Kiến nghị với các ngành có liên quan Với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 79)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết

e) Hình thức tổ chức, kết cấu giữa các phòng ban: Các bộ phận

3.3.3. kiến nghị với các ngành có liên quan Với NHNN Việt Nam

Với NHNN Việt Nam

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng. Hiện nay, tình trạng thiếu thông tin của các NHTM vẫn còn, do vậy họ không có đủ cơ sở thích đáng để thẩm định và quyết định cho vay, dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn còn xảy ra nhiều. Để khắc

phục tình trạng này, các NHTM cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của mình, cụ thể đầu tiên là chấn chỉnh hoạt động của của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dự liệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy, giúp ngh thẩm định Khách hàng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay DNVVN, đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm này, NHNN cũng nên chú trọng tăng cường mối quan hệ thông tin qua lại hai chiều giữa trung tâm và các tổ chức tín dụng.

Ban hành có chế cho vay riêng phù hợp với tính chất đặc điểm của DNVVN: Căn cứ vào thực trạng hoạt động và tiềm năng phát triển của các DNVVN ở Việt Nam. Nhà nước và chính phủ ban hành chính sách, chỉ thị hỗ trợ rất nhiều cho các Doanh nghiệp này thì NHNN cũng cần nghiên cứu một văn bản chỉ đạo về cơ chế cho vay riêng phù hợp với đặc điểm loại hình DNVVN ở Việt Nam.

Cơ chế cho vay đó vẫn phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhưng nên đưa ra những điều kiện cho vay linh hoạt uyển chuyển hơn trong việc cấp tín dụng cho DNVVN và xem xét đánh giá khả năng tài chính của Doanh nghiệp dựa vào hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải dựa tài sản thể chấp hoặc hình thức sử hữu của DN.

Ban hành các quy định có liên quan tới thế chấp: Một khó khăn mà DNVVN và Ngân hàng gặp phải khi thực hiện một khoản vay là vấn đề

tài sản thế chấp và sử lý tài sản thế chấp.

Để tháo gỡ khó khăn trên, các DN, NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà Doanh nghiệp có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay Ngân hàng giúp cho DNVVN dùng tài sản của mình làm tài sản đảm bảo, tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng nhiều hơn. Ngoài ra, vấn đề định giá tài sản thế chấp cũng cần được quan tâm, chỉ đạo giải quyết sao cho giá trị tài sản được xác định phù hợp và sát với thực tế.

Đối với Ngân hàng, khi Khách hàng không trả được vốn vay thì việc sử lý tài sản đảm bảo tiền vay của Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do NHNN chưa có một quy định cụ thể, NHNN nên thành lập ra một trung tâm, tổ chức chuyên phát mại tài sản cầm cố thế chấp, tài sản bảo lãnh, có chuyên môn trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho các tài sản đó là ngồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng chú không phải là gánh nặng cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng thu lại phần vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Với chính phủ và một số ban ngành có liên quan

Kiến nghị triển khai lập quỹ tín dụng cho DNVVN: Thủ tướng chính phủ đã cho phép mỗi tỉnh, thành phố thành lập một quỹ bảo lãnh cho DNVVN, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có quỹ nào ra đời. Nguyên nhân là vẫn còn vướng vào đạo luật tổ chức tín dụng. Trên thực tế, trong giai đoạn đầu, nguồn vốn của quỹ chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các tổ chức tín dụng đóng góp. Trong khi luật các tổ chức tín dụng chỉ cho

phép các tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự phòng để góp vốn, mua cổ phần của Doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác, mà chưa cho phép góp vốn để lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Chưa kể là các tổ chức tín dụng khi góp vốn vào quỹ thì không hề có khoản lợi nhuận từ đồng vốn góp vào mà còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khi quỹ phá sản và nguồn vốn dài hạn huy động từ dân cư phải trả lãi từng ngày. Bên cạnh đó, cơ chế bảo lãnh (được quy định tại thông tư số 42 của bộ tài chính) của quỹ còn nhiều vướng mắc như: Mức bảo lãnh chưa thực sự hỗ trợ Doanh nghiệp vay đủ vốn cần thiết để đầu tư cho phương án SX - KD, thủ tục rườm rà, thực tế là, để được quỹ bảo lãnh tín dụng thì Doanh nghiệp vẫn phải có dự án đầu tư, phương án SX - KD hợp lý, khả thi, có khả năng hoàn trả vốn, vì vậy đẻ quỹ tín dụng thực sự phát huy được vai trò của mình cần có nhiều quy định cụ thể hơn.

Một kiến nghị nữa là Chính phủ nên giải quyết những khó khăn vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng và việc sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng. Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng quyền sở hữu đất đai làm tài sản thế chấp vay vốn tại Ngân hàng từ nhiều năm nay vẫn luôn gặp nhiều trở ngại. Để giải quyết vấn đề này, trước hết, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được đẩy mạnh. Ngoài ra, chính phủ cần phải có những biện pháp mạnh nhằm bình ổn thị trường bất động sản. Bởi vì sự ổn định của thị trường này sẽ tạo ra tính thanh khoản cho đất đai, mà tính thanh khoản là một đặc tính quan trọng và cần thiết nhất của

một tài sản bảo đảm tiền vay.

Cuối cùng xin kiến nghị với các cơ quan chức năng và các ban ngành có liên quan nên sớm thành lập cơ quan chuyên trách hỗ trợ các DNVVN. Cơ quan này có các chức năng như tham mưu cho Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển DNVVN, điều phối thực hiện các chương trình hỗ trợ DNVVN như công tác tư vấn.. đông thời khuyến khích các cơ sở hỗ trợ phát triển DNVVN vì nhu cầu hỗ trợ DNVVN rất lón mà khả năng đáp ứng của Nhà nước thì có hạn. Do đó Nhà nước cần khuyến khích thành lập các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNVVN đặc biệt trong lĩnh vực thông tin, công nghệ và tư vấn đầu tư.

KẾT LUẬN

Trong suốt những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên đã không ngừng phấn đấu để luôn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng trở nên năng động hơn thể hiện qua công tác tích cực tìm kiếm những Khách hàng mới là các DNVVN bên cạnh những các Doanh nghiệp lớn (những Khách hàng truyền thống của nh). Nền kinh tế đang theo định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các DNVVN là một trong những đối tượng Khách hàng đầy tiềm năng cho các dịch vụ nói chung và sản phẩm tín dụng nới riêng của Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên.

Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, chất lượng tín dụng đã được quan tâm và coi trọng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa, tạo điều kiện cho Ngân hàng khai thác hiệu quả tiềm năng của khu vực này, đồng thời giải quyết khó khăn về vốn cho Doanh nghiệp thì đòi hỏi không ít những cố gắng của Ngân hàng và của Doanh nghiệp mà còn cần đến sự hỗ trợ phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, chính phủ và các cơ quan liên quan.

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên đã giúp em hiểu biết thêm nhiều về kiến thức thực tế như xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Công

thương tỉnh Hưng Yên nói riêng và các NHTM nói chung.

Cháu xin chân thành cám ơn các cô chú phòng tín dụng của Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ cháu trong quá trình thực tập, đã giúp cháu hiểu biết rất nhiều về các hoạt động của Ngân hàng trên thực tế và cung cấp những số liệu cần thiết cho bài báo cáo.

Em xin cảm ơn thầy hướng dẫn đã giúp đỡ em xây dựng hoàn chỉnh bài báo cáo này!

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w