NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 52)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết

e) Hình thức tổ chức, kết cấu giữa các phòng ban: Các bộ phận

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN:

Doanh số cho vay Thu nợ Dư nợ Năm 2003 - Ngắn hạn 30.696 20.712 12.042 - Trung và dài hạn 0 3.589 50 Năm 2004 - Ngắn hạn 185.550 82.050 116.542 - Trung và dài hạn 119.233 1.874 117.409 Năm 2005 - Ngắn hạn 201.431 201.530 116.443 - Trung và dài hạn 115.263 115.924 116.443 (Đơn vị: Triệu đồng)

(nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2003, 2004, 2005 của chi nhánh NHCT tỉnh Hưng Yên)

Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên, ta có thể thấy:

2.2.2.1.Những kết quả đạt được

Thực trạng tín dụng được thể hiện thông qua các mặt được phản ánh, phân tích ở trên có thể thấy rằng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên nhìn chung tương đối tốt. Cụ thể đã đạt được những kết quả sau:

- Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên nói riêng đã nắm bắt được thời cơ chuyển dịch đối tượng Khách hàng, song song với việc mở rộng cho vay với các Doanh nghiệp quốc doanh thì chi nhánh đã hướng tới cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó chú trọng đến khối DNVVN. Điều này được thể hiện qua số lượng Khách hàng là DNVVN tăng lên nhanh qua từng năm, từ 67 Khách hàng là DNVVN năm 1999 lên tới 121 Khách hàng

năm 2003 và cho tới năm 2005, con số này đã là 320 Khách hàng là DNVVN.

Sự gia tăng về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đồng thời để hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, trong những năm qua, chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, đáp ứng một cách tốt nhất. Kết quả là doanh số cho vay và dư nợ cho DNVVN ngày một tăng. Bằng chứng là cho tới năm 2003, tổng dư nợ của các Doanh nghiệp NQD là hơn 103 tỷ Đồng, chiến hơn 54,7% tổng dư nợ của Ngân hàng, năm 2004 con số này đã lên tới 556,5 tỷ Đồng chiếm khoảng 77,19% tổng dư nợ của Ngân hàng và tới cuối năm 2005 tổng dư nợ của các Khách hàng là DNVVN là 446,319 tỷ Đồng chiếm gần 98,47% tổng dư nợ của Ngân hàng.

- Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN đang được tăng lên qua các năm, điều này phù hợp với nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp cho DNVVN không những phát triển rộng mà cả chiều sâu, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm, Doanh nghiệp làm ăn có lãi, có điều kiện để trả nợ Ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng.

trình hoạt động của mình đã lựa chọn nhiều Khách hàng là những DNVVN kinh doanh có hiệu quả nên tín dụng mặc dù ngày càng mở rộng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần qua các năm, chất lượng tín dụng được nâng lên không ngừng là một trong những điểm mạnh của chi nhánh để thu hút được nhiều Khách hàng gửi tiền bởi ngoài lý do lợi nhuận thì Khách hàng nào cũng muốn tiền của mình phải được gửi vào những nơi an toàn nhất.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng đã trưởng thành và được thử thách qua cơ chế thị trường, được bổ xung đào tạo sắp xếp lại theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh, cán bộ tín dụng không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy vi tính, sử dụng được ngoại ngữ phục vụ cho chuyên môn, mà cán bộ có thể là một nhà tư vấn cho Khách hàng, cho các DN, làm thế nào đề sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, hướng dẫn Khách hàng lập dự án sản xuất kinh doanh có khả thi…, đáp ứng những yêu cầu khi cho vay của Ngân hàng.

Công tác tín dụng đối với DNVVN đạt được những kết quả tích cực trên là nhờ những cố gắng nhất định của cán bộ tín dụng và các cấp lãnh đạo Ngân hàng, cụ thể

+ Ban lãnh đạo của chi nhánh đã đưa ra các chủ trương, chiến lược cụ thể về phát triển tín dụng DNVVN, những chính sách này vừa mang tính định hướng, lại vừa có tác động khuyến khích các cán bộ tín dụng cho vay đối tượng khi có đầy đủ điều kiện vay vốn.

+ Sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm các Khách hàng tốt.

+ Chi nhánh có quan hệ truyền thống tót với không ít các Doanh nghiệp lớn, các Doanh nghiệp này có thể đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa chi nhánh với DNVVN bởi lẽ rất nhiều DNVVN lại là bạn hàng của các Doanh nghiệp lớn.

+ Cơ chế chính sách đã và đang được chính phủ và NHNN sử đổi theo hướng dành quyền chủ động hơn cho NHTM như cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, quy chế đảm bảo tiền vay … tạo môi trường thuận lợi cho DNVVN phát triển.

2.2.2.2.Hạn chế trong những yếu kém về chất lượng tín dung đối với DNVVN tại Ngân hàng công thương tỉnh Hưng Yên

Bên cạnh những kết quả đạt được rất tốt ở trên thì chi nhánh còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Số lượng DNVVN, đặc biệt là DNVVN ngoài quốc doanh trong các Khách hàng của Ngân hàng còn hạn chế.Cụ thể, với gần một trăm Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn tỉnh Hưng yên, một con số đáng nể. Tuy nhiên, lượng khách hàng của Ngân hàng Công thương chỉ trên dưới 20 Doanh nghiệp, mặc dù Ngân hàng đã có một chi nhánh cấp 2 đặt tại Phố nối, một địa điểm rất thuận tiện để giao dịch với khách hàng. Vậy nguyên nhân do đâu?

còn hạn chế. Các chủ doanh nghiệp này khi được các phóng viên của Báo Kinh tế Hưng yên hỏi về khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà nói chung và của Ngân hàng Công thương nói riêng, thì đa số đều trả lời rằng rất khó tiếp cân. Do các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đưa ra còn quá khắt khe, đôi khi là không phù hợp với tình hình chung của tỉnh mình.

Thứ ba là ở các ngân hàng thương mại nói chung và với Ngân hàng công thương tỉnh nói riêng còn e dè trong việc cấp vốn, còn mang nặng tư tưởng cho các Doanh nghiệp quốc doanh, các Doanh nghiệp lớn vay thì yên tâm, an toàn hơn là cho các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy ở chi nhánh đã xoá bỏ dần tư tưởng đó tư tưởng đóc tế nhưng trên thực tế còn có nhiều Doanh nghiệp lớn được ưu đãi hơn Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nợ quá hạn trong tổng dư nợ của khối DNVVN còn khá cao, đây là một vấn đề cần sự quan tâm hơn nữa để tìm ra biện pháp khắc phục để tăng cường hiệu quả tín dụng cho DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w