,30% Năm 2008 35,32% 23,27% 40,97%
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Hình 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành
+ Sản xuất nông nghiệp: Do có lợi thế về địa hình và khí hậu Văn Chấn là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, năm 2008 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 17.133 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 86,48% (14.817 ha) cùng với đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống cây lương thực có chất lượng, năng xuất cao và ổn định vào sản xuất. Vì vậy, sản lượng lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước từ 41.247 tấn năm 2005, tăng lên 50.001 tấn năm 2008, bình quân lương thực đầu người đạt 291 kg/người năm 2005, năm 2008 đạt 341kg/người. Thu nhập bình quân tăng từ 5.200.000 đồng/người năm 2005 lên 6.700.000 đồng/người năm 2008.
Ngoài sản xuất cây trồng hàng năm, Văn Chấn cũng là vùng trọng điểm về phát triển cây lâu năm của tỉnh Yên Bái. Với diện tích chè năm 2008 là 4.281 ha, tăng 11,72% so với năm 2005, sản lượng đạt 34.143 tấn, tăng 36,37% so với năm 2005; diện tích cây ăn quả 2.507 ha, sản lượng 6.611 tấn, bằng 79,97% về diện tích, tăng 33,69% so với năm 2005. Diện tích giảm là do trong những năm gần đây giá trị hàng hóa của cây nhãn khơng ổn định nên nơng dân đã chặt bỏ chuyển sang trồng cây ăn quả khác như cam, quýt. Đây là huyện có diện tích cây ăn quả trồng tập trung và sản lượng lớn nhất của tỉnh. Trong chăn ni đây là vùng có tổng số đàn
gia súc, gia cầm lớn phát triển tương đối ổn định năm 2008 tổng số đàn trâu của huyện đạt 19.979 con; bò 6.257 con; lợn 70.535 con; ngựa 1.124 con; dê 4.175 con và gia cầm là 666.100 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng trâu 533 tấn, bò 186 tấn, lợn 2.991 tấn và gia cầm 199,7 tấn. Với hệ thống sông suối nhiều nên sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản tương đối phát triển năm 2008 đạt sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 183 tấn giảm 36 tấn so với năm 2005, nguyên nhân năm 2008 do ảnh hưởng của lũ lụt nên sản lượng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề .
+ Sản xuất công nghiệp: Năm 2008, trên địa bàn huyện có 1.910 cơ sở sản xuất cơng nghiệp. Trong đó có 01 cơ sở thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cịn lại là khu vực kinh tế trong nước và chủ yếu là thành phần cá thể chiếm 96,96% (1.851 cơ sở). Nếu phân theo ngành cơng nghiệp thì có đến 1.871 cơ sở thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm 97,96% tổng số các cơ sở công nghiệp bởi Văn Chấn là vùng trọng điển sản xuất lương thực, chè và cây ăn quả do vậy số cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến. Đồng thời trong sản xuất công nghiệp đã chú trọng đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống và có các chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, trong giai đoạn qua huyện đã thu hút được 2 dự án công nghiệp với tổng số vốn 604,6 tỷ đồng gồm dự án thủy điện Văn Chấn công suất 36 MW, vốn đầu tư 600 tỷ đồng và cơ sở sản xuất giấy đế công suất 2.400 tấn/năm, vốn đầu tư 4,6 tỷ đồng.
+ Thương mại - Dịch vụ: Có bước phát triển khá, bảo đảm cung ứng các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc. Các chợ nông thôn được xây dựng, tạo nên thị trường giao lưu hàng hóa giữa các vùng. Theo số liệu Thống kê đến năm 2008 có 1.607 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn huyện, tăng 63,15% (622 cơ sở) so với năm 2005; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 153.580 triệu đồng, tăng 112,46% so với năm 2008. Hoạt động du lịch đã có những tiến bộ. Các cơ sở du lịch sinh thái, du lịch văn hóa bước đầu được quan tâm phát triển, đến nay đã có dự án được cấp phép đầu tư kinh doanh du lịch vào địa bàn huyện.
Hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng và có hiệu quả kinh tế - xã hội trên cả 2 kênh: Tín dụng thương mại và tín dụng hộ nghèo, số dư tiền gửi tiết kiệm năm 2008 đạt 64.096 triệu đồng, tăng 128,44% so với năm 2005; cho vay và thu nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 98.175 triệu đồng, tăng 41,70% so với năm 2005. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã gắn với phát triển kinh tế - xã hội một cách tích cực, bảo đảm cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, thực hiện kịp thời các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Thu ngân sách nhà nước năm 2008 đạt 200.176 triệu đồng, tăng 27,85% so với năm 2005. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.027 triệu đồng, tăng 48,54% so với năm 2005; Tổng chi ngân sách đạt 183.953 triệu đồng, tăng 29,65% so với năm 2005, chi ngân sách đã đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng an ninh và các hoạt động hành chính, sự nghiệp của địa phương, tiết kiệm và đúng luật ngân sách nhà nước.
2.1.2.6. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn
Chấn
* Những lợi thế
+ Về vị trí địa kinh tế: Huyện Văn Chấn có quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải theo chiều dài của huyện, là của ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơ La); Hệ thống đường giao thông này cùng với các tuyến đường liên huyện, là nhân tố thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa huyện Văn Chấn với các vùng lân cận của miền núi và các tỉnh miền xuôi. Đây là lợi thế tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Về sản xuất cây lương thực và cây ăn quả: được thiên nhiên ưu đãi Văn Chấn có gần 4.000 ha ruộng nước, riêng cánh đồng Mường Lị có trên 2.000 ha, hàng năm cho sản lượng lương thực có hạt trên 40.000 tấn, không những đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng mà còn xuất bán cho huyện bạn, tỉnh bạn những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến như nếp Tú Lệ, gạo Mường Lị....
Văn Chấn có vùng cây ăn quả cam, qt ở vùng ngồi với diện tích tập trung trên 600 ha, hàng năm cho sản lượng trên 2.000 tấn. Sản phẩm cam, quýt Văn Chấn đã được người tiêu dùng trên thị trường biết đến.
+ Về sản xuất chè: Với diện tích chè trên 4.000 ha, sản lượng búp tươi hàng năm trên 30.000 tấn chiếm gần 50% sản lượng chè búp toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 cơ sở chế biến chè gồm 3 công ty cổ phần, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1 cơ sở quốc doanh, 7 doanh nghiệp tư nhân 3 cơ sở của công ty cổ phần chè của tỉnh. Sản lượng thương phẩm hàng năm đạt trên 4.000 tấn. Sản phẩm chè của Văn Chấn đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài như chè Suối Giàng, chè đen xuất khẩu...
+ Về tiềm năng đất đai: Đất đồi núi chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ cao, là điều kiện tốt cho phát triển nơng lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, thực phẩm sạch....
+ Về nguồn lực lao động: Với nguồn lao động dồi dào năm 2008 là 99.060 người với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
* Những hạn chế và thách thức
+ Về kinh tế: Nền kinh tế tuy có tốc độ phát triển khá, song chưa vững trắc và phát triển bền vững, đồng đều giữa các vùng, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Đặc biệt vùng cao và vùng Mường Lò đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Nền sản xuất cịn mang nặng hình thức tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa chưa phát triển tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Thu ngân sách hàng năm bình qn đạt 47% nhu cầu chi, vẫn cần sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương để đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Rừng và đất rừng là một lợi thế nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng. Đang có sự bất cập giữa quản lý khai thác tài nguyên rừng và tái tạo vốn rừng.
+ Về nguồn nhân lực: Trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trình độ văn hóa chưa cao, một số xã vùng cao cán bộ chủ chốt xã mới có trình độ cấp tiểu học. Phần lớn cán bộ chủ chốt xã khơng có bằng cấp về chun mơn kỹ thuật.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo. Chỉ có khoảng 9% người có trình độ đại học, cao đẳng; Trung cấp và công nhân kỹ thuật 16,1%. Số người có trình độ phần lớn nằm ở cơ quan đơn vị của nhà nước; ở địa bàn nông thôn tập trung gần 90% lực lượng lao động, nhưng số người có trình độ chun mơn về nơng lâm nghiệp rất ít.
+ Về kết cấu hạ tầng: Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của nhà nước nhiều cơng trình về giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục... được đầu tư xây dựng đang phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội. Song chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện nay.
Hệ thống đường giao thông cơ bản đã được nâng cấp; nhưng các tuyến đường liên xã, liên thôn chưa được đầu tư, đi lại cịn nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.
2.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI HUYỆN VĂN CHẤN VĂN CHẤN
2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
BHXH huyện Văn Chấn quản lý và tổ chức chi trả thường xuyên hàng tháng cho trên 4.400 đối tượng, ngồi ra cịn chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức.... Nhiệm vụ này luôn được coi là quan trọng hàng đầu, bởi làm tốt sẽ góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Hai phương thức chi trả trực tiếp và uỷ quyền qua 38 đại lý trên địa bàn được duy trì và củng cố chặt chẽ theo quy định của BHXH Việt Nam là yếu tốt góp phần chi đúng kỳ, đủ số, tận tay đối tượng được hưởng. Sổ sách, bảng biểu được thực hiện đúng hướng dẫn, sắp xếp khoa học, báo cáo tăng giảm kịp thời, công nghệ tin học được ứng dụng trong việc quản lý đối tượng đã giúp cho việc chi trả đúng đối tượng và chế độ; cơng tác thanh quyết tốn nhanh chóng. Nhờ đó, trong năm 2008, BHXH huyện đã chi trả trên 73 tỷ đồng đến
tay đối tượng hưởng thường xuyên và trợ cấp BHXH. Năm 2008, tồn huyện có 5.820 người ở 132 đơn vị tham gia BHXH.
Chính sách BHXH đã cổ vũ, động viên người lao động hăng say lao động sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Không chỉ đảm bảo chi trả các chế độ trên địa bàn, khai thác và mở rộng đối tượng, chú trọng đến công tác thu BHXH - BHYT bắt buộc, trong năm 2008 đã thu được trên 18 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch năm; tuyên truyền mở rộng được 390 lao động, 3 đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH - BHYT cho người lao động. Năm 2008, BHXH Văn Chấn đã củng cố và thành lập mới được 17 đại lý BHYT tự nguyện nhân dân trên địa bàn 15 xã có đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện, triển khai BHYT học sinh năm học 2008 - 2009 và kết quả vận động được 5.783 người tham gia, với tổng số tiền 978.916.000 đồng, bằng 107,5% kế hoạch cả năm, trong đó BHYT tự nguyện nhân dân có 2.136 người, BHYT tự nguyện học sinh 3.621 người.
2.2.2. Cứu trợ xã hội
Hoạt động cứu trợ xã hội bao gồm Trợ giúp thường xuyên và Trợ giúp đột xuất cả hai hình thức trợ giúp này đều được thực hiện từ ngân sách nhà nước, quản lý và chi trả thông qua Phịng Lao động, Thương binh và Xã hội, ngồi ra trợ giúp đột xuất khi xẩy ra cịn được các tổ chức đồn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ; doanh nghiệp, tập thể đơn vị, cá nhân....vv tham gia trên tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của truyền thống dân tộc Việt Nam khi gặp rủi ro, thiên tai...vv.
Đối với hoạt động trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hiện nay được áp dụng và thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội:
a. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:
1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ nhưng người cịn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo
quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, khơng cịn người ni dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hồn cảnh như trẻ em nêu trên.
2. Người cao tuổi cơ đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi cịn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, khơng có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
3. Người từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. 4. Người tàn tật nặng khơng có khả năng lao động hoặc khơng có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa