Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.779,81ha. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng và biểu đồ sau:
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích năm 2011
TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên 10779.81 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 6293.71 58.38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5328.40 49.43 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5280.45 48.98 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 47.95 0.44
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 42.44 0.39
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 920.32 8.54
1.4 Đất nông nghiệp khác NK
H
2.55 0.02
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4356.34 40.41
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1229.19 11.40 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 81.16 0.75
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1928.02 17.89
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS 16.40 0.15
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.59 0.01
2.2.3 Đất an ninh CAN 1.11 0.01
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 326.82 3.03
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1582.10 14.68 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23.67 0.22 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 94.66 0.88 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SM N
995.03 9.23
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4.61 0.04
3 Đất chưa sử dụng CSD 129.76 1.20
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 123.94 1.15
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5.82 0.05
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)
Theo kết quả thống kê, năm 2011 tổng diện tích tự nhiên huyện Gia Bình là 10.779,81 ha bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 6.293,71 ha, chiếm 58,38% diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp: 4.365,34 ha, chiếm 40,41% diện tích tự nhiên - Đất chưa sử dụng: 129,76 ha, chiếm 1,20% diện tích tự nhiên.
§Êt n«ng nghiÖp §Êt phi n«ng nghiÖp §Êt ch−a sö dông
40,41% 1,20% 58,38%
Hình 4.2. Cơ cấu các loại đất năm 2011
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình) 4.2.2.1. Công tác lập địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị số 364/CT – HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) việc thành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp và Nghị định 83/CP ngày 25/11/1995 của Chính phủ. Huyện ủy, UBND huyện đã có chủ trương chỉ đạo phòng TN & MT huyện và các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn xác định rõ địa giới hành chiinhs của huyện với các huyện bạn và giữa các xã, thị trấn trong huyện: Công bố rõ ràng ranh giới, diện tích của các xã, thị trấn. Hiện nay có 14/14 xã, thị trấn trên địa àn huyện đều có đầy đủ hồ sơ địa giới hành chính.
4.2.2.2. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của UBND tỉnh, lãnh đạo của sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, huyện đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra khảo sát, đánh giá đất đai làm cơ sở để đề ra và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển khinh tế - xã hội.
Cho tới nay huyện Gia Bình có 14/14 xã, thị trấn có bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 theo công nghệ đo vẽ bản đồ số khá chính xác theo hệ quy chiếu VN –
2000. Có được điều này là do sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở TN & MT và nỗ lực cố gắng của các cấp, các nghành huyện Gia Bình.
Bảng 4.3: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính
STT Đơn vị hành chính Diện tích ( ha) Tỷ lệ bản đồ 1 Nhân Thắng 577,61 1:1000 2 Bình Dương 503,96 1:1000 3 Lãng ngâm 426,85 1:1000 4 Đông Cứu 449,37 1:1000 5 Đại Bái 393,62 1:1000 6 Quỳnh Phú 435,1 1:1000 7 Đại Lai 480,15 1:1000 8 Xuân Lai 712,8 1:1000 9 Thái Bảo 395,32 1:1000 10 Vạn Ninh 532,1 1:1000 11 TT.Gia Bình 351,95 1:1000 12 Cao Đức 460,64 1:1000 13 Song Giang 394,83 1:1000 14 Giang Sơn 378,3 1:1000 TỔNG 6.492,60 1:1000
( Nguồn: Văn Phòng Đăng Ký QSDĐ huyện Gia Bình )
4.2.2.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐđất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện chỉ thị số 05/CT – TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình của tỉnh ủy Bắc Ninh với mục tiêu đẩy mạnh tiến độ hoàn thành cơ bản cấp GCNQSDĐ đất.
Đến nay tình hình cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ địa chính ở cấp huyện.
-Về hệ thống bản đồ: Hiện lưu tại huyện gồm có BĐĐC của thị trấn Gia Bình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ( BĐ giấy ) năm 2005 của 14/14 xã, thị trấn, BĐ đo đất lâm nghiệp của các xã, thị trấn; BĐ giải thửa.
- Sổ sách hồ sơ địa chính + Sổ mục kê
+ Sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ đất + Sổ địa chính
+ Sổ đăng ký đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai
4.2.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn của sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2011 theo Chỉ thị 681/CT – CTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạc số 460/KH – UBND.ĐC của UMND tỉnh Bắc Ninh về thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện đã tiến hành tổ chức triển khai việc thực hiện kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ trên địa bàn toàn huyện. Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền cùng sự quan tâm của các phòng ban nghành có liên quan, phòng TN $ MT đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ chuyên môn cấp xã và ban hành các văn bản đôn đốc việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2011 đến từng xã, cơ bản đến nay công việc đã hoàn thành.
4.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy trình của pháp luật về đất đai
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai nhằm phát hiện ngăn chặn những việc làm sai trái của cán bộ cũng như
nhân dân trong việc quản lý và SDĐ để có biên pháp uốn nắn, sửa chữa, xử lý triệt để những tồn tại của lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng SDĐ ngoài sổ sách, ngoài sự quản lý của nhà nước.
Hàng năm, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng định kỳ trên địa bàn huyện nên đã góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm ttrong SDĐ. Đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra UBND huyện còn phối hợp với Phòng Tư pháp để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân. Nên các vụ vi phạm năm sau đã giảm hơn so với năm trước, dã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc còn tồn tại từ trước tới nay, xóa bỏ nhiều quy định sai phạm pháp luật, nhất là đã ngăn chặn được việc các xã, thị trấn giao đất sai quy hoạch, tự đặt ra mức thu tiền làm thủ tục giao đất, chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, trong công tác giải quyết các vụ việc còn chậm, thiếu dứt điểm, có nhiều trường hợp còn dây dưa kéo dài.
4.2.2.6. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản để triển khai, hướng dẫn và đôn đốc các xã, thị trấn trong công tác quản lý quy hoạch, lế hoạch sử dụng đất năm 2011 đã được phê duyệt.
Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2013 trên địa bàn trình lên HĐND huyện vào kỳ họp thường kỳ cuối năm 2012.
4.2.2.7. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong lý và sử dụng đất
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong quản lý và SDĐ có vai trò rất lớn đối với xã hội, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, đoàn kết giữa các chủ SDĐ đồng thời nâng cao lòng tin giữa Nhà nước với quần chúng nhân dân.
Đối với huyện Gia Bình, trong những năm trở lại đây tình trạng tranh chấp khiếu lại tố cáo về đất đai có xu hướng tăng, nguyên nhân là do công tác
quản lý Nhà Nước về đất đai trước đây còn lỏng lẻo, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện và đặc biệt là kkhu vực thị trấn Gia Bình diễn ra khá nhanh, một số thửa đất trước đây đo vẽ còn thieeuschinhs xác dẫn đến việc người dân tự ý khoanh thửa gây ra tranh chấp với các thửa đất của các hộ khác. Như trong năm 2013 đã giải quyết 7/9 trường hợp tranh chấp đất đai còn 2 trường hợp gửi cho cơ quan có thẩm quyền.