Xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện đẩy nhanh công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 69)

Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ đất và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển CNH - HĐH.

4.5.3.1. Giải pháp về chính sách

- Từng bước hoàn thiện đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ đất đảm bảo tương đương với giá đất thực tế trên thị trường, tương quan với các tỉnh lân cận và đạt mức trung bình trong khung của Chính phủ

- Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp khi sử dụng đất.

- Nhà nước cần có cơ chế chính sách dành một tỷ lệ đất (gọi là đất dịch vụ) cho người bị thu hồi đất để tổ chức các hoạt động dịch vụ đối với lực lượng lao động lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất; cơ chế chính sách cho người nông dân bị thu hồi đất được góp vốn bằng đất (góp cổ phần) vào dự án thu hồi đất dân nhằm đảm bảo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân khi mất đất.

4.5.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.

- Việc xác định nguồn gốc đất để cấp GCNQSDĐ đất dựa trên cơ sở giấy tờ, sổ sách đã lưu như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ bộ thuế, hồ sơ điạ chính khác. Để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện xác định nguồn gốc đất, cần thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai, đồng thời chỉnh lý kịp thời các biến động trong quá trình sử dụng đất của người dân.

- Tổ chức điều tra, khảo sát đời sống, việc làm của người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội, có giải pháp hợp lý, hiệu quả để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương có đất thu hồi nhằm ổn định đời sống nhân dân. Trên cơ sở cân đối các nguồn thu của địa phương, ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư, các dự án đất ở, kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ một số công trình phúc lợi tại các địa phương có đất bị thu hồi.

- Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc: Thực hiện những cam kết đã đưa ra và hứa với dân; cần quy định thời gian sử dụng lao động của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân.

- Địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực đất ở bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phương mình.

- Các cơ quan nhà nước địa phương phải trực tiếp thu hồi đất, không để tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân; cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, gây mất ổn định xã hội...

- Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan đến việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, và có phân công, phân nhiệm rõ ràng, giữa các ban ngành, cá nhân;

4.5.3.3. Giải pháp về đào tạo và công tác cán bộ

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến GCNQSDĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GCNQSDĐ (nhất là cấp huyện và xã). Phải thường xuyên quan tâm thực hiện có kết quả việc đánh giá phân loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng.

4.5.3.4. Đề xuất giả pháp cần thiết

Để công tác cấp GCNQSDĐ đất được đẩy mạnh và hoàn thiện trong tương lai em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

- Đối với các hộ xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai thì phải phối hợp với các ban nghành để giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp.

- Về đất công: Căn cứ vào quy định của Luật đất đai và các văn bản dưới Luật xác định cụ thể nguồn gốc làm căn cứ.

- Cần tuyên truyền phổ biến rộng các kiến thức có liên quan đến Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ( các Nghị định, Thông tư…) cho người dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân và thực hiện tốt việc sử dụng đất đai có hiệu quả.

- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp GCNQSDĐ đất như: Truy cập các thông tin về thửa đất ( tên chủ hộ, diện tích, mục đích sử dụng đất, thơif hạn sử dụng, sơ đồ thửa đất, tra mã số thuế cá nhân ) trên máy tính để việc quản lý và kiểm tra chính xác, khách quan và thường xuyên hơn.

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Công tác cấp GCNQSDĐ đất là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình đã và đang được triển khai một cách khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Gia BÌnh công tác cấp GCNQSDĐ đất được triển khai trong phạm vi 14/14 xã, phường, thị trấn. Tính đến năm 2013 kết quả đạt như sau:

* Đối với đất nông nghiệp đã cấp xong cho 132 hộ với diện tích 8,29 ha. * Đối với đất lâm nghiệp đã cấp được cho 35 hộ với diện tích 147,7 ha * Đối với đất ở đô thị đã cấp được 1318 hộ gia đình với diện tích 15,2 ha. * Đối với đất ở nông thôn đã cấp được 632 hộ gia đình với diện tích 21,89 ha.

* Đối với đất tổ chức đã cấp được cho 210 giấy với diện tích 138,19 ha.

5.2. Đề nghị

Sau quá trình tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ đất ở huyện Gia Bình, để góp phần cho công tác này đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới em xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau:

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp tập trung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đất theo yêu cầu cần đúng quy định.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa chính, đặc biệt là lực lượng địa chính cấp xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về sự cần thiết của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất giúp họ biết được quyền lợi, nghĩa vụ của công tác này.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để tránh các trường hợp vi phạm mới, đồng thời giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích.

- Tiến hành giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân về đất đai, đảm bảo cho mọi người sử dụng đất đều được đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đất.

- Tăng cường công tác lập và hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ đất cho các tổ chức, các cơ sở tôn giáo trình lên cấp thành phố xét duyệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất

đai, Hà Nội.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 198/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu lại về đất đai.

5. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 v/v quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2005), Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Lợi (2012), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Đức Minh (2001): Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản;

Hội thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.

9. Luật số 13/2003/QH11, Luật đất đai 2003 của Quốc hội quy định v/v quản lý và sử dụng đất đai.

10. Quốc hội, Hiến pháp 1980, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội -1980. 11. Quốc hội, Hiến pháp 1992, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội -1992. 12. Quốc hội, Luật đất đai (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội, Luật đất đai (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Quốc hội, Luật đất đai (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội.

thuê đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh).

16. Thông tư số 17/2009/TT – BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về cấp GCNQSDĐ đất, quyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất.

17. Thông tư số 1990/2001/TT – TCĐC, ngày 30 tháng 11 năm 2011 của tổng cục địa ch ính về ĐKDĐ, cấp GCNQSDĐ đất.

18. Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đại từđiển Tiếng việt, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

19. UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số: 172/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/2009

v/v quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2010

20. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Bình (2013), Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai 2013.

21. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Bình (2011), Báo cáo đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất năm 2011- kế hoạch cấp GCNQSDĐ đất năm 2012 cho các hộ gia đình, casnhaan trên địa bàn huyện Gia Bình.

22. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Bình (2012), Báo cáo đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất năm 2012- kế hoạch cấp GCNQSDĐ đất năm 2013 cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Bình.

23. UBND huyện Gia Bình (Báo cáo thống kê đất đai năm 2011).

24. Website: thuvienphapluat.vn, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959, 1980, 1992; Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa

đổi, bổ sung năm 1998, 2001.

25. Wedsite: http:www.gdla.gov.vn 26. Wedsite: http:www.landtoday.net 27. Wedsite: http:www.thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)