Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 38)

và Môi trường huyện Gia Bình)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam. Địa giới hành chính bao gồm:

Phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Toạ độ địa lý: 210

01’14” đến 21006’51” vĩ độ Bắc;1060

07’43” đến 106018’22” kinh độ Đông.

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có 14 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Gia Bình) và 13 xã, diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.779,81 ha, chiếm 13,10 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,39%) so với diện tích tự nhiên, phân bố tại vùng núi Thiên Thai thuộc các xã Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,80C (tháng 01).

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai huyện Gia Bình chủ yếu được hình thành bởi quá trình bồi tụ các sản phẩm phù sa của hệ thống Sông Hồng, bao gồm 8 loại đất chính sau:

Bảng 4.1. Phân loại đất chính huyện Gia Bình

Loại đất KH DT (ha) TL (%)

1. Bãi cát ven sông Cb 96,0 0,89

2. Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng Phb 665,0 6,17 3. Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng Ph 1.516,0 14,06 4. Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng Phg 2.184,0 20,26 5. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng Phf 962,0 8,92 6. Đất phù sa úng nước mùa hè Pj 191,0 1,77 7. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 161,0 1,49 8. Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết Fq 29,0 0,27 Đất không điều tra 4.975,81 46,17 Tổng diện tích tự nhiên 10.779,81 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình) 4.1.1.5. Tài nguyên nước

Sông Đuống là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu của huyện Gia Bình, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Hệ thống sông ngòi, kênh mương và số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt. Có nguồn nước ngầm độ sâu trung bình từ 3m- 6m, chất lượng nước tốt.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 42,44 ha rừng trồng chiếm 0,4 % tổng diện tích tự nhiên, Ngoài ra còn có 5,82 (ha) đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng cải tạo đưa vào trồng rừng.

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có nguồn đất sét làm vật liệu xây dựng được phân bố chủ yếu tại xã Cao Đức, Vạn Ninh và Thái Bảo. Ngoài ra tại một số xã ven đê sông Đuống có nguồn cát đen có thể khai thác phục vụ xây dựng.

4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn

Nằm trong vùng văn hoá Kinh Bắc, Gia Bình là một miền quê có lịch sử lâu đời, có nhiều chùa tháp, đền miếu, có nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng, có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Đã góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hoá chung của tỉnh là quê hương của vị trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh. Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 di tích lịch sử văn hoá đã được công nhận, trong đó 8 di tích được công nhận cấp quốc gia.

4.1.2.Thc trng phát trin kinh tế - xã hi (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)

4.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế *Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010.

Kinh tế huyện Gia Bình đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 9,9%, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2005 tăng 13,1% và năm 2010 tăng 12,1%.

Năm 2010, Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tính theo giá cố định năm 1994 đạt 503,126 tỷ đồng, trong đó: Khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp đạt 181,465 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 137,775 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27%, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 183,886 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37%.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế đó có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần: Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đó tăng dần từ 31,9% năm 2005 lên 32,1% năm 2010; thương mại - dịch vụ cũng tăng đều từ 24,3% năm 2005 lên 30% năm 2010; nông nghiệp - lâm nghiệp giảm dần từ 42,8% năm 2005 xuống 37,9% năm 2010.

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện ở hình 4.1. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nông nghiệp - Thuỷ sản Công nghiệp - XDCB Thương mại - dịch vụ 42,8 31,9 24,3 39,2 35,6 25,2 40,0 32,9 27,1 38,8 32,4 28,8 39,6 29,5 30,9 37,9 32,1 30,0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cơ cấu (%) Năm

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)

Hình 4.1. Biến động cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình từ năm 2005-2010

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)

4.1.2.2. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp

* Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua nông nghiệp của huyện phát triển khá ổn định do có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đã đưa một số cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

* Thực trạng phát triển chăn nuôi

Trong những năm gần đây chăn nuôi của huyện Gia Bình phát triển khá nhanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã chuyển đổi dần theo hướng sản xuất hàng hoá. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Thực trạng tình hình nuôi trồng thuỷ sản

từ khi có dự án đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thuỷ sản của huyện, nên những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã liên tục tăng mạnh cả về quy mô diện tích, năng suất, và sản lượng. Nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo mô hình sản xuất hàng hoá đã được hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2.3.Thực trạng khu vực kinh tế công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Gia Bình phát triển khá nhanh. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất đạt 285,053 tỷ đồng. Toàn huyện có 8.202 cơ sở sản xuất cá thể phi nông nghiệp. Trong khi đó giá trị sản xuất của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm 89,5% giá trị sản lượng của toàn ngành, nhưng tỷ lệ sử dụng đất của các cơ sở sản xuất cá thể chiếm khoảng 23,6%, các tổ chức kinh tế sử dụng đất chiếm khoảng 76,4%.

4.1.2.4. Khu vực kinh tế dịch vụ

Toàn huyện có 3 cơ sở quốc doanh và 1.947 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ cá thể; 09 chợ chính. Các hoạt động dịch vụ về tài chính đã phát triển tốt có 05 ngân hàng và 01 Quỹ tín dụng nhân dân.

4.1.2.5. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

Dân số toàn huyện là 92.800 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,91%, mật độ dân số trung bình là 978 người/km2

.

Tổng số lao động toàn huyện là 54.800 người, chiếm 59% tổng dân số. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,14 triệu đồng/năm/người (tính theo giá hiện hành), sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đầu người là 590kg/người/năm.

4.1.2.6. Giáo dục - đào tạo, y tế

Mạng lưới giáo dục - đào tạo khá đầy đủ: Toàn huyện có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 3 trường Trung học phổ thông (2 trường quốc lập, 1 trường dân lập; 15 Trường trung học cơ sở; 16 Trường tiểu học (năm 2010 mới có 33/45 Trường đạt chuẩn quốc gia).

Mạng lưới y tế khá hoàn chỉnh, gồm có 1 Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện, 1 Phòng khám đa khoa khu vực và 14 Trạm y tế xã.

4.1.2.7. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

* Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý và được hình thành từ nhiều năm trước đây.

- Đường bộ: Có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km. Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nội thị đã bê tông hoá, trải nhựa trên 20% chiều dài các tuyến, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đạt cấp 6 đồng bằng.

- Đường sông: Có tuyến đường thuỷ sông Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 9 bến đò dọc theo các tuyến sông đảm bảo lưu chuyển hành khách được thuận tiện trong khu vực.

* Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 69 trạm bơm, 139 máy bơm các loại; hệ thống kênh mương các loại (kênh cấp I, II, III) tổng chiều dài 203,96 km và 63,5% chiều dài các tuyến đã kiên cố hoá. Ngoài ra, trên địa bàn có tuyến đê Hữu Đuống, Kè Ngăm Lương và Kè Lớ được bê tông hoá toàn tuyến, giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng chống lụt bão cho khu vực.

* Hệ thống điện năng, thông tin liên lạc: Toàn huyện có 78 trạm biến áp và 358,34 km đường dây. Trên địa bàn huyện đã được phủ sóng các mạng điện thoại di động và có 1 đài phát sóng FM, 14 đài truyền thanh xã, 12 điểm bưu điện văn hoá xã, 24 điểm bưu điện văn hoá thôn.

4.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Gia Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 38)