Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 51)

Trên địa bàn Huyện Gia Bình có 1 thị trấn và 13 xã, công tác thành lập kiểm tra và thóng kê đất đai trên địa bàn huyện được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật về đất đai bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Gia bình có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, trong những năm qua vấn đề sử dụng đất đã được các cấp lãnh đạo của Đảng và chính quyền quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên cần lưu ý một số nhận xét làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất trong những năm tiếp theo như sau:

- Sản xuất nông nghiệp là một nghành sản xuất chính của huyện để sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân và phục vụ cho chăn nuôi, Tuy nhiên diện tích lúa nương có năng suất thấp vẫn còn chính vì vậy mà hạ thấp năng suất lúa bình quân của huyện hơn nữa diện tích lúa nương trên đất canh tác hàng năm lượng đất bị xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Đây là vấn đề bức xúc trong khai thác và sử dụng đất, gây tổn hại không chỉ với tài nguyên đất nói chung mà còn ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên khác như nước, thảm rừng, khí hậu.

- Trong những năm gần đây diện tích đất sử dụng vào mục đích đất làm đường giao thông, đất ở... có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển nông thôn nói riêng và địa phương nói chung theo hướng hiện đại hóa thì vẫn chưa đáp ứng được. Trong thời gian tới cần phải dành những diện

tích đất xác định để xây dựng các công trình công cộng để phục vụ đời sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của người dân. Thực tế cho thấy loại đất này đã tăng lên do chuyển từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Vì vậy trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cần hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp để đảm bảo kinh tế bền vững.

- Gia Bình là huyện có diện tích đất chưa sử dụng còn khá cao nên đây cũng là một trong những thách thức trong vấn đề khai thác sử dụng tiềm năng này. Cần đưa ra những chính sách đầu tư hợp lý, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia trong các năm tới như: Giao khoán cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân xây dựng mô hình trang trại, đặc biệt là phủ xanh đất đồi núi trọc bằng các hình thức như: Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Trong cơ chế quản lý mới, thực hiện Luật Đất đai và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã tác động tới công tác quản lý và sử dụng đất đâi. Tuy Huyện đã có nhiều cố gắng trong triển khai các nội dung quản lý đất đai theo Luật Đất đai hiện hành, nhưng còn một số vấn đề làm chưa tốt trong thời gian cần khắc phục như sau:

+ Chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp: thể hiện là các quy hoạch, kế hoạch đất đai đã được lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xong vẫn phải điều chỉnh bổ sung, tỷ lệ thực hiện kế hoạch còn thấp.

+ Công tác tham mưu cho UBND huyện trong chỉ đạo quản lý đất đai còn hạn chế; chưa có giải pháp tích cực trong việc kiểm tra, xử lý những vi phạm của cơ sở, điển hình là tình trạng các hộ dân tự ý đổ đất xuống ruộng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép vẫn còn diễn ra ở một số các địa phương chưa xử lý triệt để.

4.4. Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ đất huyện Gia Bình từ năm 2011 đến năm 2013

Theo khoản 2 điều 52 Luật đất đai 2003 thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đất thì “ UBND huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư nước

ngoài mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở”. Theo thẩm quyền trên thì UBND huyện Gia Bình cấp GCNQSDĐ đất cho các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cưu ở nước ngoài mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên các đối tượng cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất không có nên chỉ cấp giấy đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ đất đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như trong đời sống xã hội. Vậy đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác cấp GCNQSDĐ đất trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013.

4.4.1. Thc trng công tác cp GCNQSDĐđất cho h gia đình, cá nhân đối vi tng loi đất giai đon t năm 2011 đến năm 2013

Huyện Gia Bình có tổng diện tích là 10779.81 (ha).Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6293.71 (ha) chiến 58,38% diện tích tự nhiên của huyện. Hiện nay, diện tích đất ở là 1310.35 ha chiếm 12,15% diện tích của tự nhiên của huyện và đang có xu hướng ngày càng tăng do dân số tăng kéo theo nhu cầu nhà ở cũng tăng lên. Hơn nữa do tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh nên đòi hỏi cần phải có diện tích để xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của người dân. Do đó mà trong những năm tới diện tích đất của huyện sẽ tăng lên. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu cho UBND huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn thuộc huyện. Do vậy công tác cấp GCNQSDĐ đất cho các hộ gia đình, cá nhân phù hợp với quy hoạch.

Tuy vậy công tác cấp GCNQSDĐ đất hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do:

- Việc cấp GCNQSDĐ đất tại thị trấn đơn lẻ theo nhu cầu của người sử dụng đất. Vì vậy tiến độ cấp GCNQSDĐ đất đạt hiệu quả không cao.

- Trong việc thẩm tra hồ sơ phát hiện các vấn đề sai sót xảy ra mất nhiều đất không rõ nguồn gốc, không có trích lục, trích đo...vì vậy việc bổ sung hồ sơ, xác định nguồn gốc sử dụng đất mất nhiều thời gian.

- Hầu hết người dân chỉ đăng ký quyền sử dụng đất chứ chưa đăng ký nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo nghị định số 88/2009/NĐ – CP và thông tư 17/2009/TT – BTNMT

- Tài liệu bản đồ phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất cũng như cấp GCNQSDĐ đất cho các hộ gia đình, cá nhân quá cũ không đảm bảo yêu cầu.

- Việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ đất cho các hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn không thể thực hiện được theo kế hoạch là do một số xã đã được tỉnh cấp kinh phí để thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính nên các hộ gia đình tại các xã: Xuân Lai, Quỳnh Phú, Nhân Thắng không thực hiện cấp theo nhu cầu.

- Nguồn kinh phí ít, sự hiểu biết của người dân về Pháp Luật còn hạn chế.

4.4.1.1. Kết quả cấp GCNQSDĐđất nông nghiệp a. Đối với đất sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chỉ thị số 10/1998/CT – TTg ngày 20/08/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về đẩy mạnh và hoàn toàn việc giao đất cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp. Chỉ thị số 18/1999/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. Với mục tiêu sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả huyện Gia Bình đã đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Bảng 4.4: Kết quả GCNQSDĐ đất đối với đất nông nghiệp giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Tính đến năm 2011 Giai đoạn năm 2011-2013

Số hộđã được cấp GCNQSDĐ đất (hộ) Diện tích đã được cấp (ha) Tỷ lệ (%) Số hộđăng GCNQSDĐ đất (hộ) Số hộđã được cấp GCNQSDĐ đất (hộ) Diện tích đăng (ha) Diện tích đã được cấp (ha) Tỷ lệ (%) 26785 6285,42 100 132 132 8,29 8,29 100

(Nguồn số liệu: Văn phòng ĐKQSD đất huyện Gia Bình)

Qua bảng số liệu ta thấy tính đến trước năm 2011 toàn huyện đã cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp cho 26785(hộ) với diện tích 6285,42 (ha) đạt tỷ lệ 100(%). Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp theo nghị 64/CP cơ bản các xã được thực hiện và hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận. Còn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 toàn huyện đã cấp cho 132 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với diện tích 8,29 ha chiếm 100% tổng diện tích nông nghiệp đã đăng ký. Nhìn chung tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Bình là tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Ninh. Diện tích đất nông nghiệp đã cấp hết cho các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Thông qua việc tìm hiểu thực tế việc cấp GCNQSDĐ đất của huyện Gia Bình thì ta thấy công tác cấp GCNQSDĐ đất của huyện triển khai khá nhanh và đầy đủ do trình độ của cán bộ được nâng cao, kinh phí của huyện đáp ứng đầy đủ cho công tác cấp GCNQSDĐ đất. Mặc khác cũng do trình độ và ý thức dân trí nâng cao, đã hiểu rõ vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ đất

nên đã tự giác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ đất được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả.

b. Đối với đất lâm nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một huyện đồng bằng nên diện tích rừng trong huyện chiếm một diện tích khá nhỏ, do vậy công tác cấp GCNQSDĐ đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài vào mục đích đất lâm nghiệp tương đối đơn giản. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 huyện Gia Bình đã cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp cho hộ gia đinh, cá nhân yên tâm, đầu tư, khai thác, quản lý diện tích rừng của mình một cách hiệu quả.

Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp huyện Gia Bình giai đoạn năm 2011 – 2013 TT Tên Xã Kết quả giao đất lâm nghiệp cho HGĐ Hiện trạng đất lâm nghiệp phải cấp GCN theo quy định của Luật Kết quả thực hiện cấp GCN theo quy định của Luật

Tổng số hộ sử dụng đất (hộ) Tổng diện tích (ha) Tổng số hộ sử dụng đất (hộ) Tổng diện tích (ha) Số hộ đã được cấp GCN (hộ) Số GCN đã được cấp (giấy) Diện tích cấp GCN (ha) Tỷ lệ số hộ đã được cấp (%) 1 Nhân Thắng 2 5,3 2 5,3 2 2 5,3 100% 2 Đông Cứu 15 70,82 15 70,82 15 15 70,82 100% 3 Đại Lai 1 2 1 2 1 1 2 100% 4 Xuân Lai 1 1,58 1 1,58 1 1 1,58 100% 5 Song Giang 7 26 7 26 7 7 26 100% 6 Giang Sơn 9 42 9 42 9 9 42 100% Toàn Huyện 35 147,7 35 147,7 35 35 147,7 100%

Qua bảng ta thấy giai đoạn từ 2011 – 2013 huyện Gia Bình đã cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp cho 35 hộ gia đình với diện tích là 147,7 ha.

Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện nghị định số 163/NĐ – CP, thường vụ huyện Gia Bình chỉ đạo các cấp, các nghành có liên quan, quán triệt đầy đủ coi đây là một giải pháp cơ bản, nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất lâm nghiệp. Đến nay toàn bộ các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp quy hoạch là rừng sản xuất đều được cấp GCNQSDĐ đất.

Do diện tích đất lâm nghiệp nhỏ với địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp nên việc quản lý và sử dụng tương đối dễ dàng.

Mặc khác các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp đều chủ động canh tác, trình độ dân trí của người dân đã có sự hiểu biết đồng thời các giấy tờ liên quan vẫn còn lưu trữ nên công tác cấp GCNQSDĐ đất tương đối thuận lợi và nhanh gọn.

Ở các xã Nhân Thắng, Đông Cứu, Đại Lai, Xuân Lai tỷ lệ cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp đạt 100% so với diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện. Còn các xã còn lại diện tích đất lâm nghiệp không có hoặc đã được cấp trước đó.

Người dân được cấp GCNQSDĐ đất họ đã yên tâm đầu tư phát triển, sản xuất tạo nguồn thu từ rừng tuy là không đáng kể nhưng cũng góp phần kiếm thêm thu n hập ch o gia đình và giảm sức ép lao đọng cho xã hội.

4.4.1.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở cho hộ gia đình cá nhân trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013

Đất ở có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và khu vực nói riêng. Có đất ở ổn định lâu dài người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh, làm ăn ổn định đời sống. Vì vậy việc tạo ra căn cứ pháp lý giữa nhà nước và người sử dụng đất là việc làm tất yếu bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng.

Trước tình hình đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và đất ở.

Từ Nghị định 60/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, UBND huyện Gia Bình đã tổ chức triển khai, thực hiện nhưng do tính chất phức tạp của tình hình sử dụng đất như: Tranh chấp đất đai, danh giới giáp danh giữa các thửa đất liền kề không rõ ràng., đất nằm trong phạm vi quuy hoạch những điều đó làm ảnh hưởng tới quá trình cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình.

a. Đất ở đô thị

Đất ở là loại đất có giá trị kinh tế cao, luôn có sự biến động phức tạp trong quá trình sử dụng. Nó đòi hỏi các cơ quan quản lý đất đai phải theo dõi sát sao, chặt chẽ theo hệ thống nhất định. Vì vậy mà việc cấp GCNQSDĐ đất ở gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo việc cấp GCNQSDĐ đất kịp thời, khách quan Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình tổ chức chặt chẽ theo đúng quy định của thông tư 1990/2000/TT-TTĐC.

Thị trấn Gia Bình theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích đất ở đô thị có 351,95 ha trong đó tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó hoàn toàn là đất ở đô thị không có đất ở nông thôn. Vì vậy đất đai ở đây có sự biến động khá lớn. Tình trạng tranh chấp đất đai vẫn còn hay diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn.

Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở đô thị TT.Gia Bình từ năm 2011 đến năm 2013 TT Đơn vị Số cá nhân đăng (hộ) Số hộ cá nhân được cấp GCN (hộ) Tỷ lệ số hộ,cá nhân được cấp (%) Số hộ chưa được cấp (hộ) Diện tích đăng (ha) Diện tích đã được cấp (ha) Tỷ lệ (%) DT chưa được cấp (ha) 1 Hương Vinh 258 253 18,5 5 4,62 3,5 20,8 1,12 2 Đông Bình 322 308 22,5 14 4,08 4 23,78 0,08 3 Nội Phú 380 359 26,2 21 4,52 4,3 25,56 0,22 4 Phú Ninh 410 398 29,05 12 3,6 3,4 20,2 0,2 5 Toàn TT. Gia Bình 1370 1318 96,25 52 16,82 15,2 90,34 1,62

Qua bảng trên ta thấy công tác cấp GCNQSDĐ đất ở đô thị huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 là: Tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp cấp GCNQSDĐ đất là 1370 hộ. Huyện đã cấp được cho 1318 hộ gia đình,cá nhân chiếm (96,25%) với diện tích đất được cấp là 15,2 ha trong tổng là 16.82 ha trong tổng số hộ đã đăng ký và còn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 51)